Chương 8. Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển..

Bài 28. Phát triển bền vững trang 184, 185, 186 Sinh 12 Chân trời sáng tạo


Hội nghị nguyên thủ quốc gia của hơn 170 nước trên thế giới họp vào tháng 6 năm 1992 tại Rio de Janiero (Brazil) đã thống nhất lấy “Phát triển bền vững” làm mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỉ XXI. Hình 28.1 thể hiện một số nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Vậy, phát triển bền vững là gì? Làm thế nào để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 184 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 184 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Hội nghị nguyên thủ quốc gia của hơn 170 nước trên thế giới họp vào tháng 6 năm 1992 tại Rio de Janiero (Brazil) đã thống nhất lấy “Phát triển bền vững” làm mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỉ XXI. Hình 28.1 thể hiện một số nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Vậy, phát triển bền vững là gì? Làm thế nào để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 28.1

Lời giải chi tiết:

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững, cần có chiến lược lâu dài, phù hợp với các quốc gia, từng bước đạt được từng mục tiêu đề ra.

CH tr 184 CH

Trả lời câu hỏi trang 184 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Lấy ví dụ về sự tác động qua lại giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong quá trình phát triển.

Phương pháp giải:

Học sinh tự lấy ví dụ.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Khi kinh tế phát triển bền vững sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho con người, sẽ có nguồn lực để phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; khi xã hội phát triển sẽ tạo ra lao động có chất lượng và một xã hội ổn định cho kinh tế phát triển, con người trong xã hội đó có ý thức và hành động bảo vệ môi trường; khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.

CH tr 185 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 185 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Ngoài tài nguyên thiên nhiên, còn có những loại tài nguyên nào khác?

Phương pháp giải:

Dựa vào các loại tài nguyên

Lời giải chi tiết:

Ngoài tài nguyên thiên nhiên, còn có tài nguyên con người, văn hóa, kinh tế, xã hội,...

CH tr 185 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 185 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Cho ví dụ minh hoạ về những hoạt động của con người gây lãng phí và gây huỷ hoại gây lãng phí và tài nguyên.

Phương pháp giải:

Học sinh tự cho ví dụ.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ minh hoạ về những hoạt động của con người gây lãng phí và gây huỷ hoại gây lãng phí và tài nguyên:

- Sử dụng năng lượng không hiệu quả: sử dụng xe hơi cá nhân cho các chuyến đi ngắn.

- Tiêu thụ thực phẩm lãng phí: mua quá nhiều thực phẩm và sau đó vứt đi phần lớn do hỏng hoặc không sử dụng hết.

- Sử dụng không đúng cách các tài nguyên tái chế: không tái chế hoặc tái chế không hiệu quả các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại và thủy tinh.

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức: khai thác gỗ, khoáng sản, nước và năng lượng mà không có kế hoạch quản lý bền vững.

CH tr 185 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 185 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Hãy nêu vai trò và đề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên nước, đất, rừng và năng lượng.

Phương pháp giải:

Biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên nước, đất, rừng và năng lượng.


Lời giải chi tiết:

Vai trò của tài nguyên nước, đất, rừng và năng lượng: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất, hỗ trợ môi trường tự nhiên, cân bằng hệ sinh thái.

Các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên nước, đất, rừng và năng lượng:

- Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên hợp lí và có kế hoạch.

- Phát triển các nguồn tài nguyên và năng lượng thay thế.

- Phát triển các kĩ thuật, máy móc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.

- Có kế hoạch tái tạo và phục hồi tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng.

- Có biện pháp quản lí tài nguyên.

CH tr 186 CH

Trả lời câu hỏi trang 186 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 28.5, hãy liệt kê thêm một số loại ô nhiễm môi trường theo tác nhân gây ô nhiễm.

Phương pháp giải:

Quan sát 28.5

Lời giải chi tiết:

Một số loại ô nhiễm môi trường theo tác nhân gây ô nhiễm: ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm rác thải nhựa,...

CH tr 188 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 188 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích ý nghĩa của các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Hãy đánh giá về việc hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương em đang sống.

Phương pháp giải:

Quan sát tại địa phương

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:

Trang bị cho người dân kiến thức cơ bản về môi trường, từ đó, người dân tham gia bảo vệ môi trường một cách tự giác và tích cực.

Áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ: sử dụng và khai thác tài nguyên hiệu quả hơn.

Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên: duy trì nguồn tài nguyên để khai thác lâu dài.

Việc hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương em đang sống đang được mọi người nghiêm túc chấp hành và mang lại nhiều kết quả khả quan, đôi khi còn vượt ngoài mong đợi.

CH tr 188 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 188 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học. Tại sao việc tạo giống mới cây trồng, vật nuôi được coi là nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học?

Phương pháp giải:

Phân tích các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học: thay đổi về sử dụng đất và biển; khai thác quá mức tài nguyên sinh vật; biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường; sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại; tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới; tạo sinh vật biến đổi gene.

Việc tạo giống mới cây trồng, vật nuôi được coi là nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học do:

Tập trung vào gene có mang lại lợi ích cho con người thay vì thích nghi với môi trường sống.

Các giống mới phổ biến và thay thế giống cũ, gây mất mát nguồn gene.

CH tr 188 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 188 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Giải thích ý nghĩa biện pháp “Kết hợp hài hoà giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học và với việc xoá đói, giảm nghèo”.

Phương pháp giải:

Lý thuyết bảo tồn đa dạng sinh học

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: 

Bảo tồn đa dạng sinh học: duy trì sự ổn định của hệ sinh thái và cung cấp dịch vụ sinh thái quan trọng như thực phẩm, nguồn nước sạch và điều hòa khí hậu. 

Khối phục, tái tạo tài nguyên: giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra cơ hội kinh doanh và việc làm mới trong các ngành liên quan đến du lịch sinh thái, nông nghiệp hữu cơ và công nghiệp tái chế.

Xoá đói, giảm nghèo: đảm bảo việc sử dụng tài nguyên được phân phối công bằng và bền vững, có lợi ích cho cộng đồng địa phương và đặc biệt là cho những người dân nghèo.

CH tr 188 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 188 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Nêu sự khác biệt cơ bản giữa hình thức bảo tồn tại chỗ với hình thức bảo tồn chuyển chỗ.

Phương pháp giải:

Lý thuyết các hình thức bảo tồn.

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt cơ bản giữa hình thức bảo tồn tại chỗ với hình thức bảo tồn chuyển chỗ:

Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn các loài trong môi trường sống tự nhiên của chúng.

Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn các loài ở ngoài môi trường sống tự nhiên quen thuộc.

CH tr 188 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 188 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Hãy nêu những việc em đã thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt trong việc góp phần phát triển bền vững.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Những việc em đã thực hiện tốt:

Tham gia các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ hệ sinh thái.

Tham gia các chiến dịch trồng cây gây rừng.

Sử dụng năng lượng tái tạo thay bì năng lượng hóa thạch.

Sử dụng các đồ dùng được tái chế, hạn chế dùng đồ nhựa, túi nilon,...

Những việc em chưa thực hiện tốt:

Đôi khi em còn lãng phí nước hoặc điện.

Đôi khi em không ăn hết phần ăn của mình.

CH tr 189 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 189 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Ở nơi em sống, có những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học nào? Trong những biện pháp đó, biện pháp nào có hiệu quả nhất?

Phương pháp giải:

Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:

Trồng rừng: giúp phục hồi và bảo vệ các môi trường sống của nhiều loài động và thực vật, cung cấp một môi trường sống mới cho các loài, giúp giữ đất, giảm xói mòn đất và cải thiện chất lượng nước.

Bảo tồn sinh vật hoang dã: giúp bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.

Quản lý dòng chảy sông ngòi: giúp cải thiện chất lượng nước, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái sông ngòi và vùng đất ven sông.

Bảo vệ khu vực dự trữ tự nhiên: giúp bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt và cung cấp môi trường cho các loài hoang dã sinh sống và phát triển.

Trong các biện pháp bảo tồn trên, biện pháp trồng rừng mang lại hiệu quả nhanh và rõ ràng nhất.

CH tr 189 CH

Trả lời câu hỏi trang 189 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 28.8, giải thích vai trò của các biện pháp trong nông nghiệp bền vững.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 28.8

Lời giải chi tiết:

Vai trò của các biện pháp trong nông nghiệp bền vững: đảm bảo được nhu cầu nông sản cho loài người hiện nay, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau.

CH tr 190 CH

Trả lời câu hỏi trang 190 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển. Giải thích các chỉ tiêu của dân số.

Phương pháp giải:

Phân tích mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển.

Lời giải chi tiết:

● Mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển: 
○ Dân số: Dân số đông đúc có thể dẫn đến áp lực tăng lên đối với tài nguyên thiên nhiên. Sự gia tăng dân số cũng tạo ra nhu cầu lớn hơn về nguồn sống, đồng thời tăng cường sự tiêu thụ, tạo ra lượng lớn rác thải và khí thải, góp phần vào sự ô nhiễm môi trường.
○ Môi trường: Sự phát triển của xã hội đôi khi gây ra sự cạn kiệt tài nguyên và gây ra ô nhiễm môi trường, làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Môi trường xấu cũng gây ra các tác động tiêu cực đến dân số.
○ Phát triển: Sự phát triển kinh tế và xã hội cần phải cân nhắc giữa tăng dân số và bảo vệ môi trường. Một phát triển bền vững đòi hỏi sự cân bằng giữa dân số và nguồn sống, các tài nguyên.
● Giải thích các chỉ tiêu của dân số:
○ Quy mô dân số: là tổng số dân sinh sống (cư trú) trong những vùng lãnh thổ nhất định vào những thời điểm xác định.
○ Cơ cấu dân số: là sự phân chia dân số theo các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo,...
○ Phân bố dân cư: Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự phát trên một lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.
○ Những yếu tố gây biến động dân số: là những yếu tố ảnh hưởng tới quy mô dân số

CH tr 191 CH 1

Trả lời câu hỏi trang 191 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Làm thế nào để hạn chế được những vấn đề bất cập về dân số?

Phương pháp giải:

Lý thuyết bất cập về dân số.

Lời giải chi tiết:

Để hạn chế được những vấn đề bất cập về dân số: Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Kế hoạch hoá gia đình giúp phát triển kinh tế, bảo vệ sức khoẻ con người, góp phần phát triển xã hội bền vững.

CH tr 191 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 191 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích ý nghĩa của giáo dục môi trường đối với phát triển bền vững.

Phương pháp giải:

Ý nghĩa của giáo dục môi trường.

Lời giải chi tiết:

Giáo dục môi trường đem lại cho các đối tượng được giáo dục có cơ hội: 

● Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương với môi trường khu vực và toàn cầu. 
● Có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách trước môi trường.
● Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để sử dụng một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể.

CH tr 192 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 192 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Dựa trên các giải pháp chủ yếu cho phát triển bền vững, hãy đề xuất các hoạt động bản thân có thể làm được, nhằm góp phần phát triển bền vững (Bảng 28.2).

Phương pháp giải:

Các giải pháp cho phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Các giải pháp chủ yếu cho phát triển bền vững

 

 

Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Hạn chế gây ô nhiễm môi trường

Bảo tồn đa dạng sinh học

Phát triển nông nghiệm bền vững

Giác dục bảo vệ môi trường

Đề xuất các hoạt động bản thân

- Tiết kiệm năng lượng.

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Sử dụng các sản phẩm tái chế.

- Trồng cây gây rừng.

- Tuyên truyền bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

Tham gia các dự án phát triển nông nghiệp bền vững.

 

Tham gia tích cực vào việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Ôn tập chương 8 trang 194 Sinh 12 Chân trời sáng tạo

    Một trong những phương pháp để phục hồi hệ sinh thái là đưa vào các hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng của các yếu tố gây hại (như kim loại nặng, chất thải,...) hoặc đang bị suy thoái các loài sinh vật cần thiết như: ● Các loài vi khuẩn, thực vật, nấm có khả năng thích nghi với môi trường bị ô nhiễm. ● Các loài vi khuẩn có khả năng cố định nitrogen. Hãy cho biết cơ sở khoa học và tác dụng của phương pháp trên.

  • Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 181, 182, 183 Sinh 12 Chân trời sáng tạo

    Hình 27.1 cho thấy một phần của khu rừng nhiệt đới đã bị chặt phá. Nếu tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục và không được kiểm soát sẽ gây suy thoái nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến đời sống con người trong tương lai. Có những biện pháp nào để khắc phục những hậu quả này?

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD