Giải chuyên đề học tập Địa lí 12 CD hay, chi tiết Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề

Giải Mở đầu trang 44 CĐHT Địa lí 12 – Cánh diều


Làng nghề là một trong những đặc trưng của quá trình phát triển kinh tế nông thôn nước ta.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa

Đề bài

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 44 CĐHT Địa lí 12 – Cánh diều

Làng nghề là một trong những đặc trưng của quá trình phát triển kinh tế nông thôn nước ta. Vậy làng nghề được hiểu như thế nào? Quá trình hình thành, phát triển của làng nghề ra sao? Làng nghề có đặc điểm, vai trò và tác động như thế nào đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường? Định hướng phát triển làng nghề trong thời gian tới là gì?

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2026

Lời giải chi tiết

- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. (Theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ).

 * Đặc điểm:

+ Gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn

+ Cơ cấu ngành nghề đa dạng, sản phẩm phong phú, nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao 

+ Quy mô sản xuất nhỏ

+ Kĩ thuật sản xuất chủ yếu là thủ công với nhiều bí quyết truyền thống

* Vai trò:

+ Làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa

+ Làng nghề tạo ra hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

+ Làng nghề góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và hạn chế di cư tự do từ nông thôn ra thành thị

+ Làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc

+ Làng nghề góp phần phát triển xã hội và xây dựng nông thôn mới

* Tác động 

- Tác động đến kinh tế

+ Thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển thông qua việc chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản và cung cấp máy móc, dụng cụ sản xuất.

+ Thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển thông qua việc gia công nguyên liệu, bán thành phẩm.

+ Thúc đẩy phát triển du lịch dựa trên khai thác tỉnh độc đáo của nghề, sản phẩm làng nghề, cảnh quan sinh thái, không gian kiến trúc và các di sản văn hoá truyền thống của làng nghề.

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ khác (thương mại, giao thông vận tải) thông qua việc đây mạnh các hoạt động cung ứng nguyên, vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.

- Tác động đến xã hội

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thông qua việc tăng thu nhập, giảm tỉ lệ thiếu việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tỉ lệ hộ nghèo, tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp.

+ Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn.

+ Hạn chế di dân tự do từ nông thôn ra thành thị nhờ giải quyết tốt việc làm và nâng cao mức sống ở khu vực nông thôn.

+ Thay đổi tập quán sản xuất từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung (trong các cụm công nghiệp làng nghề), tăng cường liên kết sản xuất thông qua các Hiệp hội làng nghề.

+ Nâng cao ý thức tự quản, giữ gìn an ninh trật tự thông qua các mối quan hệ gắn bó trong cộng đồng làng nghề.

+ Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Tác động đến tài nguyên, môi trường

+ Tận dụng, phát huy các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên.

+ Thay đổi cảnh quan môi trường ở làng nghề thông qua việc đầu tư xây dụng các công trình văn hoá của làng nghề, đầu tư xây dựng hệ thống xử lí rác, nước và khí thải, phát triển mạng lưới thu gom phế liệu,...

+ Gây ô nhiễm môi trường cục bộ.

* Định hướng

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.

- Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

- Phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hoá

- Phát huy vai trò của nghệ nhân và thợ giỏi


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí