Lí thuyết Bài 2 Động lượng và năng lượng trong va chạm - Vật lí 10>
Đánh giá động lượng và năng lượng của vật va chạm bằng dụng cụ thực hành Một số hiện tượng va chạm trong thực tế
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
BÀI 2: ĐỘNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG VA CHẠM
I. Đánh giá động lượng và năng lượng của vật va chạm bằng dụng cụ thực hành
- Để xác định động lượng và năng lượng của các vật trước và sau va chạm, trong trường hợp thế năng của chúng không đổi, ta cần xác định tốc độ của các vật trước và sau khi va chạm, do đó có thể làm thí nghiệm như hình 2.1
1. Đánh giá động lượng của hai xe trước và sau va chạm
- Có thể thấy trong va chạm, động lượng của mỗi xe đều thay đổi, tuy nhiên động lượng của xe này giảm bao nhiêu thì động lượng của xe kia sẽ tăng bấy nhiêu.
=> Tổng động lượng của hệ hai xe được bảo toàn
2. Sự thay đổi năng lượng trong va chạm giữa hai xe
- Trong trường hợp này động năng của hai xe đều thay đổi, tuy nhiên động năng của xe này giảm bao nhiêu thì động năng của xe kia tăng bấy nhiêu. Tổng động năng của hai xe được bảo toàn
- Hai xe chuyển động trên giá đỡ nằm ngang nên thế năng của hai xe không đổi nên cơ năng của hệ được bảo toàn.
=> Va chạm hoàn toàn đàn hồi
- Trong sự va chạm giữa các vật mà sau đó các vật dính vào nhau, động năng của hệ giảm so với trước va chạm.
=> Va chạm hoàn toàn mềm
=> Cơ năng của hệ không bảo toàn
II. Một số hiện tượng va chạm trong thực tế
- Đối với đa số các trường hợp va chạm thường gặp trong thực tế, sự hao hụt của động năng thường làm biến dạng các vật
Sơ đồ tư duy về “Động lượng và năng lượng trong va chạm”
Các bài khác cùng chuyên mục