Lý thuyết Sulfuric acid và muối sulfate - Hóa học 11 - Cánh diều>
- Tính chất vật lí: + Là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi. + Dung dịch sulfuric acid đặc có khả năng hút ẩm.
I. Sulfuric acid
1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí
- Cấu tạo phân tử:
- Tính chất vật lí:
+ Là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi.
+ Dung dịch sulfuric acid đặc có khả năng hút ẩm.
2. Tính chất hóa học
a, Tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid loãng
+ Đổi màu quý tím thành đỏ
+ Tác dụng với kim loại hoạt động.
+ Tác dụng với basic oxide và base.
+ Tác dụng với nhiều muối.
b, Tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid đặc
- Tính oxi hóa mạnh
+ Oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ vàng, platinium), nhiều phi kim như carbon, sulfur, phosphorus… và nhiều hợp chất
VD: H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O
- Tính háo nước
+ Dung dịch sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh nước.
3. Bảo quản và xử lí bỏng sulfuric acid
- Bảo quản: Chai, lọ đựng sulfuric acid phải để ở nơi ít có nguy cơ bị va chạm, xa nguồn nhiệt và các hóa chất khác.
- Xử lí bỏng sulfuric acid: Sơ cứu người bị bỏng bằng cách rửa vết bỏng dưới vòi nước sạch ít nhất 20 phút trước khi đưa đến cơ sở y tế.
+ Tuyệt đối không chườm đá lạnh, khong xoa vết bỏng bằng các loại kem, gel, dầu …
4. Ứng dụng và sản xuất sulfuric acid
a, Ứng dụng
- Sản xuất phân bón.
- Chất tẩy rửa, phẩm màu, thuốc trừ sâu…
b, Sản xuất sulfuric acid bằng phương pháp tiếp xúc
S(s) + O2(g) → SO2(g)
4FeS2(s) + 11O2(g) → 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)
2SO2 + O2(g) → 2SO3
H2SO4(aq) + nSO3(g) → H2SO4.nSO3(l)
H2SO4.nSO3 (l) + nH2O → (n+1) H2SO4
II. Muối sulfate
1. Một số muối sulfate
- Muối sulfate đa số đều tan trong nước, CaSO4 rất ít tan, BaSO4 không tan trong nước.
- Ứng dụng của một số muối:
+ (NH4)2SO4: dùng làm phân bón cung cấp đạm.
+ MgSO4: Chủ yếu dùng làm phân bón.
+ CaSO4.2H2O (thạch cao tự nhiên); CaSO4.0,5H2O (thạch cao nung): hút nước, sử dụng trong vật liệu xây dựng, đúc tượng …
+ BaSO4: Sơn, mực in, nhựa, lớp phủ, men, …
2. Nhận biết ion SO42- trong dung dịch
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4)
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19: Carboxylic acid trang 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 18: Hợp chất carbonyl trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 17: Phenol trang 116, 117, 118, 119, 120, 121 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 16: Alcohol trang 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 15: Dẫn xuất halogen trang 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 19: Carboxylic acid trang 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 18: Hợp chất carbonyl trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 17: Phenol trang 116, 117, 118, 119, 120, 121 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 16: Alcohol trang 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115 Hóa học 11 Cánh diều
- Bài 15: Dẫn xuất halogen trang 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 Hóa học 11 Cánh diều