Bài 1. Nhập môn hóa học trang 5, 6 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo>
Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong các chất Cu, O2, N2, HCl, H2SO4, O3, NH4NO3, Al, He, H2? Cho biết đâu là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau: a) Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
1.1
Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong các chất Cu, O2, N2, HCl, H2SO4, O3, NH4NO3, Al, He, H2?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm đơn chất và hợp chất đã học:
- Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học
- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học
Lời giải chi tiết:
- Đơn chất gồm: Cu, O2, N2, O3, Al, He, H2
- Hợp chất gồm: HCl, H2SO4, NH4NO3
1.2
Cho biết đâu là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
a) Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
b) Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.
c) Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
d) Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.
Phương pháp giải:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Hiện tượng vật lý không có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Trải qua quá trình biến đổi chất ban đầu vẫn được bảo toàn
- Hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Sự biến đổi chất này có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như: xuất hiện kết tủa, chất khí, xuất hiện biến đổi màu sắc, mùi…
Lời giải chi tiết:
a) Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
⭢ Hiện tượng vật lí vì thanh sắt chỉ bị biến đổi hình dạng
b) Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu biến đổi về màu sắc “nước vôi trong vẩn đục”
c) Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
⭢ Hiện tượng vật lí vì nước chỉ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
d) Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.
⭢ Hiện tượng vật lí vì nhựa đường chỉ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
1.3
Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học
a) Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
b) Quá trình quang hợp của cây xanh.
c) Sự đông đặc ở mỡ động vật.
d) Ly sữa có vị chua khi để ngoài không khí.
e) Quá trình bẻ đôi viên phấn.
f) Quá trình lên men rượu.
g) Quá trình ra mực của bút bi.
Phương pháp giải:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Hiện tượng vật lý không có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Trải qua quá trình biến đổi chất ban đầu vẫn được bảo toàn
- Hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Sự biến đổi chất này có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như: xuất hiện kết tủa, chất khí, xuất hiện biến đổi màu sắc, mùi…
Lời giải chi tiết:
a) Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu biến đổi về màu sắc “quả táo ngả sang màu nâu”
b) Quá trình quang hợp của cây xanh.
⭢ Hiện tượng hóa học vì quá trình quang hợp biến đổi khí CO2 và hơi nước tạo thành khí O2 và tinh bột cho cây
c) Sự đông đặc ở mỡ động vật.
⭢ Hiện tượng vật lí vì mỡ chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
d) Ly sữa có vị chua khi để ngoài không khí.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu biến đổi về vị “ly sữa có vị chua”
e) Quá trình bẻ đôi viên phấn.
⭢ Hiện tượng vật lí vì viên phấn vẫn giữ nguyên bản chất
f) Quá trình lên men rượu.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới khi biến men thành rượu
g) Quá trình ra mực của bút bi.
⭢ Hiện tượng vật lí về áp suất tác dụng vào đầu bút bi để ra mực, không xuất hiện chất mới
1.4
Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
b) Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
c) Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước được dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn.
d) Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2.
e) Mở nút chai nước giải khát loại có gas thấy có bọt sủi lên.
Phương pháp giải:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Hiện tượng vật lý không có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Trải qua quá trình biến đổi chất ban đầu vẫn được bảo toàn
- Hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Sự biến đổi chất này có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như: xuất hiện kết tủa, chất khí, xuất hiện biến đổi màu sắc, mùi…
Lời giải chi tiết:
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
⭢ Hiện tượng vật lí vì thủy tinh chỉ chuyển từ thể rắn thành thể lỏng
b) Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
⭢ Hiện tượng hóa học vì khí methane bị biến đổi tạo thành chất mới là khí carbon dioxide và hơi nước
c) Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước được dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn.
⭢ Hiện tượng vật lí vì acetic acid chỉ bị pha loãng chứ không biến đổi thành chất khác
d) Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2.
⭢ Hiện tượng hóa học vì vôi sống CaO bị biến đổi thành chất khác là Ca(OH)2
e) Mở nút chai nước giải khát loại có gas thấy có bọt sủi lên.
⭢ Hiện tượng vật lí về áp suất, khí gas đã có sẵn trong chai và không có sự biến đổi thành chất khác
1.5
Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.
b) Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
c) Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét.
d) Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).
e) Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu đen.
Phương pháp giải:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Hiện tượng vật lý không có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Trải qua quá trình biến đổi chất ban đầu vẫn được bảo toàn
- Hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Sự biến đổi chất này có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như: xuất hiện kết tủa, chất khí, xuất hiện biến đổi màu sắc, mùi…
Lời giải chi tiết:
a) Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.
⭢ Hiện tượng vật lí vì băng chỉ chuyển từ chất rắn sang chất lỏng
b) Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu biến đổi về màu sắc “nước vôi trong vẩn đục”
c) Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu biến đổi về màu sắc “tạo thành chất màu đen” và dấu hiệu biến đổi về mùi “có mùi khét”
d) Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).
⭢ Hiện tượng vật lí thể hiện tính từ của sắt, sắt và lưu huỳnh không bị biến đổi
e) Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu đen.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu nhận biết về màu sắc “chuyển dần thành chất rắn màu đen”
1.6
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học trong các hiện tượng sau: “Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí carbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.”
Phương pháp giải:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Hiện tượng vật lý không có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Trải qua quá trình biến đổi chất ban đầu vẫn được bảo toàn
- Hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Sự biến đổi chất này có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như: xuất hiện kết tủa, chất khí, xuất hiện biến đổi màu sắc, mùi…
Lời giải chi tiết:
- Giai đoạn 1 “người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp”: đây là hiện tượng vật lí vì đá vôi chỉ bị biến đổi kích thước, không bị biến đổi về chất
- Giai đoạn 2 “nung đá vôi ta được vôi sống và khí carbonic”: đây là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi từ đá vôi thành chất mới là vôi sống và khí carbonic
- Giai đoạn 3 “khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc”: đây là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi từ vôi sống thành chất mới là nước vôi đặc
- Giai đoạn 4 “thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng”: đây là hiện tượng vật lí vì nước vôi chỉ bị pha loãng, không bị biến đổi về chất
1.7
Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt. Sau đó tiếp tục nung nóng dây sắt thì thu được chất bột màu nâu. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học.
Phương pháp giải:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Hiện tượng vật lý không có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Trải qua quá trình biến đổi chất ban đầu vẫn được bảo toàn
- Hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Sự biến đổi chất này có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như: xuất hiện kết tủa, chất khí, xuất hiện biến đổi màu sắc, mùi…
Lời giải chi tiết:
- Giai đoạn 1 “Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt”: đây là hiện tượng vật lí vì thanh sắt chỉ bị biến đổi hình dạng
- Giai đoạn 2 “nung nóng dây sắt thì thu được chất bột màu nâu”: đây là hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu biến đổi về màu sắc “chất bột màu nâu”
1.8
Hãy lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức “Bài 1. Nhập môn hóa học” trong SGK.
Phương pháp giải:
Tổng hợp kiến thức bài 1. Nhập môn hóa học
- Đối tượng nghiên cứu của hóa học: Thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng
- Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất:
- Phương pháp học tập hóa học
- Phương pháp nghiên cứu hóa học bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm các bước:
(1) Xác định vấn đề nghiên cứu
(2) Nêu giả thuyết khoa học
(3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng)
(4) Viết báo cáo, thảo luận kết quả và kết luận vấn đề
Lời giải chi tiết:
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 7 trang 83, 84 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide trang 79, 80, 81 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA trang 75, 76, 77 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 6 trang 73, 74 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Các yếu tố ảnh hường đến tốc độ phản ứng hóa học trang 67, 68, 69 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 83, 84 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide trang 79, 80, 81 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA trang 75, 76, 77 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 6 trang 73, 74 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Các yếu tố ảnh hường đến tốc độ phản ứng hóa học trang 67, 68, 69 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo