Bài 13. Chu kì tế bào và nguyên phân trang 81, 82, 83, 84, 85 Sinh 10 - Cánh diều>
Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu? Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thi một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?
Câu hỏi tr 81
Mở đầu Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu? |
Hướng dẫn giải:
Nhờ sự tăng về số lượng tế bào và sự chuyên hóa về chức năng nên từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Từ một hợp tử cần trải qua quá trình nguyên phân để phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu.
Câu hỏi Câu 1: Quan sát hình 13.1 và bảng 13.1, cho biết chu kì tế bào gồm các pha giai đoạn nào. Nêu đặc điểm mỗi pha. Câu 2: Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thi một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?
|
Hướng dẫn giải:
Thông qua các pha của chu trình tế bào, các vật chất di truyền được nhân đôi và các thành phần của tế bào được tổng hợp sau đó tế bào phân chia thành tế bào mới.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Các pha của chu kì tế bào và đặc điểm của các pha:
Câu 2: Tại kì đầu của nguyên phân thì một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau.
Câu hỏi Dựa vào bảng 13.1 cho biết điểm kiểm soát có ở những pha nào trong chu kì tế bào và vai trò của chúng ở mỗi pha là gì? |
Hướng dẫn giải:
Ở phân bào có các điểm kiểm soát G1 và điểm kiểm soát G2.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 82
Luyện tập Điều gì xảy ra với tế bào nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1? |
Hướng dẫn giải:
Điểm kiểm soát G1 giúp tế bào chuyển sang pha S nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi, hoặc bước vào giai đoạn không phân chia (G0) nếu không nhận được tín hiệu.
Lời giải chi tiết:
Nếu tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia gọi là G0.
Câu hỏi Quan sát hình 13.2, cho biết các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào thì giống nhau hay khác nhau. |
Hướng dẫn giải:
Qua hình 13.2, mỗi tế bào đều có hình dạng, kích thước, tỉ lệ các phần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào giống y hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ.
Câu hỏi tr 83
Câu hỏi Quan sát hình 13.3, cho biết sinh sản của tế bào gồm những kì nào. Đặc điểm mỗi kỳ là gì? Sơ đồ các giai đoạn quá trình nguyên phân |
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 13.4 và đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
- Tế bào sinh sản trải qua 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Đặc điểm của mỗi kì:
+ Kì đầu: Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào hình thành và các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.
+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bảo.
+ Kì sau: Hai cromatit của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối: Nhiễm sắc thể dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại.
Luyện tập Vì sao hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu? |
Hướng dẫn giải:
Các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào giống y hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ.
Lời giải chi tiết:
Vì quá trình nguyên phân sao chép nguyên vẹn bộ NST trong tế bào mẹ cho tế bào con, vì vậy hai tế bào mới bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu.
Vận dụng Câu 1: Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào? Câu 2: Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ. |
Hướng dẫn giải:
Sinh sản tế bào là quá trình tế bào mới từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ tế bào nguyên phân để tạo ra các tế bào mới và biệt hóa chức năng thành các phần khác nhau của tế bào.
Câu 2: Tế bào phân chia khi cần tạo ra các tế bào mới, khi cơ thể đã đủ tế bào cần thiết, phân chia tế bào sẽ dừng lại.
Ví dụ: Khi bị đứt tay, tế bào sẽ tăng phân chia tế bào để làm lành vết thương, khi vết thương đã lành, phân chia tế bào dừng lại.
Câu hỏi tr 84
Câu hỏi Dựa vào các ví dụ nêu ở hình 13.4 cho biết nguyên phân có ý nghĩa gì đối với sinh vật. |
Hướng dẫn giải:
Nguyên phân tạo ra nhiều tế bào mới từ tế bào ban đầu và thay thế các tế bào chết.
Lời giải chi tiết:
Đối với sinh vật, nguyên phân giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương, hoặc giúp cơ thể phát triển những cơ quan quan trọng với sự trao đổi chất của sinh vật.
Câu hỏi Câu 1: Phản biệt khối u lành tính và khối u ác tính. Câu 2: Tế bào ung thư khác gì với tế bào bình thường? |
Hướng dẫn giải:
Khi chi kì tế bào mất kiểm soát sẽ làm rối loạn phân bào, các tế bào phân chia liên tục tạo thành khối u.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Các tế bào của khối u lành tính không lan rộng đến vị trí khác, còn ở các tế bào sẽ lan rộng đến các vị trí khác (di căn).
Câu 2: Tế bào ung thư khác tế bào thường ở những điểm sau:
- Không thể tự ngừng lại khi đã đáp ứng đủ nhu cầu tế bào của cơ thể (phân chia mất kiểm soát) và tạo thành khối u.
- Không thể thực hiện truyền tin tế bào với tế bào khác.
- Có khả năng tự sửa chữa, không chịu tác động của chu trình chết, tránh được hệ thống miễn dịch và các chất ức chế tăng trưởng.
- Có thể di căn đến cơ quan khác.
Câu hỏi Quan sát hình 13.5, nêu khái quát tinh hình ung thư tại Việt Nam năm 2020 và rút ra nhận xét. |
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 13.5, so sánh số liệu giữa các loại ung thư.
Lời giải chi tiết:
Qua hình 13.5, ta thấy:
- Có rất nhiều loại ung thư mà con người mắc phải, trong đó ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư trực tràng chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Tỉ lệ các loại ung thư phổ biến được xếp theo thứ tự: Ung thư phổi → ung thư gan → ung thư vú → ung thư dạ dày → ung thư đại trực tràng.
Câu hỏi tr 85
Câu hỏi Vi sao cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh ung thư? |
Hướng dẫn giải:
Khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta biết được tình trạng cơ thể, phòng tránh các bệnh có thể mắc phải và điều trị các bệnh chúng ta mắc phải.
Lời giải chi tiết:
Nếu mắc bệnh ung thư sẽ có khả năng di căn, việc điều trị sẽ rất khó khăn, do đó cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm hoặc có phương thức điều trị phù hợp để loại trừ bệnh ung thư.
Luyện tập Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là gì? |
Hướng dẫn giải:
Ung thư là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố phối hợp, gồm 2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thay đổi được (như hành vi lối sống, môi trường..) và nhóm yếu tố không thay đổi được (tuổi, gen…).
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là:
- Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...
- Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn ít chất xơ, sử dụng nhiều thực phẩm muối hay thực phẩm chế biến sẵn.
- Ít vận động.
- Môi trường sông bị ô nhiễm.
Vận dụng Câu 1: Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy tìm hiểu những biện pháp đó. Câu 2: Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư ở địa phương em. Làm thế nào phòng tránh ung thư hiệu quả. |
Hướng dẫn giải:
Ung thư là bệnh có thể gây nguy hiểm đến các cơ quan, hệ cơ quan, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay có rất nhiều biện pháp chữa trị ung thư hiệu quả như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,....
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Các biện pháp chữa trị ung thư hiện nay:
- Phương pháp điều trị tại chỗ:
+ Phẫu thuật và xạ trị.
+ Có khả năng điều trị triệt để khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu trú ở tại chỗ hoặc tại vùng. Nếu ung thư đã di căn thì chỉ tạm thời điều trị hoặc giải quyết các triệu chứng.
- Phương pháp điều trị toàn thân:
+ Điều trị hóa chất (dùng thuốc chống ung thư), điều trị nội tiết (dùng nội tiết tố hoặc kháng nội tiết tố), điều trị miễn dịch (làm tăng sức đề kháng của cơ thể để diệt tế bào ung thư).
+ Hai phương pháp này có thể điều trị cho những ung thư có tính chất toàn thân hoặc đã lan rộng.
- Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này giúp loại bỏ toàn bộ khối u hoặc làm giảm nhẹ khối u, mở thông đường thở, đường tiêu hóa, tiết niệu, cầm máu, chống đau...
Câu 2:
- Em có thể tìm hiểu theo những gợi ý sau:
+ Số lượng người mắc bệnh ung thư, tỉ lệ mắc bệnh.
+ Các loại bệnh ung thư thường gặp ở địa phương.
+ Các phương thức điều trị bệnh ung thư.
- Để phòng tránh ung thư hiệu quả, cần:
+ Ăn uống hợp lý, tăng nhiều chất xơ, uống đủ nước, hạn chế sử dụng nhiều thực phẩm muối hay thực phẩm chế biến sẵn.
+ Tăng cường vận động, duy trì cân nặng hợp lý.
+ Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...
+ Khám sức khỏe định kỳ.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh 10 Cánh diều
- Lý thuyết sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều