Bài 4. Khái quát về tế bào trang 23, 24 Sinh 10 - Cánh diều>
Nêu các cấp độ tổ chức sống mà em đã học. Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống? Kể tên những loại tế bào thực vật mà em đã học. Nêu ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
CH tr 23 MĐ
Nêu các cấp độ tổ chức sống mà em đã học. Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống? |
Phương pháp giải:
Các cấp tổ chức chính của hệ thống sống:
- Tế bào: là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào.
- Cơ thể: là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường.
- Quần thể – loài : các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tạo nên cấp quần thể.
- Quần xã: là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.
- Quần xã: là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.
- Hệ sinh thái – sinh quyển: Tập hợp tất cả các quần xã sống trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Sinh quyển bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Các cấp tổ chức chính của hệ thống sống:
Tế bào -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái - sinh quyển
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.
CH tr 23 CH 1-2
Câu 1. Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ gì? Vì sao? Câu 2. Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào. |
Phương pháp giải:
- Tế bào thường có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không thể quan sát được. Vì vậy chúng ta cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ quan sát như: Kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử.
- Học thuyết tế bào có nội dung khái quát như sau: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào; Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống; Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
Lời giải chi tiết:
Câu 1.
Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ là: Kính hiển vi.
Vì tế bào thường có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không thể quan sát được.
Câu 2.
Nội dung khái quát của học thuyết tế bào:
• Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
• Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
• Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
CH tr 23 LT 1
Trình bày lịch sử phát triển học thuyết tế bào. Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”.Ý kiến của em thế nào? |
Phương pháp giải:
Với sự phát triển liên tục của khả năng phóng đại của kính hiển vi, công nghệ đã đủ để cho phép khám phá ra tế bào vào thế kỷ XVII. Robert Hooke là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi để thực hiện quan sát khoa học đầu tiên về tế bào, mở ra ngành khoa học sinh học tế bào. Năm 1665, Hooke đã nghiên cứu lát cắt mảnh nút bần (tức mô bần - mô thực vật bị bần hóa và đã chết) nhờ kính hiển vi quang học thô sơ có độ phóng đại 30 lần.
Sau đó, cùng với sự phát triển của kính hiển vi thì càng có nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loại tế bào hơn như tế bào vi sinh vật, động vật, thực vật và cũng phát hiện ra tế bào có cấu tạo rất phức tạp.
Lời giải chi tiết:
Với sự phát triển liên tục của khả năng phóng đại của kính hiển vi, công nghệ đã đủ để cho phép khám phá ra tế bào vào thế kỷ XVII.Năm 1665, Hooke đã nghiên cứu lát cắt mảnh nút bần (tức mô bần - mô thực vật bị bần hóa và đã chết) nhờ kính hiển vi quang học thô sơ có độ phóng đại 30 lần. Sau đó, cùng với sự phát triển của kính hiển vi thì càng có nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loại tế bào hơn như tế bào vi sinh vật, động vật, thực vật và cũng phát hiện ra tế bào có cấu tạo rất phức tạp.
CH tr 24 CH 3-4
Câu 3. Kể tên những loại tế bào thực vật mà em đã học. Câu 4. Nêu ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản. |
Phương pháp giải:
Tế bào thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
Lời giải chi tiết:
Câu 3.
Những loại tế bào thực vật mà em đã học:
- Tế bào khí khổng, tế bào biểu bì lá, tế bào thịt quả, tế bào lông hút, …
Câu 4.
Các tế bào thực hiện hàng loạt quá trình trao đổi chất nội bào nhằm duy trì sự tồn tại cũng như sinh trưởng của mình, qua quá trình này tế bào khiến ccho cơ thể chúng ta vận động và phát triển.
CH tr 24 LT 2
Nêu tên và chức năng một số loại tế bào trong cơ thể người. |
Phương pháp giải:
Trong cơ thể của chúng ta có đa dạng các loại tế bào cả về hình dạng kích thước và chức năng
Lời giải chi tiết:
CH tr 24 VD
Vì sao học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX? |
Lời giải chi tiết:
Sự ra đời của học thuyết tế bào đã làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều