Kết Luận


Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chứ không phải đã tồn tại từ trước.

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc có những luận điểm sáng tạo, đặc sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn lớn.

1. Làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa.

Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chứ không phải đã tồn tại từ trước.

Hồ Chí Minh không tự khuôn mình trong những nguyên lý có sẵn, không rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sử ở thuộc địa, mà có sự kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quvết vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc, gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa.

Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống những quan điểm sáng tạo, độc đáo. Lý luận đó phải trải qua những thử thách hết sức gay gắt. Song, thực tiễn đã chứng minh lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là đúng đắn.

Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là một đóng góp lớn vào kho tàng lý luận cách mạng của thời đại. làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa.

-  Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc

Phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh hết sức độc đáo và sáng tạo, thấm nhuần tính nhân văn.

Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa, nhất là so sánh lực lượng quá chênh lệnh về kinh tế và quân sự giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh đã xây dựng nên lý luận về phương pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Hồ Chí Minh đã sử dụng quan điểm toàn diện, biện chứng để phân tích, so sánh lực lượng giữa ta và địch. Phát huy và sử dụng sức mạnh toàn dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân tộc để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, kết hợp các quy luật của khởi nghĩa và chiến tranh là điểm độc đáo trong phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của V.l.Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đó là một di sản tư tưởng quân sự vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.

Tư tưởng đó thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Góp phần quyết định trong việc xác lập con đường cứu nước mới, làm cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyền dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản.

Hồ Chí Minh đã tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam, rồi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho họ, dẫn dắt họ đi theo con đường mà chính Người đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự chuyển hóa tiêu biểu nhất là Tân Việt cách mạng Đảng, từ lập trường tư sản đã chuyển sang lập trường vô sản.

Đó là sự chuyển hóa mang tính cách mạng, đưa sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) đã chứng minh tinh thần độc lập, tự chủ, tinh khoa học, tính cách mạng và sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam, soi đường cho dân tộc Việt Nam tiến lên, cùng nhân loại biến thế kỷ XX thành thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945

Mặc dù chiến lược giải phóng dân tộc được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã bị phủ nhận trong một thời gian dài và bị thay bằng một chiến lược đấu tranh giai cấp của Luận cương chính trị tháng 10-1930, nhưng nos đã được khẳng định trở lại trong thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước (1539-1945). đặc biệt trong Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5-1941).

Theo lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Đảng đã chủ trương "thay đổi chiến lược", kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh, đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo toàn dân tộc đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang xây dựng căn cứ địa cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng dựa vào lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền bộ phận ở nhiều vùng nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ, tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, giành chính quyền trong cả nước.

- Thắng lợi của 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975)

Nắm vững tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới trong suốt 30 năm.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân ta anh dũng đứng lên với tinh thần "thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" và niềm tin "kháng chiến nhất định thắng lợi"; thực hiện mỗi người dân là một người lính, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi khu phố là một trận địa, đánh giặc toàn diện và bằng mọi vũ khí có trong tay; vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế; đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, đánh địch ở cả mặt trận chính diện và sau lưng chúng, kết hợp đánh tập trung và đánh phân tán, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tiến lên giành thắng lợi quyết định trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. làm xoay chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến.

Trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần dám đánh Mỹ và quyết thắng Mỹ với tinh thần: "Không có gì quý hơn độc lập tự do!": quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, phương châm chiến lược đánh lâu dài và nghệ thuật giành thắng lợi từng bước; vừa xây dựng hậu phương miền Bắc, vừa đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chiến tranh cách mạng ở miền Nam; bản chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân: sử dụng bạo lực cách mạng dựa vào hai lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang: kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang: đi tới khởi nghĩa từng phần, tiến lên làm chiến tranh cách mạng: kết hợp ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận: kết hợp ba vùng chiến lược: nông thón rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị; kết hợp khởi nghĩa và chiến tranh: kết hợp nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh nhân dân của các binh đoàn chủ lực; kết hợp ba thứ quân; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ; kết hợp tiêu diệt lực lượng địch với bồi dưỡng lực lượng ta. thực hiện càng đánh càng mạnh; làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, thực hiện "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào".

Những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX chứng tỏ giá trị khoa học và thực tiễn to lớn cua tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước; nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân: chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

>> Xem thêm