Giải Bài tập đọc hiểu: Điều không tính trước trang 26 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều


Giải Bài tập đọc hiểu: Điều không tính trước trang 26 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc hiểu: Điều không tính trước, SBT trang 26 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Tìm ba câu có chứa trạng ngữ trong văn bản Điều không tính trước và xác định tên của các loại trạng ngữ đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Ba câu có chứa trạng ngữ trong văn bản Điều không tính trước:

"Chả là cách đây 5 hôm,... việt vị" (trạng ngữ chỉ thời gian: cách đây 5 hôm

- "Chiều đó, tôi và Phước nấp sẵn trong bụi cây ở ngã tư" (trạng ngữ chỉ thời gian: chiều đó

- ''Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa,... chặn giữa đường" (trạng ngữ chỉ thời gian: Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa).

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Điều không tính trước, SBT trang 26 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Dẫn ra ví dụ về lời người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản Điều không tính trước.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Ví dụ về lời người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản Điều không tính trước:

- Lời người kể chuyện: Chiều đó, tôi và Phước nấp sẵn trong bụi cây ở ngã tư. 

- Lời nhân vật: Ủa, mày đi đâu đó? Tao đang đi tìm mày nè.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Điều không tính trước, SBT trang 26 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

(Câu hỏi 3, SGK) Nhân vật "tôi" trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm của nhân vật "tôi".

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật "tôi" trong truyện được khắc họa là một học trò nóng nảy, hiếu thắng, bốc đồng... nhưng cũng là người nhân hậu, vị tha...

- Đặc điểm nóng nảy, hiếu thắng, bốc đồng được miêu tả qua hành động tìm vũ khí, qua suy nghĩ phải trả thù thằng Nghi thế nào, qua lời nói bốc đồng với thằng Phước... Đặc điểm nhân hậu, vị tha thể hiện qua hành động ở cuối truyện (sợ Phước bắn Nghi, nhân vật "tôi" đã "hoảng hốt vội nhảy tới một bước, đứng chắn giữa nó và Nghi") và thái độ vui vẻ, thấy ngượng "đỏ cả mặt" khi bị Phước khích về thức vũ khí hóa học...

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Điều không tính trước, SBT trang 26 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

(Câu hỏi 4, SGK) Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện (phần 4)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Phần (4) của truyện khiến cho nhân vật “tôi” bất ngờ, lúng túng vì không tính trước được tình huống ứng xử của nhân vật Nghi.

- Ngay từ đầu, qua suy nghĩ, miêu tả hành động tìm vũ khí và tưởng tượng ra cách đánh, cách bày binh bố trận của nhân vật “tôi”, người đọc căng thẳng, hồi hộp vì sẽ có một trận ẩu đả diễn ra quyết liệt. Nhưng rồi kết cục lại rất bất ngờ, khác hẳn với hình dung của nhân vật và người đọc.

- Nhân vật “tôi” bất ngờ vì Nghi không đánh nhau mà chỉ đưa sách và rủ đi xem phim. Người đọc bất ngờ vì đang chờ một trận quyết chiến nhưng kết thúc lại khác hẳn, chỉ thấy tràn đầy yêu thương, một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp!

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc hiểu: Điều không tính trước, SBT trang 26 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

(Câu hỏi 6, SGK) Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: "Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ..."?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần kết của truyện

Lời giải chi tiết:

Kết thúc truyện gợi cho người đọc câu ca dao "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" và gửi gắm một thông điệp ngầm rằng sự đoàn kết và tình bạn trong sáng sẽ có sức mạnh to lớn như sức mạnh của người khổng lồ trong truyện cổ.

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Điều không tính trước, SBT trang 26 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2

Hãy tìm thông tin từ các nguồn khác nhau và viết một bài thuyết minh ngắn gọn để trả lời câu hỏi: "Tác giả Nguyễn Nhật Ánh là ai?".

Phương pháp giải:

Tham khảo sách bảo, internet

Lời giải chi tiết:

Có thể tìm thông tin từ các nguồn khác nhau, sau đó, viết một bài thuyết minh ngắn gọn theo yêu cầu của bài tập. Có thể tham khảo các thông tin sau về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh:

a) Nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh thì không một đứa trẻ đời 8x, 9x nào không biết. Một tác giả “phát vé trở về tuổi thơ cho mỗi đứa trẻ đã trưởng thành, mong muốn tìm được hình ảnh ngày xưa mộng mơ, đầy trong sáng. 

b) Vài nét về tiểu sử nhà văn Nguyễn Nhật Ánh:

- Tên thật: Nguyễn Nhật Ánh.

- Sinh ngày: 07/5/1955.

- Nguyên quán: huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Ông chuyên viết tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn, cái tuổi đầy mộng mơ, hoài bão.

c) Con đường sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh:

- Thuở nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh được cho theo học tại trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Châu Trinh. Mãi đến năm 1973, ông chuyển vào sống và học Sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuổi trẻ, ông tham gia Thanh niên xung phong, dạy học và tham gia công tác công đoàn trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Năm 1986, tác giả Nguyễn Nhật Ánh trở thành phóng viên nhật báo Sài Gòn giải phóng. Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách các tiết mục, tiểu phẩm cho các bé thiếu nhi. Hiện nay, ông trở thành một nhà bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn.

- Các bút danh khác của Nguyễn Nhật Ánh được biết đến như: Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,

d) Thành tựu văn học của Nguyễn Nhật Ánh:

- Năm 13 tuổi, bài thơ đầu tiên của ông được đăng báo.

- Tác phẩm đầu tiên được in thành sách là Thành phố tháng Tư (1984, in chung với Lê Thị Kim).

- Truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh mang tên Trước vòng chung kết (1985, NXB Măng Non).

- Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối của ông được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học trẻ hạng A. Năm 1995, ông được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975 – 1995). 

- Đến năm 1998, tác giả được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất.

- Năm 2003, bộ truyện Kính vạn hoa được trao tặng huy chương Vì thế hệ trẻ.

- Nguyễn Nhật Ánh chỉ tập trung viết tác phẩm dành cho bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam như Chuyện xứ Langbiang lần đầu tiên được viết dựa trên trí tưởng tượng. Vì nó, ông đã mất đến sáu tháng để nghiên cứu tài liệu về phù thuỷ, ma thuật,...

- Năm 2008, truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm.

e) Danh sách tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh: 

- Truyện nhiều tập: Kính vạn hoaChuyện xứ Langbiang

- Truyện dài: Trước vòng chung kết (1985), Bàn có năm chỗ ngồi (1987), Còn chút gì để nhớ (1988), Cô gái đến từ hôm qua (1989), Chú bé rắc rối (1989), Nữ sinh (1989), Thiên thần nhỏ của tôi (1990), Phòng trọ ba người (1990), Mắt biếc (1990), Thằng quỷ nhỏ (1990), Hoa hồng xứ khác (1991), Hạ đỏ (1991), Bong bóng lên trời (1991), Bồ câu không đưa thư (1993), Những chàng trai xấu tính (1993), Trại hoa vàng (1994), Út Quyên và tôi (1995), Đi qua hoa cúc (1995), Buổi chiều Windows (1995), Quán Gò đi lên (1999), Những cô em gái (2000), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), Lá nằm trong lá (2011), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (2012).

- Truyện ngắn: Cú phạt đền (1985), Chuyện cổ tích dành cho người lớn (1987), Bí mật của một võ sĩ (1989), Ngôi trường mọi khi (2001), Tôi là Bêtô (2007), Cho tôi xin một  đi tuổi thơ (2008), Đảo mộng mơ (2009).

- Thơ: Thành phố tháng Tư (1984), Đầu xuân ra sông giặt áo (1986), Tứ tuyệt cho nàng (1994), Lễ hội của đêm đen (1994).

                                                                                        (Theo kesachonline.com)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí