Những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc>
Tất cả các phong trào cứu nước của ông cha, mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Đất nước lâm vào “tình hình đên tối tưởng như không có đường ra". Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.
Câu hỏi: Những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc?
Trả lời:
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo con đường cách mạng vô sản
+ Bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước
Tất cả các phong trào cứu nước của ông cha, mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Đất nước lâm vào “tình hình đên tối tưởng như không có đường ra". Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.
Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông cha. Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Con đường của Phan Chu Trinh cũng chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”. Con đường của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn. nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến.
Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ, mà quyết tâm ra đi tìm một con đưòng mới.
+ Cách mạng tư sản là không triệt để
Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nuớc Mỹ. tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ: đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy: Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ là không triệt để. Bởi lẽ đó Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.
+ Con đường giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Người “hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba” đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức" Người thấy trong lý luận của Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
+ Cách mạng trước hết phải có Đảng
Nguyễn Ái Quốc phân tích: Muốn làm cách mạng thì Phải bền gan, đồng lòng và quyết tâm. “lại phải biết cách làm thì làm mới chóng”
“Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó. Khó dễ cũng tại mình, mình quyết chí thì làm được".
Nhưng muốn làm cách mạng, “trước hết phải làm cho dân giác ngộ”, "phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”.
Người khẳng định: Trước hết phải có đảng cách mạng để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc VỚI dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như ngưòi cầm lái có vững thuyền mới chạy.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhát
Đầu năm 1930. Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng.
Theo Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã xây dựng được một đảng cách mạng tiên phong, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phung sự nhân dân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình.
Ngay từ khi mỏi ra đời, Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam. Đó là một đặc điểm và đồng thời là một ưu điểm của Đảng. Nhờ đó ngay từ khi mới ra đời. Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng.
- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
+ Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức
Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán việc lây ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động, “hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức: hoặc làm cho dân quen ỷ lại, mà quên tính tự cường”. Người khẳng định "cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người.
Trong Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hồ Chí Minh lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh. Quan điểm “lấy dân làm gốc” xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người. “Có dân là có tất cả”, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi.
+ Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công
nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập.
Trong lực lượng toàn dân tộc Hồ Chí Minh hết sức nhân mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Người phân tích: các giai cấp công nhân và nông dân có số lượng đông nhất, nó có sức mạnh lớn nhất. Họ lại bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên “lòng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết” Khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân là một vấn đề hết sức mới mẻ so với nhận thức của những nhà yêu nước trước đó.
Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp khác. Người coi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh của cách mạng.
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
+ Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
Khi chuyển sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn
tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nước thuộc địa trở thành một trong những nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc.
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn
Trong khi yêu cầu Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng.
Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.
+ Quan hệ của cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ.
Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
+ Tính tất yếu của bạo lực cách mạng Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực.
Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc và tay sai, Hồ Chí Minh vạch rõ tính tất yếu của bạo lực cách mạng. Quán triệt quan điểm cua chủ nghĩa Mác - Lênin. Coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng.
Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp. Sử dụng đúng và khéo léo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng.
+ Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn tư tưởng hiếu chiến của các thế lực đế quốc xâm lược. Xuất phát, từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả
năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận nhượng bộ có nguyên tắc.
Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chỉ khi không còn khả năng hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiến tranh.
+ Hình thái bạo lực cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc “lực lượng chính là ở dân”. Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.
Toàn dân khởi nghĩa, toàn dân nổi dậy là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái của bạo lực cách mạng.
Mục đích cách mạng và chiến tranh chính nghĩa - vì độc lập, tự do làm cho khả năng tiến hành chiến tranh nhân dân trở thành hiện thực, làm cho toàn dân tự giác tham gia kháng chiến.
Trước những kẻ thù lớn mạnh Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu dài.
Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh bên trong, phát huy đến mức cao nhất mọi nội lực, nỗ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập tự chủ.
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
- Giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại
- Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết