Giải mục 3 trang 9 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo>
Cho hai hình hộp chữ nhật A và B có các kích thước như hình 3. a) Tính tổng thể tích của hình hộp chữ nhật A và B. b) Viết biểu thức biểu diễn sự chênh lệch thể tích của A và B.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
HĐ3
Video hướng dẫn giải
Cho hai hình hộp chữ nhật A và B có các kích thước như hình 3.
a) Tính tổng thể tích của hình hộp chữ nhật A và B.
b) Viết biểu thức biểu diễn sự chênh lệch thể tích của A và B.
Phương pháp giải:
Thể tích hình hộp chữ nhật là lượng không gian mà hình chiếm, được tính bằng tích của diện tích đáy và chiều cao: \(V = a.b.h\), trong đó \(a\), \(b\), \(h\), \(V\) lần lượt là chiều dài, chiều rộng, chiều cao và thể tích của hình hộp chữ nhật.
Lời giải chi tiết:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật A là: \({V_A} = 3x.y.x = 3.{x^2}y\)
Thể tích của hình hộp chữ nhật B là: \({V_B} = 2x.x.y = 2{x^2}y\)
Tổng thể tích của hình hộp chữ nhật A và B là: \(3{x^2}y + 2{x^2}y = \left( {3 + 2} \right).{x^2}y = 5{x^2}y\)
b) Biểu thức biểu diễn sự chênh lệch thể tích của A và B là: \(3{x^2}y - 2{x^2}y = \left( {3 - 2} \right).{x^2}y = {x^2}y\)
Thực hành 3
Video hướng dẫn giải
Mỗi cặp đơn thức sau có đồng dạng không? Nếu có, hãy tìm tổng và hiệu của chúng.
a) \(xy\) và \( - 6xy\)
b) \(2xy\) và \(x{y^2}\)
c) \( - 4yz{x^2}\) và \(4{x^2}yz\)
Phương pháp giải:
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác \(0\) và có cùng phần biến
Để cộng, trừ (hay tìm tổng, hiệu) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng, trừ hệ số của chúng là giữ nguyên phần biến.
Lời giải chi tiết:
a) \(xy\) và \( - 6xy\) là hai đơn thức đồng dạng vì có hệ số khác \(0\) và có cùng phần biến là \(xy\).
Ta có:
\(xy + \left( { - 6xy} \right) = xy - 6xy = \left( {1 - 6} \right)xy = - 5xy\)
\(xy - \left( { - 6xy} \right) = xy + 6xy = \left( {1 + 6} \right)xy = 7xy\)
b) \(2xy\) và \(x{y^2}\) không là hai đơn thức đồng dạng.
c) \( - 4yz{x^2}\) và \(4{x^2}yz\) là hai đơn thức đồng dạng vì có hệ số khác 0 và có cùng phần biến là \({x^2}yz\).
Ta có:
\( - 4yz{x^2} + 4{x^2}yz = \left( { - 4 + 4} \right){x^2}yz = 0\)
\( - 4yz{x^2} - 4{x^2} = \left( { - 4 - 4} \right){x^2}yz = - 8{x^2}yz\)
- Giải mục 4 trang 10, 11 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 1 trang 11 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 2 trang 11 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 3 trang 11 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 4 trang 11 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo