Giải mục 5 trang 17, 18, 19, 20 Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh diều>
Trong mặt phẳng, cho điểm O cố định. Với mỗi điểm M (M khác O) trong mặt phẳng, hãy xác định điểm M' sao cho OM' = OM và góc lượng giác (OM, OM') = 90° (Hình 26).
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Hoạt động 13
Trong mặt phẳng, cho điểm O cố định. Với mỗi điểm M (M khác O) trong mặt phẳng, hãy xác định điểm M' sao cho OM' = OM và góc lượng giác (OM, OM') = 90° (Hình 26).
Phương pháp giải:
- Nếu tia Om quay quanh gốc O của nó theo một chiều cố định bắt đầu từ vị trí tia Oa và dừng ở vị trí tia Ob thì ta nói tia Om quét một góc lượng giác có tia đầu Oa, tia cuối Ob.
Kí hiệu: (Oa, Ob).
- Xác định điểm M' thỏa mãn điều kiện: OM' = OM và góc lượng giác (OM, OM') = 90°
Lời giải chi tiết:
Cách xác định:
- Nối O với M;
- Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với OM, trên đường thẳng, lấy điểm M' theo chiều dương sao cho OM' = OM.
Luyện tập 8
Cho tam giác đều ABC có trọng tâm O. Xác định ảnh của các điểm A, B, C, qua phép quay tâm O với góc quay – 120°.
Phương pháp giải:
Trong mặt phẳng, cho điểm O cố định và góc lượng giác \(\varphi \) không đổi. Phép biến hình biến điểm O thành điểm O và biến mỗi điểm M khác O thành M’ sao cho \(OM = OM'\) và góc lượng giác \(\left( {OM,OM'} \right) = \varphi \) được gọi là phép quay tâm O với góc quay \(\varphi \), kí hiệu \({Q_{\left( {O,\varphi } \right)}}\). O gọi là tâm quay, \(\varphi \) gọi là góc quay.
Lời giải chi tiết:
Ta có tam giác ABC đều có O là trọng tâm nên \(\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \widehat {COA} = 120^\circ \) và \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}OB{\rm{ }} = {\rm{ }}OC\). Vì phép quay với góc quay – 120° có chiều quay cùng chiều kim đồng hồ nên ảnh của các điểm A, B, C qua phép quay tâm O với góc quay – 120° lần lượt là các điểm C, A, B.
Hoạt động 14
Trong Hình 28, cho các điểm M', N' lần lượt là ảnh của các điểm M, N qua phép quay tâm O với góc quay φ.
a) Hai tam giác OM'N' và OMN có bằng nhau hay không?
b) So sánh hai đoạn thẳng M'N' và MN.
Phương pháp giải:
Xét 2 tam giác OM'N' và OMN bằng nhau theo trường hợp c – g – c. Từ đó so sánh hai đoạn thẳng M'N' và MN.
Lời giải chi tiết:
a) Vì M', N' lần lượt là ảnh của các điểm M, N qua phép quay tâm O với góc quay \(\varphi \) nên \(OM{\rm{ }} = {\rm{ }}OM',{\rm{ }}ON{\rm{ }} = {\rm{ }}ON'.\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\widehat {MON} + \widehat {NOM'} = \widehat {MOM'} = \varphi \\\widehat {NOM'} + \widehat {M'ON'} = \widehat {NON'} = \varphi \end{array}\)
Suy ra \(\widehat {MON} = \widehat {M'ON'}\)
Xét hai tam giác OM'N' và OMN ta có:
OM = OM' (cmt)
\(\widehat {MON} = \widehat {M'ON'}\) cmt)
ON = ON' (cmt)
Do đó, hai tam giác OM'N' và OMN bằng nhau (c – g – c).
b) Từ \(\Delta OM'N'{\rm{ }} = {\rm{ }}\Delta OMN\), suy ra M'N' = MN (hai cạnh tương ứng).
Hoạt động 15
Xét phép quay tâm O với góc quay 90° (Hình 29).
a) Xác định các điểm A', B', C' lần lượt là ảnh của ba điểm thẳng hàng A, B, C qua phép quay trên.
b) Nêu mối quan hệ giữa ba điểm A', B', C'.
Phương pháp giải:
Trong mặt phẳng, cho điểm O cố định và góc lượng giác \(\varphi \) không đổi. Phép biến hình biến điểm O thành điểm O và biến mỗi điểm M khác O thành M’ sao cho \(OM = OM'\) và góc lượng giác \(\left( {OM,OM'} \right) = \varphi \) được gọi là phép quay tâm O với góc quay \(\varphi \), kí hiệu \({Q_{\left( {O,\varphi } \right)}}\). O gọi là tâm quay, \(\varphi \) gọi là góc quay.
Lời giải chi tiết:
a) Các điểm A', B', C' lần lượt là ảnh của ba điểm thẳng hàng A, B, C qua phép quay tâm O, góc quay 90° được xác định như hình vẽ trên.
b) Nhận thấy ba điểm A', B', C' thẳng hàng và B' nằm giữa A' và C'.
Luyện tập 9
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có tâm I(2; 3) bán kính R = 2. Xác định ảnh của (C) qua phép quay tâm S(– 1; 1) với góc quay φ = 90°.
Phương pháp giải:
Tìm ảnh của tâm I qua phép quay bằng cách:
Phép quay tâm O, góc 900: Khi đó: \(\left\{ \begin{array}{l}x' = - y\\y' = x\end{array} \right.\)
Từ đó xác định ảnh của (C)
Lời giải chi tiết:
Ảnh của đường tròn (C) qua phép quay tâm S(– 1; 1) với góc quay φ = 90° là một đường tròn có bán kính R' = R = 2, gọi là (C').
Gọi I' là tâm của đường tròn (C'). Khi đó ta có I' là ảnh của I qua phép quay tâm S(– 1; 1) với góc quay φ = 90°. Suy ra I'(– 3; 4).
Vậy ảnh đường tròn (C) qua phép quay tâm S(– 1; 1) với góc quay φ = 90° là đường tròn (C') có tâm I'(– 3; 4), bán kính R' = 2.
- Giải mục 6 trang 21, 22 Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải bài 2 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải bài 3 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải bài 4 trang 23 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài 1 trang 72 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải bài 2 trang 73 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải bài 3 trang 73 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải khởi động trang 65 Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh diều
- Giải mục 1 trang 66, 67, 68, 69, 70 Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 72 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải bài 3 trang 73 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải bài 2 trang 73 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
- Giải mục 2 trang 71, 72 Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh diều
- Giải mục 1 trang 66, 67, 68, 69, 70 Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh diều