Mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí

Đây là chương mở đầu giới thiệu về đối tượng nghiên cứu vật lí học, mục tiêu của môn vật lí, phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật; ngoài ra còn thảo luận được một số vấn đề về một số loại sai số đơn giản và các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí.

Chủ đề 1: Mô tả chuyển động

Đây là chương quan trọng trong chương trình vật lí 10, chủ đề xoay quanh các loại chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, biểu diễn đồ thị vận tốc – thời gian của các loại chuyển động, phân biệt vận tốc với tốc độ, độ dịch chuyển với quãng đường đi được để từ đó tính vận tốc trung bình và tốc độ trung bình.

Sai lầm của học sinh khi học chủ đề này là nhầm lẫn vận tốc với tốc độ, độ dịch chuyển với quãng đường đi được là như nhau trong mọi trường hợp.

Chủ đề 2: Lực và chuyển động

Đây là chủ đề quan trọng nhất và khó nhất trong chương trình vật lí 10, khi học chủ đề này, học sinh sẽ được tiếp cận với cách phân tích lực, tổng hợp lực, từ đó tính độ lớn của tổng hợp lực tác dụng lên vật hoặc hệ vật, tìm hiểu về 3 định Newton, áp dụng các định luật Newton để giải thích cũng như tính toán một số bài toán. Bên cạnh đó, ctoongr hợp và phân tích lực và bước đệm không thể thiếu trong bài tính toán về lực. Ngoài ra, mômen lực và điều kiện cân bằng của lực cũng là phần quan trọng và khó.

Sai lầm của học sinh khi học chủ đề này là phân tích lực thiếu, không biết trong từng trường hợp cụ thể thì xuất hiện những dạng lực nào, xác định sai cánh tay đòn từ đó tính sai mômen lực.

Chủ đề 3: Năng lượng

Đến với chủ đề 3 thì học sinh sẽ được mở rộng thêm về năng lượng và công mặc dù đã được học ở trong chương trình khoa học tự nhiên 6 và 7, ngoài công và năng lượng thì định luật bảo toàn cũng rất quan trọng trong chủ đề này, từ định luật bảo toàn này có thể giúp học sinh giải thích được các hiện tượng ngoài thực tế.

Chủ đề 4: Động lượng

Đây là chủ đề hay và quan trọng trong chương trình vật lí 10, đến với chủ đề này thì học sinh sẽ được học về động lượng và định luật bảo toàn động lượng, các loại va chạm và tính năng lượng trong va chạm, ngoài ra còn tính vận tốc của các va chạm (va chạm mềm, va chạm đàn hồi) của hệ trước và sau va chạm.

Sai lầm của học sinh khi học chủ đề này là nhầm lẫn dấu của vận tốc trong các loại va chạm, hoặc không chọn chiều dương cho chuyển động.

Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng.

Đây là chủ đề riêng biệt của các loại chuyển động, chủ đề này giới thiệu về chuyển động tròn, cách tính tốc độ góc, chu kì , tần số, gia tốc hướng tâm, lực hướng tâm, thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế. Bên cạnh đó, học sinh còn được tìm hiểu sự biến dạng kéo, biến dạng nén, mô tả được các đặc tính của lò xo (giới hạn đàn hồi, độ dãn, độ cứng), biết được mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.

Sai lầm của học sinh trong chủ đề này là quên đổi đơn vị của độ dãn lò xo, độ cứng của lò xo, từ đó tính lực đàn hồi sai.