Lý thuyết về thu thập số liệu thống kê, tần số


Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số lệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.

I. Các kiến thức cần nhớ

1. Thu thập số liệu thống kê

- Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.

- Số tất cả các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra

Ví dụ 1: Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh ghi lại như sau:

Dấu hiệu ở đây là: số cân nặng của mỗi học sinh.

2. Tần số

Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tấn số của giá trị đó.

Ví dụ 2: Trong ví dụ 1 ta thấy giá trị 37 xuất hiện 2 lần trong bảng giá trị nên tần số của giá trị 37 trong ví dụ 1 là 2.

Chú ý:

Giá trị của dấu hiệu thường được kí hiệu là \(x\) và tần số của giá trị thường được kí hiệu là \(n.\)

Và \(N:\) là số các giá trị và \(X:\) là dấu hiệu.

3. Bảng số liệu thống kê ban đầu

- Các số liệu thu thập được khi điều tra được ghi trên bảng thống kê được gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Khai thác thông tin từ bảng số liệu thống kê ban đầu

Phương pháp:

Từ bảng số liệu thống kê ban đầu, ta có thể khai thác được các thông tin sau:

+ Dấu hiệu cần tìm hiểu và các giá trị của dấu hiệu đó

+ Đơn vị điều tra

+ Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu

+ Tần số của các giá trị khác nhau của dấu hiệu


Bình chọn:
4.4 trên 263 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí