Giải bài 8 trang 67 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2


Bác Dũng có một cái khoá số như hình bên. Bác Dũng chọn ngẫu nhiên một dãy gồm 4 chữ số để đặt làm mã số mở khoá. Tính xác suất của các biến cố: A: “4 chữ số được chọn giống nhau” B: “4 chữ số được chọn lập thành một số có 4 chữ số” C: “4 chữ số được chọn có tổng bằng 35”.

Đề bài

Bác Dũng có một cái khoá số như hình bên. Bác Dũng chọn ngẫu nhiên một dãy gồm 4 chữ số để đặt làm mã số mở khoá.

Tính xác suất của các biến cố:

A: “4 chữ số được chọn giống nhau”

B: “4 chữ số được chọn lập thành một số có 4 chữ số”

C: “4 chữ số được chọn có tổng bằng 35”.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong phép thử ngẫu nhiên, hai kết quả đồng khả năng nếu chúng có khả năng xảy ra như nhau.

Xác suất của biến cố A được tính bởi công thức:

\(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\), trong đó n(A) là số kết quả thuận lợi cho A; \(n(\Omega )\) là số các kết quả có thể xảy ra.

Lời giải chi tiết

Dãy số dùng để đặt mã số là các số từ 0000 đến 9999. Số kết quả có thể xảy ra là \(n\left( \Omega  \right) = 10000\) kết quả.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là 0000, 1111, …, 9999.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 10.

Xác suất của biến cố A là P(A) = \(\frac{{10}}{{10000}} = 0,001\).

Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là 1000, 1001, …, 9999.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 9000.

Xác suất của biến cố B là P(B) = \(\frac{{9000}}{{10000}} = 0,9\).

Tổng của 4 chữ số bằng 35 trong 4 chữ số đó có 3 chữ số 9 và 1 chữ số 8.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là 8999, 9899, 9989, 9998.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố C là n(C) = 4.

Xác suất của biến cố C là P(C) = \(\frac{4}{{10000}} = 0,0004\).


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí