Lý thuyết Diễn thế sinh thái - Sinh học 12 Kết nối tri thức


Diễn thế sinh thái àl quá trình thay đổi dần thành phần loài của quần xã theo thời gian, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

BÀI 30. DIỄN THẾ SINH THÁI

I. Khái niệm và các loại diễn thế

1. Khái niệm

Diễn thế sinh thái là quá trình thay đổi dần thành phần loài của quần xã theo thời gian, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

2. Các loại diễn thế sinh thái

Dựa vào điều kiện môi trường khởi đầu, diễn thế sinh thái được chia thành hai loại àl diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

II. Nguyên nhân và tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế

1. Nguyên nhân của diễn thế

Diễn thế sinh thái có thế xảy ra do các nguyên. nhân sau:
- Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động của các nhân tố vô sinh như núi lửa phun, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt,... hoặc do hoạt động của con người như khai thác tài nguyên, xả thải,... gây chết hàng loạt cá thể, dẫn đến thay đổi sâu sắc cấu trúc của quần xã.
- Nguyên nhân bên trong: Do mối quan hệ tương hỗ giữa quần xã với sinh cảnh và các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã, đặc biệt là cạnh tranh khác loài.

2. Tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế

- Đánh giá và dự đoán được hệ quả những tác động của con người lên hệ sinh thái, từ đó đưa ra các kế hoạch xây dựng, khai thác tài nguyên, cải tiến công nghệ,... giúp ngăn chặn diễn thế suy thoái và bảo vệ môi trường sống.
- Giúp rút ngắn thời gian hình thành quần xã đỉnh cực trong tái sinh rừng, hồi phục quần xã suy thoái,... thông qua các tác động can thiệp thành phần loài, cải tạo sinh cảnh,...

III. Một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Phì dưỡng (phú dưỡng) là hiện tượng môi trường nước thừa chất dinh dưỡng (nitrogen, phosphorus) dẫn đến sự phát triển quá mức của vi sinh vật (vi khuẩn lam, tảo,...) gây độc và suy giảm lượng oxygen trong nước, làm chết hàng loạt động vật thuy sinh (cá, tôm,...).

Sự ấm lên toàn cầu là hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong thời gian dài.

Sa mạc hóa là quá trình thoái hóa đất ở những vùng khô hạn. Sa mạc hóa dẫn đến suy giảm diện tích rừng, giảm diện tích đất nông nghiệp, gây suy giảm đa dạng sinh vật, mất cân bằng sinh thái.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí