Giải bài tập Thực hành viết trang 60, 61, 62 vở thực hành ngữ văn 7>
Mục đích của việc viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
Bài tập 1
Bài tập 1 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Mục đích của việc viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Mục đích của việc viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động: Giới thiệu về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
Bài tập 2
Bài tập 2 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động cần đảm bảo các yêu cầu:
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Giới thiệu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động (hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia).
- Miêu tả được quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động.
- Nêu được vai trò, tác dụng của trò chơi hay hoạt động đối với con người.
- Nêu được ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động.
Bài tập 3
Bài tập 3 trang 61 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Những điều rút ra được qua đọc bài tham khảo phần Viết trong SGK (tr.91-93):
- Về cách chọn trò chơi hay hoạt động làm đề tài để viết:
- Về cách viết các phần của bài thuyết minh:
- Về cách diễn đạt trong bài thuyết minh:
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Giới thiệu trò chơi
“Trong các trò chơi dân gian Việt Nam, trò chơi chuyền được rất nhiều bạn gái yêu thích … đánh chuyền thoăn thoắt.”
- Miêu tả cách chơi (quy tắc)
“Tham gia trò chơi này thường có từ 2 đến 6 người, chơi theo cặp, cũng có khi chơi luân phiên từng người trong nhóm, hoặc hia đội. … Hết 10 bản và chuyền vòng tính là một ván.”
- Miêu tả luật chơi
“Khi đến lượt chơi chuyền, nếu bạn nào không bắt được quả hay bắt que chuyền không đúng sẽ mất lượt … Tính thắng thua bằng tỉ số hoàn thành các ván.”
- Nêu tác dụng của trò chơi
“Chơi chuyền luyện sự khéo léo, nhanh tay, nhanh mắt … đem đến cho các bạn sự vui vẻ, hoà đồng.”
- Nêu ý nghĩa của trò chơi
“với tư cách là trò chơi thể hiện đậm nét một vẻ đẹp của văn hoá dân gian người Việt, chơi chuyền vẫn là “trò” thường có mặt trong các lễ hội và trong các hoạt động phát triển thể chất hoặc hướng tới mục đích lưu giữ bản sắc truyền thống.”
Bài tập 4
Bài tập 4 trang 61 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Đề tài em chọn để viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em hãy nhớ lại những trò chơi hay hoạt động mà em biết hoặc từng tham gia. Ngày nay, có khá nhiều trò chơi hay hoạt động được tổ chức trong các sự kiện như đi dã ngoại, cắm trại, … Em có thể thuyết minh về những trò chơi hay hoạt động đó. Em cũng có thể chọn những trò chơi dân gian mình đã tham gia hoặc thấy thích thú và muốn tìm hiểu.
Hãy tham khảo một vài trò chơi hay hoạt động như sau:
- Trò chơi ô ăn quan
- Trò chơi pháo đất
- Trò chơi cướp cờ
- Thi thả diều
- Thi thổi cơm
- Hát đối đáp
Bài tập 5
Bài tập 5 trang 61 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Hoàn thành bảng sau để lập dàn ý cho bài thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
Mở bài |
Giới thiệu về trò chơi hay hoạt động (tên gọi, hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia): |
Thân bài |
Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động: |
Nêu tác dụng của trò chơi hay hoạt động: |
|
Kết bài |
Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động: |
Phương pháp giải:
- Giới thiệu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động (hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia)
- Miêu tả được quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động
- Nêu được vai trò, tác dụng của trò chơi hay hoạt động đối với con người
- Nêu được ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động
Lời giải chi tiết:
Mở bài |
Giới thiệu về trò chơi hay hoạt động (tên gọi, hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia): Trò chơi ô ăn quan được rất nhiều người biết đến, đặc biệt là thế hệ của các bậc phụ huynh |
Thân bài |
Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động: - Tham gia trò chơi này thường có hai người chơi, mỗi người sẽ ngồi đối diễn người kia và ở giữa là bàn chơi ô ăn quan. - Để chơi được trò chơi này, người chơi sẽ cần bàn chơi, quân chơi và hiểu được cách bố trí quân chơi. Bàn chơi thường được vẽ trên một mặt phẳng, trước đây được kẻ bằng gạch hoặc vẽ trên nền đất. - Bàn chơi chứa 10 ô vuông bằng nhau, mỗi bên có 5 ô đối xứng, mỗi ô có 5 quân, đây cũng là hai phía của hai người chơi. Ở hai cạnh ngắn của hình chữ nhật được vẽ thêm hai hình bán nguyệt gắn liền với cạnh đó. - Vậy một bàn chơi hoàn chỉnh sẽ có 10 ô vuông là ô dân, còn hai hình bán nguyệt bên ngoài được gọi là ô quan. Trò chơi bắt đầu khi hai người cùng oẳn tù xì để dành được lượt đi trước, người đi trước có quyền chọn bất cứ ô nào ở bên phía mình rải đều vào các ô, mỗi ô rải 1 quân. - Khi rải đến quân cuối cùng thì tuỳ những tình huống khác nhau mà người chơi phải xử lí. |
Nêu tác dụng của trò chơi hay hoạt động: - Ô ăn quan là một trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn, nó mang đến cho người chơi tính kiên trì, thúc đẩy trí tuệ và sự nhanh nhạy của người chơi. - Ngoài ra, trò chơi ô ăn quan còn giúp cho con người tránh xa khỏi những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, … |
|
Kết bài |
Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động: - Trò chơi truyền thống dân gian. - Rèn luyện sự nhanh nhạy. |
Bài tập 6
Bài tập 6 trang 62 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Tự rà soát, đánh giá sau khi hoàn thành bài viết:
STT |
Nội dung đánh giá |
Mức độ đáp ứng của bài viết |
1 |
Nêu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động. |
|
2 |
Mức độ rõ ràng, chi tiết trong thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động. |
|
3 |
Nêu được tác dụng và ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động. |
|
4 |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. |
|
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
STT |
Nội dung đánh giá |
Mức độ đáp ứng của bài viết |
1 |
Nêu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động. |
Nếu bài viết chưa giới thiệu cụ thể tên trò chơi hay hoạt động, hoàn cảnh diễn ra trò chơi hay hoạt động, đối tượng tham gia, … thì cần bổ sung. |
2 |
Mức độ rõ ràng, chi tiết trong thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động. |
Bổ sung thông tin (nêu cần) hoặc điều chỉnh các câu, đoạn cho bài viết mạch lạc. |
3 |
Nêu được tác dụng và ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động. |
Nếu việc nêu tác dụng, ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động còn sơ sài hoặc chưa chính xác thì cần bổ sung hoặc điều chỉnh |
4 |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. |
Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, … trong bài viết và chỉnh sửa (nếu có).
|
- Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 62, 63 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 63 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 66 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Thân thiện với môi trường trang 59 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 59 vở thực hành ngữ văn 7
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài tập Phiếu học tập 2 trang 85 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Phiếu học tập 1 trang 83 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Ôn tập kiến thức kì 2 trang 78 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 76 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Thực hành viết trang 75 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Phiếu học tập 2 trang 85 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Phiếu học tập 1 trang 83 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Ôn tập kiến thức kì 2 trang 78 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 76 vở thực hành ngữ văn 7
- Giải bài tập Thực hành viết trang 75 vở thực hành ngữ văn 7