Giải Bài 17. Nghìn năm văn hiến VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống >
Gạch dưới đại từ nghi vấn trong các câu dưới đây và giải đố. a. Đố ai trên Bạch Đằng Giang Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
LTVC 1
Giải Câu 1 trang 65 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Gạch dưới đại từ nghi vấn trong các câu dưới đây và giải đố.
a.
Đố ai trên Bạch Đằng Giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
(Là: ____________)
b.
Bánh gì vuông vức chữ điền
Áo màu lá biếc dây viền dọc ngang
Hương xuân vị Tết nồng nàn
Ăn rồi nhớ mãi lòng chàng Lang Liêu?
(Là: ____________)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu đố để trả lời.
Lời giải chi tiết:
a.
Đố ai trên Bạch Đằng Giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
(Là: Ngô Quyền)
b.
Bánh gì vuông vức chữ điền
Áo màu lá biếc dây viền dọc ngang
Hương xuân vị Tết nồng nàn
Ăn rồi nhớ mãi lòng chàng Lang Liêu?
(Là: bánh chưng)
LTVC 2
Giải Câu 2 trang 65 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Chọn từ (đây, kia, này) điền vào chỗ trống thay thế cho từ in đậm trong đoạn văn dưới đây:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Nhìn từ xa, cây cầu Long Biên ……… trông như một con rồng sắt khổng lồ. Cầu Long Biên ……… là cây cầu duy nhất của Thủ đô có các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để chọn từ thay thế phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Nhìn từ xa, cây cầu này trông như một con rồng sắt khổng lồ. Đây là cây cầu duy nhất của Thủ đô có các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái.
LTVC 3
Giải Câu 3 trang 66 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Chọn kết từ (mà, cho, như, tuy ... nhưng ...) điền vào chỗ trống.
a.
Con người có tổ, có tông
____ cây có cội, ____ sông có nguồn.
b.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
____ ràng khác giống ____ chung một giàn.
c.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời ____ nói ____ vừa lòng nhau.
d.
Công cha ____ núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ ____ nước trong nguồn chảy ra.
e.
Công cha ____ núi ngất trời
Nghĩa mẹ ____ nước ngời ngời Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu để điền kết từ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Như … như
b. Tuy … nhưng
c. Mà … cho
d. Như … như
e. Như … như
LTVC 4
Giải Câu 4 trang 66 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết đoạn văn (3 - 5 câu) giới thiệu về một vị anh hùng dân tộc, trong đó có sử dụng đại từ và kết từ.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để viết đoạn phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trần Nhật Duật là một vị tướng kiệt xuất thời Trần, nổi tiếng với tài ngoại giao và khả năng hiểu biết nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Ông đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, khi dùng trí tuệ và sự khéo léo để hòa hợp các dân tộc, tạo sức mạnh đoàn kết. Nhờ sự thông minh và tài lãnh đạo, ông không chỉ giành được nhiều chiến thắng mà còn giữ vững ổn định cho vùng biên giới phía Bắc. Ông là một trong những vị tướng được vua Trần tin tưởng và người dân vô cùng kính trọng.
LTVC 5
Giải Câu 5 trang 66 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đặt câu hỏi có đại từ nghi vấn cho phần in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a. Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 938.
b. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
c. Bài thơ Sông núi nước Nam được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu hỏi phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Ai đã chỉ huy quân dân ta đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 938?
b. Khi nào Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình?
c. Bài thơ nào được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta?
Viết 1
Giải Câu 1 trang 67 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS, Tiếng Việt 5, tập hai, trang 91) và thực hiện yêu cầu.
a. Đoạn văn nói về sự việc gì? Người viết có ý kiến thế nào về sự việc đó?
b. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn bằng cách hoàn chỉnh thông tin trong bảng.
Mở đầu |
Từ câu: …………………………… đến câu: ………………… |
Triển khai |
Từ câu: …………………………… đến câu: ………………… |
Kết thúc |
Từ câu: …………………………… đến câu: ………………… |
c. Nối nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.
d. Hoàn thành sơ đồ dưới đây để trả lời câu hỏi: Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và dẫn chứng nào để chứng minh ý kiến của mình là đúng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn văn trên nói về sự việc: Lớp của một bạn học sinh thảo luận về chủ điểm “Tiếp bước cha ông”. Có một bạn nêu ra ý kiến cần bảo vệ di sản của cha ông để lại.
Người viết có ý kiến tán thành với sự việc được nêu ra.
b.
Mở đầu |
|
Triển khai |
|
Kết thúc |
|
c.
d.
- Lí do: Vì giữ gìn di sản của cha ông để lại chính là giữ gìn thành quả lao động của những thế hệ trước.
+ Dẫn chứng 1: Để có một công trình kiến trúc, một mái đình, ngôi chùa,... cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, công sức lao động thậm chí cả xương máu.
+ Dẫn chứng 2: Biết bao khát vọng của người xưa được gửi gắm vào mỗi di sản đó.
Viết 2
Giải Câu 2 trang 69 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Theo em, cần nêu ý kiến tán thành về một sự việc, hiện tượng như thế nào để có sức thuyết phục?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Để bài viết nêu ý kiến tán thành về một sự việc, hiện tượng có sức thuyết phục, chúng ta cần lưu ý:
+ Đưa ra được các lí do giải thích chọn lọc, dễ hiểu và có liên quan trực tiếp đến việc đồng ý hay không đồng ý với sự việc, hiện tượng.
+ Có các dẫn chứng thuyết phục để giải thích và bảo vệ lí do mà mình đưa ra. Dẫn chứng sinh động, gần gũi dễ hiểu và cụ thể.
Vận dụng 1
Giải Câu 1 trang 69 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Trao đổi với người thân về một chương trình truyền hình có tác động tích cực đối với học sinh.
- Tên của chương trình truyền hình đó là gì?
- Chương trình truyền hình đó nói về sự việc gì?
- Vì sao chương trình truyền hình đó lại có tác động tích cực đối với học sinh?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình và trao đổi với người thân.
Lời giải chi tiết:
- Tên của chương trình truyền hình đó là: Đường lên đỉnh
- "Đường lên đỉnh Olympia" là cuộc thi kiến thức dành cho học sinh, với bốn phần thi chính: Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc, và Về đích. Mỗi phần thi đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức đa dạng và kỹ năng tư duy nhanh nhạy.
- Chương trình đó có tác động tích cực vì: Chương trình khuyến khích học sinh học hỏi và phấn đấu trong học tập. Nó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp học sinh rèn luyện trí tuệ, sự kiên trì và khả năng làm việc dưới áp lực. Đặc biệt, chương trình còn là nơi truyền cảm hứng cho rất nhiều học sinh trên toàn quốc, thúc đẩy tinh thần học tập và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tri thức.
Vận dụng 2
Giải Câu 2 trang 69 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam.
- Tên sách báo:
- Tên danh nhân được nói tới:
- Những đóng góp nổi bật của danh nhân:
Phương pháp giải:
Em tìm đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam qua sách báo, Internet.
Lời giải chi tiết:
- Tên sách báo: "Võ Nguyên Giáp - Chiến Thắng Bằng Mọi Giá"
- Tên danh nhân được nói tới: Võ Nguyên Giáp
- Những đóng góp nổi bật của danh nhân:
+ Tổng chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam trong nhiều chiến dịch lịch sử, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), làm nên chiến thắng quyết định đánh bại thực dân Pháp.
+ Được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự xuất sắc của thế kỷ 20, với những phương án chỉ huy táo bạo và sáng tạo.
+ Lãnh đạo quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước năm 1975.
+ Tác phẩm và di sản của ông không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà còn được các nhà chiến lược quân sự quốc tế nghiên cứu.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài 30. Thành phố thông minh Mát-xđa VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29. Điện thoại di động VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 5 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 3 và 4 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 1 và 2 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30. Thành phố thông minh Mát-xđa VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29. Điện thoại di động VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 5 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 3 và 4 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 1 và 2 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống