Giải bài tập 2 trang 89 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều>
Cho ngũ giác ABCDE tâm O (Hình 31). a) Phép quay ngược chiều tâm O biến điểm A thành điểm E thì các điểm B, C, D, E tương ứng biến thành các điểm nào? b) Chỉ ra các phép quay tâm O giữ nguyên hình ngũ giác đều đã cho.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề bài
Cho ngũ giác ABCDE tâm O (Hình 31).
a) Phép quay ngược chiều tâm O biến điểm A thành điểm E thì các điểm B, C, D, E tương ứng biến thành các điểm nào?
b) Chỉ ra các phép quay tâm O giữ nguyên hình ngũ giác đều đã cho.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Xác định \(a^\circ \) trong “Phép quay ngược chiều \(a^\circ \) tâm O biến điểm A thành điểm E”.
Các trường hợp còn lại tương tự.
b) Các phép quay thuận chiều \(a^\circ \) tâm O và các phép quay ngược chiều \(a^\circ \) tâm O, với \(a^\circ \) nhận các giá trị:
\({a_1}^\circ = \frac{{360^\circ }}{5},{a_2}^\circ = \frac{{2.360^\circ }}{5},{a_3}^\circ = \frac{{3.360^\circ }}{5},{a_4}^\circ = \frac{{4.360^\circ }}{5},{a_5}^\circ = \frac{{5.360^\circ }}{5}.\)
Lời giải chi tiết
a) Vì ABCDE là ngũ giác đều nên:
OA = OB = OC = OD = OE
AB = BC = CD = DE = EA
Suy ra \( \widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \widehat {COD} = \widehat { DOE} = \widehat {EOA} = \frac{360^\circ}{5} = 72^\circ\)
Khi đó, phép quay ngược chiều \(72^\circ\) biến các điểm B, C, D, E thành các điểm A, B, C, D.
b) Các phép quay tâm O giữ nguyên hình ngũ giác đều:
Phép quay thuận chiều \(72^\circ ,144^\circ ,216^\circ ,288^\circ ,360^\circ \) tâm O.
Phép quay ngược chiều \(72^\circ ,144^\circ ,216^\circ ,288^\circ ,360^\circ \) tâm O.
- Giải bài tập 3 trang 89 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 4 trang 89 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 1 trang 89 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
- Giải mục 2 trang 87 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
- Giải mục 1 trang 86, 87 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
>> Xem thêm