Lý thuyết về khí quyển, nhiệt độ không khí>
Bài 7. Khí quyển. Nhiệt độ không khí.
Bài 7. Khí quyển. Nhiệt độ không khí
1. KHÁI NIỆM KHÍ QUYỂN
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Thành phần của khí quyển là ni-tơ (78%), oxy (21%), cacbonic, hơi nước, các chất khí khác (1%).
- Khí quyển được cấu tạo gồm các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài cùng.
2. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
a. Theo vĩ độ địa lí
- Biểu hiện: Từ xích đạo về hai cực, nhiệt độ trung bình năm giảm dần, biên độ nhiệt năm tăng dần.
- Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất giảm dần => nhiệt lượng nhận được giảm dần, dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ.
b. Theo lục địa và đại dương
Biểu hiện: Nhiệt độ không khí có sự khác nhau giữa lục địa và đại dương.
- Lục địa có biên độ nhiệt cao hơn so với đại dương.
- Càng vào sâu trong lục địa, nhiệt độ càng cao, biên độ nhiệt càng lớn.
- Nhiệt độ có sự khác biệt giữa bờ tây và bờ đông, do sự ảnh hưởng của các dòng biển.
- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương.
c. Theo địa hình
Biểu hiện: Lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC. Xuống thấp 100 m, nhiệt độ tăng 1oC.
- Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.
- Địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt ngày, đêm nhỏ hơn so với địa hình trũng thấp, khuất gió.
Nguyên nhân: Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh, nên nhiệt độ giảm.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Cánh Diều - Xem ngay