Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội>
Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”. Nêu những quy định của pháp luật mà em biết.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 118 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”. Nêu những quy định của pháp luật mà em biết.
Phương pháp giải:
- Tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- Nêu những quy định của pháp luật.
Lời giải chi tiết:
- Quy định về giao thông:
+ Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
+ Người điều khiển xe đạp không được đi xe dàn hàng ngang.
+ Không được uống rượu bia khi tham gia giao thông.
+ Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
Khám phá 1
1. Khái niệm pháp luật
Trả lời câu hỏi trang 118 – 119 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc các điều luật dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho những ai?
b) Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?
c) Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người hay chỉ dành cho người vi phạm? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra đối tượng hưởng các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường.
- Chỉ ra cơ quan ban hành và đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật.
- Đưa ra quan điểm pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người hay chỉ dành cho người vi phạm và giải thích.
Lời giải chi tiết:
a) Các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho tất cả người dân trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Các quy định của pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
c)
- Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người.
- Bởi vì:
+ Việc tạo quy tắc xử sự chung này sẽ góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
+ Do Pháp luật giúp điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự nên phải áp dụng với tất cả mọi người.
Khám phá 2
2. Đặc điểm của pháp luật
a, Pháp luật có tính chất quy phạm phổ biến, bắt buộc chung
Trả lời câu hỏi trang 119 – 120 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Qua các thông tin trên, em hãy cho biết, các quy định trong Luật Giao thông đường bộ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự dành cho những đối tượng nào? Ở đâu?
b) Em hãy chỉ ra điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Phương pháp giải:
- Chỉ ra đối tượng và địa điểm chịu các quy định trong Luật Giao thông đường bộ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự.
- Chỉ ra điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Lời giải chi tiết:
a) Các quy định trong Luật Giao thông đường bộ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự dành cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Pháp luật |
Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
Áp dụng đối với tất cả mọi người trên toàn lãnh thổ Việt Nam. |
Áp dụng quy định đối với đoàn viên đoàn thanh niên Việt Nam. |
Khám phá 3
b, Pháp luật có tính quyền lực
Trả lời câu hỏi trang 120 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Thông tin. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
(Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 - Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tình huống. Bà Y là chủ một cửa hàng tạp hoá. Năm nay việc làm ăn của cửa hàng bà Y đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn năm trước, nhưng tháng trước, cơ quan quản lí thị trường đến
kiểm tra cửa hàng, nhận thấy có một số mặt hàng không rõ nguồn gốc, cơ quan quản lí thị trường đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với cửa hàng của bà Y.
a) Vì sao cửa hàng của bà Y bị xử phạt vi phạm hành chính?
b) Việc cơ quan quản lí thị trường xử phạt cửa hàng bà M thể hiện điều gì của pháp luật?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra nguyên nhân khiến cửa hàng của bà Y bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Nêu vai trò của pháp luật trong việc cơ quan quản lí thị trường xử phạt cửa hàng bà M.
Lời giải chi tiết:
a) Cửa hàng của bà Y bị xử phạt vi phạm hành chính vì cửa hàng bán các mặt hàng không rõ nguồn gốc.
b) Cơ quan quản lí thị trường xử phạt cửa hàng bà Y thể hiện quyền lực của nhà nước về việc áp dụng pháp luật và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật.
Khám phá 4
c, Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức
Trả lời câu hỏi trang 121 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi
Trong giờ thảo luận, Trang hỏi Linh:
- Trang: Mình nghe nói, pháp luật được quy định rất chặt chẽ, mà không hiểu chặt chẽ như thế nào?
- Linh: Nói pháp luật được quy định chặt chẽ là đúng rồi, vì pháp luật được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Các văn bản này quy định rõ ràng, một nghĩa để mọi người hiểu đúng và làm đúng.
- Trang: Thế còn tính thống nhất của pháp luật là thế nào nhĩ?
- Linh: Nghĩa là, văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
- Trang: Mình hiểu ra rồi..
Từ đoạn hội thoại trên em hãy cho biết, tính chặt chẽ về hình thức của pháp luật được thể hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Chỉ ra tính chặt chẽ về hình thức của pháp luật
Lời giải chi tiết:
Tính chặt chẽ về hình thức của pháp luật được thể hiệnnhư sau:
+ Các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
+ Nội dung của văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; nội dung của tất cả các văn bản đêu phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp.
+ Pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào.
Khám phá 5
3. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a, Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội
Trả lời câu hỏi trang 121 – 122 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Thông tin 2. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phân đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; người điều khiển, người ngôi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
a) Em hãy cho biết, Luật Doanh nghiệp có vai trò thế nào đối với Nhà nước và doanh nghiệp?
b) Những quy định của Luật Giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào đối với Nhà nước và xã hội.
Phương pháp giải:
- Nêu vai trò của Luật Doanh nghiệp đối với Nhà nước và doanh nghiệp.
- Chỉ ra ý nghĩa của Luật Giao thông đường bộ đối với Nhà nước và xã hội.
Lời giải chi tiết:
a) Vai trò của Luật Doanh nghiệp đối với Nhà nước và doanh nghiệp:
+ Để mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển.
+ Thông qua việc ban hành pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp Nhà nước quản lí kinh tế đất nước
+ Thông qua pháp luật, Nhà nước có điều kiện phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, mọi thành phần dân cư trong xã hội.
b) Ý nghĩa của những quy định của Luật Giao thông đường bộ đối với Nhà nước và xã hội: Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Khám phá 6
b, Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trả lời câu hỏi trang 122 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin, thảo luận tình huống dưới đây
Thông tin. Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyên bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Tình huống. Anh X là nhân viên của Công ty H ở miền Bắc. Tháng trước, anh xin nghỉ phép vào miền Nam để thăm người em ruột đang bị ốm. Do trục trặc về vé tàu nên anh không thể trở ra miền Bắc và đến cơ quan làm việc ngay sau khi hết phép được. Anh X đã gọi điện thoại và gửi đơn đến Giám đốc Công ty nêu rõ lí do và xin được nghỉ thêm 3 ngày. Sau đó, Giám đốc Công ty H đã ra quyết định sa thải anh X với lí do: Tự ý nghỉ làm việc ở công ty. Anh X đã khiếu nại Quyết định của Giám đốc vì cho rằng, căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, quyết định sa thải anh là không đúng pháp luật.
a) Ở thông tin 1, công dân đã thực hiện quyền gì của mình và thực hiện như thế nào?
b) Vì sao anh X lại căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 đề khiếu nại quyết định của Giám đốc Công ty H?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra quyền và cách thực hiện quyền đó của công dân ở thông tin 1.
- Giải thích vì sao anh X lại căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 đề khiếu nại quyết định của Giám đốc Công ty H.
Lời giải chi tiết:
a)
- Ở thông tin 1, công dân đã thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
- Theo Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
b)
- Anh X căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 để khiếu nại quyết định của Giám đốc Công ty H bởi vì anh X gặp vấn đề bất khả kháng không thể đến công ty làm việc trong 3 ngày, nhưng không vi phạm các trường hợp nêu trong Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
- Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 123 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
1. Xử lí tình huống
a. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện về độ tuổi “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”, là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
b. Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông Tuấn đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Vai trò nào của pháp luật được thể hiện trong trường hợp trên? Vì sao?
c. Công ty M kinh doanh có hiệu quả nhưng kê khai doanh thu thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp làm thất thu lớn cho Nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, cơ quan thuế đã xử phạt Công ty M vi hành vi gian dối trong kê khai thuế.
Quyết định xử phạt của cơ quan thuế là thể hiện vai trò nào của pháp luật?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra đặc điểm của pháp luật ở câu a.
- Nêu vai trò của pháp luật ở câu b và giải thích.
- Chỉ ra vai trò của pháp luật trong quyết định xử phạt.
Lời giải chi tiết:
a) Đặc điểm của pháp luật: Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
b) Vai trò nào của pháp luật:
+ Pháp luật được là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh để dễ dàng trong việc quản lí.
+ Pháp luật là phương tiện công dân thực hiện, bảo vệ quền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cửa hàng bán đồ nội thất của ông Tuấn nếu thực hiện đúng, tuân thủ các quy định của pháp luật thì sẽ được hưởng quyền lợi và bảo vệ một cách tốt nhất.
c) Quyết định xử phạt của cơ quan thuế là thể hiện vai trò của pháp luật: Pháp luật được là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.
Điều này sẽ tạo sự công bằng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, kiểm soát, quản lí, xử phạt các hành vi vi phạm để đảm bảo cho xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững nhất.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 123 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
2. Có ý kiến cho rằng, để quản lí kinh tế, quản lí các lĩnh vực xã hội thì không nhất thiết phải có pháp luật, chỉ cần có chính sách của Nhà nước và tuyên truyền trong nhân dân là được.
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đưa ra quan điểm của em và giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Lý do: Pháp luật là các quy định chuẩn mực nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, không thể chỉ tuyên truyền mà phải áp dụng các hình thức xử lí vi phạm. Nếu không áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm cho mỗi hành vi vi phạm thì sẽ không thể quản lí được nhà nước, xã hội sẽ trở nên loạn và vô kĩ luật, khó kiểm soát được.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 123 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
3. Em hãy cho biết, pháp luật có vai trò như thế nào đối với em và các bạn trong lớp, trong trường? Cho ví dụ.
Phương pháp giải:
- Chỉ ra vai trò của pháp luật đối với em và các bạn trong lớp, trong trường.
- Lấy ví dụ.
Lời giải chi tiết:
- Vai trò của Pháp luật đối với em và các bạn trong lớp, trong trường:
+ Giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách cho học sinh.
+ Tạo nếp sống, hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.” cho học sinh.
+ Góp phần đưa pháp luật đến với những công dân trẻ tuổi bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, giảm khả năng xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật sau này.
+ Giúp học sinh vừa có ý thức tự giác, chủ động, vừa nhận thức được thái độ và hành vi của mình, nhằm giảm thiểu những vi phạm nội qui, qui định của nhà trường và vi phạm pháp luật ở ngoài xã hội.
- Ví dụ:
+ Học sinh được tham gia các buổi tuyên truyền, tìm hiểu về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội,… để có thể hiểu đúng luật và tuân thủ đúng theo pháp luật.
+ Tham gia thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề… để hiểu hơn về các quy định của pháp luật.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi trang 123 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập dự án tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với công dân về quyền bình đẳng giới, thân thẻ, sức khoẻ của công dân theo gợi ý sau: mục đích, đối tượng tuyên truyền; nội dung tuyên truyền; hình thức tuyên truyền; thời gian, địa điểm thực hiện; trình bày kế hoạch trước lớp.
Phương pháp giải:
- Lập dự án tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với công dân về quyền bình đẳng giới, thân thẻ, sức khoẻ của công dân.
- Trình bày trước lớp.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích: giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về trò của pháp luật đối với công dân về quyền bình đẳng giới, thân thẻ, sức khoẻ của công dân.
- Đối tượng tuyên truyền: tất cả học sinh trong trường.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Phổ biến các quyền bình đẳng giới, thân thể, sức khoẻ của công dân trong Hiến pháp 2013 và hệ thống pháp luật Việt Nam.
Điều 20:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
+ Nội dung của từng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Điều 14.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều 15.
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Vận động học sinh, sinh viên thực hiện đúng các quyền bình đẳng giới, thân thẻ, sức khoẻ của công dân.
- Hình thức: dưới dạng các bài viết, tranh tuyên truyền, video…
- Thời gian: sáng chủ nhật ngày 2/10/2022
- Địa điểm: tại sân trường
- Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam
- Lý thuyết Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 21: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Bài 21. Thực hiện pháp luật
- Lý thuyết Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 21: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 21: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều