Ôn tập chương 7 trang 83, 84 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo>
Cấu hình electron nào của nguyên tử halogen? Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
7.1
Cấu hình electron nào của nguyên tử halogen?
A. 1s22s22p6.
B. 1s22s22p63s2.
C. 1s22s22p63s23p5.
D. 1s22s22p63s23p64s23d7.
Phương pháp giải:
Dựa vào các nguyên tử halogen thuộc nhóm VIIA -> Có 7 electron ở lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: C
7.2
Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch.
A. NaI.
B. NaF.
C. NaCl.
D. NaBr
Phương pháp giải:
Dựa vào tính tan của các muối halide với ion Ag+
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
- Giải thích: Do AgF là một muối tan
Halide ion Thuốc thử |
F- |
Cl- |
Br- |
I- |
Dung dịch AgNO3 |
Không hiện tượng |
Có kết tủa trắng (AgCl) |
Có kết tủa vàng nhạt (AgBr) |
Có kết tủa vàng (AgI) |
7.3
Phương trình hoá học nào viết sai?
A. Br2 + Cu → CuBr2
B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
C. NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3
D. Cl2 + Fe → FeCl2
Phương pháp giải:
A. Tính oxi hóa của Br2
B. Tính acid của HCl
C. Tính tan của muối Br-
D. Tính oxi hóa của Cl2
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
- Giải thích: Cl2 có tính oxi hóa mạnh, sẽ oxi hóa Fe từ 0 lên Fe có số oxi hóa +3
3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3
7.4
Nước chlorine có tính tẩy màu là do:
A. HCl có tính acid mạnh.
B. Cl2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
C. HClO có tính oxi hoá mạnh.
D. Cl2 có tính oxi hoá mạnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần có trong nước chlorine và tính oxi hóa của các thành phần có trong nước chlorine
Lời giải chi tiết:
- Ta có: Cl2 + H2O HCl + HClO
- Trong thành phần của nước chlorine, HClO là một chất có tính oxi hóa mạnh
=> Đáp án: C
7.5
Halogen không có tính khử là
A. fluorine.
B. bromine.
C. iodine.
D. chlorine.
Phương pháp giải:
- Fluorine chỉ có tính oxi hóa
- Chlorine, Bromine và Iodine vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: A, do fluorine có độ âm điện lớn nhất nên trong hợp chất, fluorine luôn có số oxi hóa -1 => Chỉ mang tính oxi hóa
7.6
Phương trình hoá học của 2 phản ứng như sau:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
So sánh tính khử của các ion halide qua 2 phản ứng. Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất trong phản ứng oxi hóa khử:
Chất khử mạnh + Chất oxi hóa mạnh " Chất oxi hóa yếu + Chất khử yếu
Lời giải chi tiết:
- Trong phản ứng: \(\mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2Na\mathop {Br}\limits^{ - 1} \to 2Na\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + \mathop {B{r_2}}\limits^0 \) ta có ion Br- là chất khử
=> Tính khử: Br- > Cl-
- Trong phản ứng: \(\mathop {B{r_2}}\limits^0 + 2Na\mathop I\limits^{ - 1} \to 2Na\mathop {Br}\limits^{ - 1} + \mathop {{I_2}}\limits^0 \) ta có ion I- là chất khử
=> Tính khử: I- > Br-
=> So sánh tính khử của các ion halide: I- > Br- > Cl-
7.7
Ghi hiện tượng vào các ô trống trong bảng và viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có).
Phương pháp giải:
- Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự: F2 > Cl2 > Br2 > I2
- Nước chlorine có tính oxi hóa mạnh
Lời giải chi tiết:
Các phương trình xảy ra:
Cl2 + 2KBr -> 2KCl + Br2
Cl2 + 2KI -> 2KCl + I2
Cl2 + H2O HCl + HClO (HClO có tính oxi hóa mạnh làm mất màu hoa hồng)
7.8
Chlorine tạo được các acid có oxygen trong thành phần phân tử. Tên và công thức của các acid có oxygen của chlorine theo bảng.
HClO |
Hypochlorous acid |
ClO- |
Hypochlorite |
HClO2 |
Chlorous acid |
ClO2- |
Chlorite |
HClO3 |
Chloric acid |
ClO3- |
Chlorate |
HClO4 |
Perchloric acid |
ClO4- |
Perchlorate |
Acid có hậu tố -ous thì tạo muối có hậu tố -ite; acid có hậu tố -ic tạo muối có hậu tố -ate; acid có mức oxi hoá của nguyên tố trung tâm thấp nhất có tiền tố hypo- acid có mức oxi hoá của nguyên tố trung tâm cao nhất có tiền tổ per-. Áp dụng quy tắc trên, đọc tên các chất sau: HBrO; HBrO2; HBrO3; HBrO4; NaBrO: KBгO2; KBrO3 và KBгO4.
Lời giải chi tiết:
HBrO |
Hypobromrous acid |
NaBrO |
Sodium hypobromite |
HBrO2 |
Bromous acid |
KClO2 |
Potassium bromite |
HBrO3 |
Bromic acid |
KClO3 |
Potassium bromate |
HBrO4 |
Perbromic acid |
KClO4 |
Potassium perbromate |
7.9
Nghiền mịn 10 g một mẫu đá vôi trong tự nhiên, hoà tan trong lượng dư dung dịch HCl thu được 4 g khí carbonic. Tính hàm lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi.
Phương pháp giải:
- Tính số mol khí carbonic -> số mol calcium carbonate phản ứng -> Tính hàm lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi
Lời giải chi tiết:
- Có \({n_{C{O_2}}} = \frac{4}{{44}} = 0,091\)mol
- Ta có phương trình:
CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O
0,091 <- 0,091 mol
- Hàm lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi là:
\(\% {m_{CaC{O_3}}} = \frac{{0,091.100}}{{10}}.100\% = 90,91\% \)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 7 trang 83, 84 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide trang 79, 80, 81 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA trang 75, 76, 77 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 6 trang 73, 74 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Các yếu tố ảnh hường đến tốc độ phản ứng hóa học trang 67, 68, 69 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 83, 84 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide trang 79, 80, 81 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA trang 75, 76, 77 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 6 trang 73, 74 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Các yếu tố ảnh hường đến tốc độ phản ứng hóa học trang 67, 68, 69 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo