Lý thuyết Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều>
Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
1. Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận.
- Sản xuất kinh doanh một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh, góp phần quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
2. Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mỗi mô hình
a) Mô hình kinh tế hộ gia đình
- Mô hình kinh tế hộ gia đình là một hình thức sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cũng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh.
- Đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình:
+ Về lĩnh vực hoạt động: nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; buôn bán nhỏ;...
+ Quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
b) Mô hình kinh tế hợp tác xã
- Mô hình hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung của các thành viên.
- Đặc điểm của mô hình kinh tế hợp tác xã: là hình thức tổ chức kinh tế thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, vừa thể hiện tính kinh tế, vừa mang tính xã hội.
c) Mô hình doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được các chủ thể sản xuất kinh doanh thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu được lợi nhuận.
- Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp:
+ Về pháp lí: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Về loại hình: mỗi doanh nghiệp đều tồn tại với loại hình cụ thể như doanh nghiệp nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên); công ty cổ phần; doanh nghiệp tư nhân,...
+ Về nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp: có thể do một cá nhân, tổ chức hoặc do nhiều cá nhân, tổ chức đóng góp vốn.
+ Về quy mô của doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 21: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 21: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều