Bài 21. Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus trang 131, 132, 133 Sinh 10 - Cánh diều>
Nêu khái niệm virus từ đó cho biết virus có những đặc điểm nào khác so với vi khuẩn. Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu hỏi tr 131
Mở đầu Hình 21.1 mô tả thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khảm thuốc lá. Hãy thảo luận và nêu nhận xét về đặc điểm mầm bệnh. |
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 21.1 và nêu nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm mầm bệnh: Xuất hiện đầu tiên ở những lá non, gồm các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau.
Câu hỏi 1 Nêu khái niệm virus từ đó cho biết virus có những đặc điểm nào khác so với vi khuẩn. |
Hướng dẫn giải:
Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước nhỏ, thường không nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ quan sát được bằng kính hiển vi
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm virus: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
- So sánh các đặc điểm khác nhau của virus và vi khuẩn:
Vận dụng 1 Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường gì? |
Hướng dẫn giải:
Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng tế bào sống như vi khuẩn, thực vật, động vật (chuột bạch) để làm môi trường.
Câu hỏi tr 132
Câu hỏi 2 Quan sát hình 21.2 và cho biết các thành phần cấu tạo virus. Hãy nêu chức năng của các thành phần đó. |
Hướng dẫn giải:
Virus không có cấu trúc tế bào, cấu tạo gồm genome là acid nucleic (ADN hoặc ARN, một mạch hoặc hai mạch) và vỏ capsid.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập Quan sát hình 21.3 và cho biết cấu trúc nào của virus đóng vai trò là thụ thế? |
Hướng dẫn giải:
- Ở virus trấn, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thế cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
- Ở virus có màng bọc, các gai glycoprotein trên lớp màng phospholipid kép chính là các thụ thể của virus.
Lời giải chi tiết:
a) Virus khảm thuốc lá: Vỏ capsid là thụ thể.
b) Adenosine: Gai glycoprotein là thụ thể.
c) Virus cúm: Gai glycoprotein là thụ thể.
d) Phage T4: Lông đuôi
Câu hỏi 3 Quan sát các hình 21.4, 21.5 và mô tả các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus. Em có nhận xét gì về thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ? |
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 21.4 và hình 24.5 và nêu các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus theo thứ tự.
Lời giải chi tiết:
- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Bám dính → Xâm nhập và đưa vật chất di chuyển vào tế bào chủ → Sinh tổng hợp vật chất di truyền (DNA, RNA, Protein) → Lắp ráp → Giải phóng
- Thời gian nhân lên của phage T4 rất nhanh (chỉ 22 phút đã tạo ra được rất nhiều tế bào mới)
Câu hỏi tr 133
Câu hỏi 4 Quan sát các hình 21.4, 21.5 và cho biết điều gì xảy ra với tế bào chủ khi virus dược giải phóng. |
Hướng dẫn giải:
Quan sát tế bào ở giai đoạn giải phóng virus và đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Tác hại của sự nhân lên của virus đối với tế bào chủ:
- Tế bào bị hủy hoại, chết.
- Tế bào bị tổn thương vật chất di truyền.
Vận dụng Vận dụng 2: Tại sao những người bị hội chứng HIV-AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy? Vận dụng 3: Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định? Cho ví dụ. |
Hướng dẫn giải:
- Khi tế bào virus xâm nhập, sự nhân lên của virus đối với tế bào chủ làm tế bào bị hủy hoại, chết hoặc bị tổn thương vật chất di truyền.
- Virus xâm nhập vào tế bào vật chủ bằng cách gắn thụ thể của virus với thụ thể trên màng tế bào.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng 2: Khi tế bào virus xâm nhập sẽ làm tế bào bị hủy hoại, chết hoặc bị tổn thương vật chất di truyền. Do đó virus HIV xâm nhập vào cơ thể làm phá hủy các tế bào miễn dịch, tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn khác xâm nhập gây lở loét da và tiêu chảy.
Vận dụng 3: Mỗi loại virus có một thụ thể nhất định, các loài sinh vật cũng có thụ thể đặc trưng riêng cho từng loài. Thụ thể của virus chỉ có thể gắn với các sinh vật có thụ thể tương ứng nên mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định.
Ví dụ: Virus dại có ở các loài động vật hoang dã, các loại vật nuôi, người nhưng không có ở các loài lưỡng cư, cá.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus - Sinh 10 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều