Bài 13. Chính quyền địa phương>
Em hãy kể tên các đơn vị hành chính từ tỉnh hoặc thành phố trở xuống ở địa phương em và chia sẻ hiểu biết của em về những đơn vị hành chính đó.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 80 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy kể tên các đơn vị hành chính từ tỉnh hoặc thành phố trở xuống ở địa phương em và chia sẻ hiểu biết của em về những đơn vị hành chính đó.
Phương pháp giải:
- Kể tên các đơn vị hành chính từ tỉnh hoặc thành phố trở xuống ở địa phương em.
- Chia sẻ hiểu biết của em về những đơn vị hành chính đó.
Lời giải chi tiết:
- Hội đồng nhân dân: gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân: do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Khám phá 1
1. Hội đồng nhân dân
a) Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân
Trả lời câu hỏi trang 80 - 81 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Ngày 23/5/2021, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026.
Thông tin 2. Chiều ngày 15/7/2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XIV, nhiệm kì 2021 - 2026 đã khai mạc kì họp thứ 2 đề xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền về chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hoàn thành các nhiệm vụ năm 2021 và cả nhiệm kì.
Tại kì họp này, Hội động nhân dân tỉnh sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 cũng như hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021.
Ngoài ra, tại kì họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ xem xét, quyết định ban hành Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 — 2025, định hướng đến năm 2030.
(Theo Công thông tin điện tử Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 16/7/2021)
Em hãy cho biết:
a) Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?
b) Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đối tượng bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp.
- Nêu vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân ở từng cấp.
Lời giải chi tiết:
a) Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra.
b) Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân ở từng cấp:
+ Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
+ Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Khám phá 2
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
Trả lời câu hỏi trang 81- 82 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Ngày 30/6/2021, Hội đồng nhân dân phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam tổ chức kì họp thứ nhất Hội động nhân dân phường khoá X, nhiệm ki 2021 — 2026. Trên tinh thần nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, thẳng thắn, kì họp đã thông qua các tờ trình về việc giới thiệu nhân sự ứng cử và tiến hành bỏ phiếu bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng nhân dân bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, Trưởng, Phó ban Kinh tế - xã hội, Trưởng, Phó ban Pháp chế.
Thông tin 2. Ngày 17/6/2021, Hội đông nhân dân quận Ninh Kiều khoá XII, nhiệm kì 2021 - 2026 tổ chức kì họp thứ nhất. Tại kì họp, các đại biểu đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban Pháp chế và Trưởng ban Kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân.
Thông tin 3. Chiều ngày 25/6/2021, Hội động nhân dân tỉnh Nam Định khoá XIX, tổ chức kì họp thứ nhất nhiệm kì 2021 - 2026. Trọng tâm của kì họp là công tác kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nhiệm kì 2021 — 2026. Các đại biêu đã tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng ban, Phó Trưởng ban Pháp chế, Kinh tế - ngân sách và Văn hoá - xã hội của Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá XIX, nhiệm kì 2021 — 2026.
Em hãy cho biết:
a) Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính như thế nào?
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân là gì?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra sự phân cấp theo đơn vị hành chính của Hội đồng nhân dân.
- Nêu cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
Lời giải chi tiết:
a) Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính gồm 3 cấp:
+ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm:
+ Chủ tịch.
+ Phó Chủ tịch.
+ Thường trực Hồi đồng nhân dân (Các ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân).
Khám phá 3
c) Hoạt động của Hội đồng nhân dân
Trả lời câu hỏi trang 82 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Thông tin. Dự kiến kì họp thứ 4, Hội đông nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XVII sẽ diễn ra từ ngày 07 - 09/12/2021. Tại kì họp, thường trực, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan sẽ trình kì họp xem xét 30 báo cáo, trong đó dự kiến trình bày trực tiếp 7 báo cáo. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh dự kiến trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua 37 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trong đó: thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chuẩn bị và trình 5 dự thảo Nghị quyết, Uỷ ban nhân dân tỉnh chuẩn bị và trình 32 dự thảo Nghị quyết. Ngoài ra sẽ có các Nghị quyết về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trường hợp. An nghe bác Bình hàng xóm nói Hội đồng nhân dân tỉnh nhà sẽ họp từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 4 để thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại của tỉnh sáu tháng cuối năm. Tại kì họp thường trực các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình kì họp xem xét 30 báo cáo trong đó có 5 báo cáo được trình bày trực tiếp. Cũng tại kì họp này, Thường trực
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh dự kiến trinh Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, biển đảo, quốc phòng an ninh,...
a) Em hãy cho biết đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì với cử tri.
b) Em hãy nêu các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân.
c) Em hãy cho biết cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Phương pháp giải:
- Chỉ ra trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri.
- Nêu các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân.
- Nêu cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Lời giải chi tiết:
a) Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri: đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
b) Các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân:
+ Hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng các kì họp Hội đồng nhân dân (mỗi năm ít nhất hai kì).
+ Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
+ Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
c) Cách thức hoạt động: Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Khám phá 4
2. Ủy ban Nhân dân
a) Vị trí, chức năng của Uỷ ban Nhân dân
Trả lời câu hỏi trang 83 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Sáng ngày 21/6, kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XIV, nhiệm kì 2021 — 2026 đã thực hiện quy trình bầu các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, bao gồm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các chức danh Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh và các chức danh Hội thẩm Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Thông tin 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh G vừa ban hành công văn yêu cầu các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh. Theo đó, các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các nội dung đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Chủ động triển khai thực hiện các giải pháp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về bổ sung nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm đảm bảo phù hợp, đồng bộ, hiệu quả.
Thông tin 3. Trên cơ sở đề nghị của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã L với mục tiêu tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013 với tư cách là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam một cách sâu rộng, hiệu quả, nâng cao nhận thức, góp phần hình thành nếp sống tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.
Thông tin 4. Ông V có hành vì xây nhà trái phép từ năm 2013. Đến năm 2016, Uỷ ban nhân dân Quận H mới lập biên bản xử lí vụ việc, sau đó ban hành Quyết định buộc tháo dỡ phân căn nhà xây dựng trải phép của ông V.
Em hãy cho biết:
a) Cơ quan nào có trách nhiệm bầu cử Uỷ ban nhân dân các cấp?
b) Uỷ ban nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra cơ quan có trách nhiệm bầu cử Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Nêu vị trí, chức năng của Uỷ ban nhân dân ở từng cấp.
Lời giải chi tiết:
a) Cơ quan có trách nhiệm bầu cử Uỷ ban nhân dân các cấp là Hội đồng nhân dân cùng cấp.
b) Vị trí, chức năng của Uỷ ban nhân dân ở từng cấp:
+ Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Khám phá 5
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân
Trả lời câu hỏi trang 84 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Ngày 23/2/2021, dưới sự chủ trì của đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, phiên họp thường kì Uỷ ban nhân dân tỉnh T tháng 02/2021 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng được thảo luận và thông qua. Tham dự phiên họp có các đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh; đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Thông tin 2. Ngày 15/12/2021, Uỷ ban nhân dân huyện D đã tổ chức phiên họp thường kì để thảo luận về vấn đề: chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hằng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định; kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định; kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương trình Hội đông nhân dân quyết định; các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân,... Các thành viên Uỷ ban nhân dân đã thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết với tỉ lệ nhất trí rất cao.
Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 2, nhiệm vụ trọng tâm tháng 3 năm 2021. Các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế, đưa ra giải pháp thực hiện nhiệm vụ tháng 3 và trong thời gian tới, thảo luận những nội dung liên quan đền việc thu ngân sách nhà nước,...
a) Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo từng cấp tương ứng và vẽ sơ đồ minh hoạ.
b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân ở từng cấp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng gì?
c) Nêu nguyên tắc hoạt động của Uỷ ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Phương pháp giải:
- Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo từng cấp tương ứng.
- Chức năng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân ở từng cấp giúp Uỷ ban nhân dân.
- Nguyên tắc hoạt động của Uỷ ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Lời giải chi tiết:
a) - Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
- Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
- Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp xã:
b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân ở từng cấp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng:
+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Chính phủ.
+ Uỷ ban nhân dân các cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
c) Nguyên nguyên tắc hoạt động của Uỷ ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương: Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng, thể hiện qua các hoạt động tập thể của Uỷ ban nhân dân; hoạt động của Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban nhân dân.
Khám phá 6
3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương
Trả lời câu hỏi trang 85 – 86 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Điểm “nổi bật” trong phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” thời gian qua là cấp bộ Đoàn, Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức tư tưởng, ý thức chấp hành cho thanh niên. Trong đó ở cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026, Đoàn Thanh niên tỉnh, Uỷ ban Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn, Hội các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử tạo không khí phấn khởi, tin tưởng của hội viên, thanh niên trong ngày hội non sông. Các cấp bộ Đoản, Hội trong tỉnh đã có trên 1 500 bài viết, lượt chia sẻ tuyên truyền về cuộc bầu cử trên mạng xã hội của các đơn vị, tổ chức gần 200 buổi tuyên truyền lưu động; đảm nhận vẽ, căng treo trên 1 500 tranh cổ động, pa nô, áp phích tuyên truyền; phối hợp với phòng Tư pháp các huyện, thành phố tổ chức 42 buổi tuyên truyền về Luật Bầu cử, quyên bầu cử và các nguyên tắc bầu cử tới hội viên, thanh niên các trường trung học phổ thông, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Thông tin 2. Trong thời gian qua, hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã đã xung kích đi đâu, triển khai thực hiện nhiều công trình, phân việc của thanh niên. Qua đó, góp phần hiệu quả cùng với Đảng bộ, chính quyền trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế — xã hội của địa phương.
a) Theo em, đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương bằng những hành động cụ thể nào?
b) Em có thể kể một số ví dụ về các hoạt động của đoàn viên, thanh niên của địa phương em?
Phương pháp giải:
- Nêu những hành động mà đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương.
- Kể một số ví dụ về các hoạt động của đoàn viên, thanh niên của địa phương em.
Lời giải chi tiết:
a) Đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương bằng những hành động cụ thể như:
+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường,...
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lí nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuôi.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương; đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.
b) Các hoạt động của đoàn viên, thanh niên của địa phương em:
+ Hoạt động từ thiện, hổ trợ các gia đình khó khăn ở địa phương, hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa Nhà nhân ái.
+ Hoạt dộng dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm.
+ Các hoạt động chung tay xây dựng nông thôn mới.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 86 – 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
1. Em hãy cho biết khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về Hội đồng nhân dân? Vì sao?
A. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
B. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
D. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương.
Phương pháp giải:
Chỉ ra ý kiến không đúng và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Khẳng định không đúng khi nói về Hội đồng nhân dân là: A. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Bởi vì Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
2. Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Uỷ ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền sáp nhập xã A thuộc huyện Y của tỉnh Z vào thị trấn X thuộc huyện Y của tỉnh Z.
B. Nếu gia đình anh B xảy ra tranh chấp về đất đai với hàng xóm thì gia đình anh Ð cần đến Uỷ ban nhân dân để giải quyết.
C. Uỷ ban nhân dân cập xã, phường là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật về môi trường của công ty X ở địa phương.
D. Khi phát hiện ông D có hành vi tuyên truyền tài liệu có nội dung nói xấu chính quyền, anh V đã đến Uỷ ban nhân dân xã để khiếu nại.
E. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chị C muốn công chứng các loại giấy tờ để làm hồ sơ xin việc thì phải đến Uỷ ban nhân dân.
Phương pháp giải:
- Chỉ ra nhận định đúng và không đúng.
- Giải thích.
Lời giải chi tiết:
+ A. Uỷ ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền sáp nhập xã A thuộc huyện Y của tỉnh Z vào thị trấn X thuộc huyện Y của tỉnh Z.
Không đồng ý. Bởi vì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
+ B. Nếu gia đình anh B xảy ra tranh chấp vẻ đất đai với hàng xóm thì gia đình anh Ð cần đến Uỷ ban nhân dân để giải quyết.
Đồng ý. Bởi vì Ủy ban nhân dân tiếp nhận và giải quyết các vấn đề của người dân địa phương.
+ C. Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật về môi trường của công ty X ở địa phương.
Không đồng ý. Bởi vì đây là nhiệm vụ của UBNN cấp tỉnh
+ D. Khi phát hiện ông D có hành vi tuyên truyền tài liệu có nội dung nói xấu chính quyền, anh V đã đến Uỷ ban nhân dân xã để khiếu nại.
Đồng ý. Bởi vì Ủy ban nhân dân tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người dân địa phương.
+ E. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chị C muốn công chứng các loại giấy tờ để làm hồ sơ xin việc thì phải đến Uỷ ban nhân dân.
Đồng ý. Bởi vì Ủy ban nhân dân tiếp nhận công chứng các loại giấy tờ của người dân địa phương.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
3. Em hãy cho biết công dân Việt Nam phải có những điều kiện nào mới có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra điều kiện quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu của công dân Việt Nam.
- Giải thích vì sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Lời giải chi tiết:
- Những điều kiện để công dân Việt Nam có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:
+ Quyền bầu cử: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử.
+ Quyền ứng cử: Công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
- Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân bởi vì công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
4. Em hãy kể một số việc mà bản thân hoặc gia đình em đã đến chính quyền địa phương để giải quyết.
Phương pháp giải:
Kể một số việc mà bản thân hoặc gia đình em đã đến chính quyền địa phương để giải quyết.
Lời giải chi tiết:
Một số việc mà bản thân hoặc gia đình em đã đến chính quyền địa phương để giải quyết:
+ Xin công chứng một số giấy tờ như giấy khai sinh, căn cước công dân…
+ Làm giấy khai sinh.
+ Xin cấp giấy tạm trú tạm vắng.
+ Xin xác nhận gia đình thuộc hộ cận nghèo.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch nhỏ tuyên truyền về hoạt động của Ủỷ ban nhân dân ở địa phương em, theo gợi ý:
- Thu thập thông tin về hoạt động của Uỷ ban nhân dân;
- Lập kế hoạch thực hiện: mục đích, đối tượng tuyên truyền; hình thức, nội dung tuyên truyền; thời gian, địa điểm thực hiện.
Trình bày kế hoạch trước lớp.
Phương pháp giải:
- Xây dựng một kế hoạch nhỏ tuyên truyền về hoạt động của Ủỷ ban nhân dân ở địa phương em theo gợi ý.
- Trình bày kế hoạch trước lớp
Lời giải chi tiết:
- Mục đích: tìm hiểu về hoạt động của Ủỷ ban nhân dân ở địa phương.
- Đối tượng tuyên truyền:
+ Toàn bộ người dân địa phương.
+ Người dân nơi khác.
- Hình thức: thông qua các bài viết, hình ảnh và video ngắn.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Lịch sử hình thành của Ủỷ ban nhân dân.
+ Các hoạt động của Ủỷ ban nhân dân.
- Thời gian: chủ nhật ngày 13/11/2022
- Địa điểm: Ủy ban Nhân dân xã.
- Lý thuyết Bài 13: Chính quyền địa phương Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Bài 12. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Lý thuyết Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Bài 11. Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Lý thuyết Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chỉ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 21: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 21: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều