Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, giải gdcd 10 cánh diều Chủ đề 7. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã..

Bài 11. Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xác định tên của các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 66 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xác định tên của các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.

Phương pháp giải:

Trả lời câu hỏi trang 66 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xác định tên của các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.

Lời giải chi tiết:

- Hình 1: Đảng Cộng sản Việt Nam:

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930, là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động

- Hình 2: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Đây là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính là:lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

- Hình 3: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

Được thành lập ngày 10 tháng 9, 1955.Đây là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Hình 4: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Thành lập ngày 26 tháng 3, 1931.Đây là một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Khám phá 1

1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 67 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

            Hệ thống chính trị nói chung được hiểu là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.

 

Dựa vào thông tin trên

a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

b) Em hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

- Vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

- Nêu hiểu biết về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

a)

 

b) - Đảng Cộng sản Việt Nam: đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Nhà nước: bộ máy Nhà nước bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối cao và chính quyền địa phương.

- Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp: tập hợp những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

- Các tổ chức phi chính phủ: là tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận.

- Các tổ chức tôn giáo: Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

Khám phá 2

b) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 67 – 68 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  Thông tin 1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

  Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể.

  Thông tin 2. Trong cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 bộ phận: Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị — xã hội. Cả ba bộ phận đó đều có chung mục tiêu là đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tất cả mọi hoạt động của các thành viên của hệ thống chính trị đều nhằm đạt được mục tiêu đó.

  Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

  Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.

  Thông tin 3. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ của giai cấp, mang bản chất giai cấp công nhân, đông thời là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước đó mang tính giai cấp và tính nhân dân rộng rãi.

  Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi hoạt động của Mặt trận và các đoàn thẻ nhân dân đều phục vụ cho mục tiêu của giai cấp và dân tộc, vi lợi ích của giai cấp và dân tộc. Thông qua tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thẻ nhân dân, tất cả các giai cập, tàng lớp nhân dân, các nhóm xã hội đều có tiếng nói chung, đều có quyền thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình và được tôn trọng.

  Thông tin 4. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Quyền lực của Nhà nước là quyên lực của nhân dân giao cho. Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng nhu câu, nguyện vọng và quyền của mọi công dân. Tất cả mọi người dân đều có quyeefn bình đẳng tham gia vào công việc chính trị của đất nước, tham gia quản lí xã hội, tham gia bầu cử, lựa chọn người đại diện cho mình, không có phân biệt đối xử.

a) Từ các thông tin trên, em rút ra đặc điểm gì của hệ thống chính trị ở Việt Nam?

b) Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Phương pháp giải:

- Chỉ ra đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam.

- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

a) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam:

 - Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

 - Xây dựng trên nên tảng lí luận của chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

 - Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

 - Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

b) Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam:

- Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị.

- Đảng là thành viên trong hệ thống chính trị và đảm bảo sự ổn định của hệ thống chính trị.

Khám phá 3

2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 69 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc vê Nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

  Hệ thống chính trị hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

a) Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về ai?

b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

Phương pháp giải:

- Chỉ ra quyền lực nhà nước thuộc về ai.

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

a) Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc:

+ Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Đảm bảo tính pháp quyền.

+ Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

+ Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Khám phá 4

3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 69 – 70 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy đọc các trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi

 

     Trường hợp 1. S là đoàn viên Chi đoàn lớp 10A1. Trong buổi sinh hoạt Chi đoàn với nội dung góp ý cho báo cáo của Đoàn trường để chuẩn bị cho Đại hội, trong lúc nhiều bạn tích cực đưa ra các ý kiến khác nhau để góp ý cho báo cáo, thì S lại chỉ tập trung làm việc riêng. Khi được gọi phát biểu, S trả lời, việc này là của Ban chấp hành Chi đoần. Hơn nữa, các bạn đã phát biểu nhiều ý kiến rồi nên mình nghĩ mình không cần có ý kiến.

     Trường hợp 2. Là một đoàn viên, A rất tích cực tham gia vào các chương trình hành động do Đoàn thanh niên phát động, như: thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, hành trình đến các địa chỉ đỏ, theo dấu chân Bác, hành trình tôi yêu Tổ quốc tôi, vì Trường Sa thân yêu,...

a) Em hãy nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn S. Em sẽ góp ý với bạn S như thế nào để bạn S thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học?

b) Em học được điều gì từ những hành động của bạn A?

Phương pháp giải:

- Nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn S.

- Đưa ra góp ý với bạn S trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học.

- Bài học nhận được từ những hành động của bạn A.

Lời giải chi tiết:

a)

- Nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn S: S chưa làm tròn trọng trách nhiệm của mình trong Chi đoàn lớp, lơ là, không tập trung trong buổi sinh hoạt, không tiếp thu ý kiến của các bạn.

- Lời góp ý với S: Dù là thành viên hay Ban chấp hành Chi đoàn thì cũng phải có những ý kiến góp ý để tổ chức ngày càng phát triển lớn mạnh, vì vậy ở những buổi sinh hoạt sau bạn nên tập trung hơn và tích cực đóng góp nhé.

b) Điều học được từ những hành động của bạn A là: có tinh thần, trách nhiệm, tích cực trong công tác Đoàn, luôn luôn nhiệt tình và sẵn sàng tham gia các hoạt động đoàn.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi trang 70 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng riêng.

C. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.

D. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

E. Công dân Việt Nam thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong Hệ thống chính trị

Phương pháp giải:

Chỉ ra các ý kiến mà em đồng tình hoặc không đồng tình và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Đồng tình với các ý kiến:

+ A. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng riêng.

+ D. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

+ E. Công dân Việt Nam thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong Hệ thống chính trị.

- Không đồng tình với ý kiến:

+ C. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.

Bởi vì: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi trang 70 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

2. Em hãy xử lí tình huống sau:

Lợi dụng việc nhiều người dân thích theo dõi các trang mạng xã hội như E, Y,... các thế lực thù địch sử dụng tính năng quảng cáo để thực hiện hoạt động quảng cáo chính trị, phát tán các nội dung xuyên tạc sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước.

K vô tình phát hiện M có vào các trang mạng đó để theo dõi, thậm chí còn ấn nút “thích” ở một số nội dung.

a) Em nhận xét như thế nào về hành vi của M?

b) Nếu là K, em sẽ làm gì để anh M từ bỏ các hành vì đó?

Phương pháp giải:

- Nhận xét về hành vi của M.

- Đưa ra lời khuyên để anh M từ bỏ các hành vì đó nếu em là K.

Lời giải chi tiết:

a) Nhận xét về hành vi của M: hoàn toàn không đúng.

Bởi vì những hành vi đó đang chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là hành vi sai trái và vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Các hành động đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh đất nước và có liên quan đến pháp luật.

b) Nếu là K, em sẽ khuyên M hãy dừng các hành vi đó lại, phân tích cho M xem những dẫn chứng nhà nước ta đã thực hiện những đường lối, chính sách để hổ trợ, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân ta. Các hành vi đó của M đang ảnh hưởng đến đất nước

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi trang 70 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

1. Em hãy sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả lại cấu trúc, đặc điểm, nguyên tắc của hệ thống chính trị Việt Nam.

Phương pháp giải:

Dùng sơ đồ tư duy để mô tả lại cấu trúc, đặc điểm, nguyên tắc của hệ thống chính trị Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi trang 70 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

2. Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Phương pháp giải:

Viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhay trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Trong tổ chức của hệ thống chính trị, Đảng ta vừa là lực lượng lãnh đạo toàn bộ hệ thống, vừa là thành viên trong hệ thống chính trị. Điều đó cũng đòi hỏi phải xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, tư cách thành viên của Đảng và khả năng độc lập của mỗi thành viên thuộc hệ thống chính trị trong các mối quan hệ chính trị và sinh hoạt dân chủ.

  Trong thực tiễn, vai trò và sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn được xác định trong từng mối quan hệ với từng thiết chế, tổ chức cụ thể trong hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị hiện nay đặt trong điều kiện mới, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phát huy mạnh mẽ nền dân chủ trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

  Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, công tác Đoàn và phong trào học sinh, sinh viên trong những năm qua, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên có chuyển biến tích cực, quan tâm và có trách nhiệm hơn với sự phát triển của quê hương, đất nước, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội, Đội tổ chức. Vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội tiếp tục được đề cao và nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Nhà nước và các lực lượng xã hội.

Vận dụng 3

Trả lời câu hỏi trang 70 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

3. Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức toạ đàm về hoạt động của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

Phương pháp giải:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức toạ đàm về hoạt động của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

Lời giải chi tiết:

- Mở đầu:

+ Giới thiệu khách mời.

+ Lí do: hiểu hơn về vai trò của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương, vận động mọi người tích cực tham gia và có trách nhiệm với các hoạt động Đoàn thanh niên.

- Nội dung chính:

+ Phổ biến thông tin Đoàn thanh niên.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

+ Nêu các hoạt động của Đoàn thanh niên hiện nay.

+ Các mục tiêu của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

+ Vận động học sinh, sinh viên địa phương tham gia vào các hoạt động của Đoàn thanh niên.

- Kết thúc:

+ Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.

+ Kết luận buổi tọa đàm.


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí