a) Hàm số liên tục tại một điểm
Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a;b) và \({x_0} \in (a;b)\). Hàm số y = f(x) được gọi là liên tục tại \({x_0}\) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = f({x_0})\).
Nhận xét: Hàm số f(x) không liên tục tại \({x_0}\) được gọi là gián đoạn tại \({x_0}\).
b) Hàm số liên tục trên một đoạn
Hàm số y = f(x) được gọi là liên tục trên khoảng (a;b) nếu mà hàm số liên tục tại mọi điểm thuộc khoảng đó.
Hàm số y = f(x) được gọi là liên tục trên đoạn [a;b] nếu hàm số đó liên tục trên khoảng (a;b) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = f(a)\); \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {b^ - }} f(x) = f(b)\).
Chú ý: Khái niệm hàm số liên tục trên các tập hợp có dạng (a;b], [a;b), \(\left( {a; + \infty } \right)\), \(\left[ {a; + \infty } \right)\), \(\left( { - \infty ;a} \right)\), \(\left( { - \infty ;a} \right]\), \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\) được định nghĩa tương tự.
Nhận xét: Đồ thị hàm số liên tục trên một khoảng là “đường liền” trên khoảng đó.
a) Tính liên tục của một số hàm sơ cấp cơ bản
- Các hàm đa thức và hai hàm số lượng giác y = sinx, y = cosx liên tục trên \(\mathbb{R}\).
- Các hàm phân thức hữu tỉ và hai hàm số lượng giác y = tanx, y = cotx liên tục trên từng khoảng xác định của chúng.
- Hàm căn thức \(y = \sqrt x \) liên tục trên nửa khoảng \(\left[ {0; + \infty } \right)\).
b) Tính liên tục của tổng, hiệu, tích, thương của hai hàm số liên tục
Giả sử y = f(x) và y = g(x) là hai hàm số liên tục tại điểm \({x_0}\). Khi đó:
- Các hàm số y = f(x) + g(x), y = f(x) – g(x) và y = f(x).g(x) liên tục tại \({x_0}\).
- Hàm số \(y = \frac{{f(x)}}{{g(x)}}\) liên tục tại \({x_0}\) nếu \(g({x_0}) \ne 0\).
1) Xét tính liên tục của hàm số \(f(x) = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\) tại điểm \({x_0} = 2\).
Giải:
Rõ ràng hàm số \(f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\backslash \{ 1\} \), do đó \({x_0} = 2\) thuộc tập xác định của hàm số.
Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{x + 1}}{{x - 1}} = 3 = f(2)\).
Vậy hàm số \(f(x)\) liên tục tại \({x_0} = 2\).
2)
a) Hàm số \(f(x) = 2x + 3\) có liên tục trên đoạn [3; 4] hay không?
b) Hàm số \(f(x) = \frac{{x + 1}}{{x - 2}}\) (\(x \ne 2\)) có liên tục trên khoảng (1; 3) hay không?
Giải:
a) Với mỗi \({x_0} \in (3;4)\), ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} (2x + 3) = 2{x_0} + 3 = f({x_0})\).
Ta lại có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} (2x + 3) = 9 = f(3)\);
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} (2x + 3) = 11 = f(4)\).
Vậy hàm số đã cho liên tục trên đoạn [3; 4].
b) Hàm số \(f(x) = \frac{{x + 1}}{{x - 2}}\) không xác định tại \(x = 2\) nên hàm số không liên tục tại \(x = 2\).
Do \(2 \in (1;3)\) nên hàm số đã cho không liên tục trên khoảng (1; 3).
3) Cho hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}x + 1\\a\end{array} \right.\begin{array}{*{20}{c}}{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{khi}\\{khi}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{x \ne 3}\\{x = 3}\end{array}\). Tìm a để hàm số f(x) liên tục trên \(\mathbb{R}\).
Giải:
Do \(f(x) = x + 1\) nếu \(x \ne 3\) nên hàm số đó liên tục trên mỗi khoảng \(( - \infty ;3)\) và \((3; + \infty )\).
Với x = 3 thì f(3) = a. Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 3} (x + 1) = 3 + 1 = 4\).
Vậy hàm số f(x) liên tục trên \(\mathbb{R}\) khi hàm số f(x) liên tục tại điểm x = 3 khi và chỉ khi \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} f(x) = f(3) \Leftrightarrow a = 4\).
4) Cho hàm số \(f(x) = {x^3} + 2x + \frac{6}{{x - 2}}\).
a) Xét tính liên tục của hàm số f(x) tại x = 3.
b) Xét tính liên tục của hàm số f(x) trên tập xác định của hàm số đó.
Giải:
Tập xác định hàm số là \(\mathbb{R}\backslash \{ 2\} \).
a) Ta thấy:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \left( {{x^3} + 2x + \frac{6}{{x - 2}}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 3} {x^3} + \mathop {\lim }\limits_{x \to 3} (2x) + \mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{6}{{x - 2}} = {3^3} + 2.3 + \frac{6}{{3 - 2}} = f(3)\).
Vậy hàm số f(x) liên tục tại x = 3.
b) Hàm số \(g(x) = {x^3} + 2x\) là hàm đa thức nên liên tục trên \(\mathbb{R}\). Do đó, hàm số \(g(x)\) liên tục trên mỗi khoảng \(( - \infty ;2)\) và \((2; + \infty )\).
Hàm số \(h(x) = \frac{6}{{x - 2}}\) là hàm số phân thức hữu tỉ liên tục trên mỗi khoảng xác định \(( - \infty ;2)\) và \((2; + \infty )\). Vậy hàm số \(f(x) = g(x) + h(x)\) liên tục trên mỗi khoảng \(( - \infty ;2)\) và \((2; + \infty )\).
Các bài khác cùng chuyên mục