Lí thuyết Bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động - Vật lí 10>
Định luật I Newton Định luật II Newton Định luật III Newton
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
BÀI 3. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG
I. Định luật I Newton
- Phát biểu: Vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi trừ khi có hợp lực khác không tác dụng lên vật
- Trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều được gọi là trạng thái cân bằng của vật
- Xe đẩy hàng cũng như các vật khác, đều không thể ngay lập tức thay đổi vận tốc mà luôn có xu hướng duy trì trạng thái chuyển động hay đứng yên đang có. Đặc điểm này được gọi là quán tính của vật.
Ví dụ: Khi xe buýt đang chuyển động mà bị phanh gấp, thì người ngồi trên xe sẽ bị nghiêng người về phía trước.
II. Định luật II Newton
- Phát biểu: Gia tốc của một vật có khối lượng không đổi tỉ lệ thuận với độ lớn và có cùng hướng với hợp lực khác không tác dụng lên vật
- Biểu thức: \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
- Độ lớn:\(a = \frac{F}{m}\) hay F = m.a
Chú ý: Các lực trong các biểu thức là giá trị đại số (có thể nhận giá trị âm). Trong trường hợp kết quả tính hợp lực cho giá trị âm thì ta lấy độ lớn của hợp lực bằng giá trị tuyệt đối của kết quả này và lấy hướng của hợp lực ngược với chiều đang chọn. Nếu hợp lực bằng không thì gia tốc bằng 0, nghĩa là vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
III. Định luật III Newton
- Phát biểu: Khi hai vật tương tác, mỗi vật tác dụng một lực lên vật kia, hai lực này ngược hướng và có độ lớn bằng nhau
- Đặc điểm của cặp lực – phản lực:
+ Tác dụng lên hai vật có tương tác (điểm đặt lực khác nhau)
+ Cùng phương, ngược chiều
+ Có độ lớn bằng nhau
Ví dụ: Khi người bước từ thuyền lên bờ thì cặp lực – phản lực được biểu diễn như hình dưới đây
Các bài khác cùng chuyên mục