Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, giải gdcd 10 cánh diều Chủ đề 3. Ngân sách nhà nước và thuế

Lý thuyết Bài 5: Ngân sách nhà nước Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều


Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước

a. Khái niệm

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

b. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

- Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

- Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

c. Đặc điểm

Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu:

- Bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

- Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

- Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

2. Vai trò của ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại của quốc gia.

- Ngân sách nhà nước giữ vai trò là công cụ củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia; phân bổ các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, bền vững; tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát; điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề về đời sống và xã hội; tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...; mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách

- Công dân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

- Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí