Giải Bài 1. Tiếng hát của người đá VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống >
Đọc các câu trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 10) và thực hiện yêu cầu. - Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
LTVC 1
Giải Câu 1 trang 4 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc các câu trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 10) và thực hiện yêu cầu.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a.
Câu |
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Trời không mưa |
|
|
Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. |
|
|
- Ghi lại các cụm chủ ngữ - vị ngữ của câu ở ví dụ b. Từ nên có tác dụng gì trong câu?
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ nhất. |
|
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ hai. |
|
Tác dụng của từ nên trong câu. |
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Trời không mưa |
Trời |
không mưa |
Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. |
Ruộng đồng |
khô hạn, nứt nẻ |
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ nhất. |
Trời không mưa |
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ hai. |
Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. |
Tác dụng của từ nên trong câu. |
Nối hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu |
LTVC 2
Giải Câu 2 trang 5 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Xác định câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ - vị ngữ đó?
(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
(Theo Băng Sơn)
- Câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ là:
- Từ có tác dụng nối các cụm chủ ngữ - vị ngữ là:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Câu có 2 cụm chủ ngữ - vị ngữ: Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
- Từ nhưng có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó.
LTVC 3
Giải Câu 3 trang 5 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Khoanh vào những đáp án đúng về câu ghép.
A. Câu ghép là câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.
B. Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ - vị ngữ ghép lại.
C. Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu.
D. Các vế trong câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn câu trả lời thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Những đáp án đúng: B, C, D.
LTVC 4
Giải Câu 4 trang 5 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm câu ghép trong đoạn văn ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 10) và xác định các vế trong mỗi câu ghép.
Câu ghép |
Các vế trong câu ghép |
|
Vế 1 |
Vế 2 |
|
Câu số: |
|
|
Câu số: |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để tìm câu ghép và xác định các vế trong câu.
Lời giải chi tiết:
Câu ghép |
Các vế trong câu ghép |
|
Vế 1 |
Vế 2 |
|
Câu số: (2) |
Cỏ gần nước tươi tốt. |
trâu ăn cỏ miền theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi |
Câu số: (3) |
đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối |
chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình |
LTVC 5
Giải Câu 5 trang 6 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đặt 1 - 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Nai Ngọc có giọng hát trong trẻo vang xa khắp núi rừng, khiến muông thú say mê nhảy múa và dân làng kinh ngạc hỏi thăm về nguồn gốc của em.
Viết 1
Giải Câu 1 trang 6 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc bài Chú bé vùng biển ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 11) và thực hiện yêu cầu.
a. Người được tả trong bài văn là ai?
b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và nêu nội dung chính của mỗi phần.
Phần |
Nội dung chính |
|
Mở bài |
từ đầu đến ……………………… ………………………………….. |
……………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Thân bài |
tiếp theo đến…………………… ……………………………… |
……………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Kết bài |
phần còn lại |
……………………………………………………………………………………………………………………………………… |
c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra như thế nào?
Ngoại hình |
Tầm vóc so với lứa tuổi |
Cao hơn hẳn các bạn một cái đầu |
Dáng người |
…………………………………………………………………………………………………… |
|
Nước da |
…………………………………………………………………………………………………… |
|
Gương mặt |
…………………………………………………………………………………………………… |
|
Trang phục |
…………………………………………………………………………………………………… |
|
Hoạt động |
Việc làm, cử chỉ, … |
- Lúc đan lưới: - Lúc trông thấy các bạn: |
Sở trường |
Điểm mạnh nổi trội |
…………………………………………………………………………………… |
d. Bằng cách nào, tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả?
Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả |
- Từ ngữ tả ngoại hình: ……………………………………………… - Từ ngữ tả hoạt động: ………………………………………………. |
Sử dụng hình ảnh so sánh |
- Từ ngữ tả ngoại hình: ……………………………………………… - Từ ngữ tả hoạt động: ………………………………………………. |
|
…………………………………………………………………………………… |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a.
Người được tả trong bài văn là Thắng.
b.
Phần |
Nội dung chính |
|
Mở bài |
Từ đầu đến bọn trẻ. |
Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó. |
Thân bài |
Tiếp theo đến như một con cá. |
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt,...). + Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ,...). + Tả sở trường |
Kết bài |
Phần còn lại |
Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả. |
c.
Ngoại hình |
Tầm vóc so với lứa tuổi |
Cao hơn hẳn các bạn một cái đầu |
Dáng người |
rắn chắc, cân đối, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế chắc nịch. |
|
Nước da |
nước da rám đỏ khỏe mạnh |
|
Gương mặt |
cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra. |
|
Trang phục |
cởi trần |
|
Hoạt động |
Việc làm, cử chỉ, … |
- Lúc đan lưới: tay Thắng cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt Thắng thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. - Lúc trông thấy các bạn: nó vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, bước đến bên mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước, êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá. |
Sở trường |
Điểm mạnh nổi trội |
Bơi lội |
d.
Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả |
- Từ ngữ tả ngoại hình: "Cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh," "thân hình rắn chắc, cân đối, nở nang," "cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi," "hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo," "cặp đùi dế chắc nịch," "cặp mắt to và sáng," "miệng tươi, hay cười," "trán hơi dô ra." - Từ ngữ tả hoạt động: "Cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt," "tay vẫn thoăn thoắt vá lưới," "vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống," "bám tay vào cọc chèo," "đu mình xuống nước, êm không một tiếng động," "lặn biến đi như một con cá." |
Sử dụng hình ảnh so sánh |
- Từ ngữ tả ngoại hình: "Hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo." - Từ ngữ tả hoạt động: "Lặn biến đi như một con cá." |
Sử dụng hành động đặc trưng và sự đối lập |
Các hành động mạnh mẽ, dứt khoát và khéo léo của Thắng (như "cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt", "lặn biến đi như một con cá") làm nổi bật sự năng động, gan dạ và kỹ năng vượt trội của cậu bé. |
Miêu tả sự cảm phục của người khác |
"Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục," cho thấy Thắng không chỉ có ngoại hình ấn tượng mà còn được người khác ngưỡng mộ vì tài năng của mình. |
Viết 2
Giải Câu 2 trang 8 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Theo em, cần lưu ý những điều gì khi viết bài văn tả người?
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả người.
Lời giải chi tiết:
- Bố cục:
Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó.
Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt, trang phục,...).
+ Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,...).
+ Tả sở trưởng, sở thích hoặc tính tình.
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.
- Cách lựa chọn chi tiết miêu tả: Lựa chọn những chi tiết nổi bật.
- Cách miêu tả:
+ Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả
+ Sử dụng hình ảnh so sánh
+ ….
Vận dụng 1
Giải Câu 1 trang 8 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm đọc các đoạn văn hoặc bài văn tả người (trẻ em, người lớn, …). Chép lại một câu văn mà em thích.
Phương pháp giải:
Em tìm đọc các bài văn rồi ghi lại câu văn yêu thích.
Lời giải chi tiết:
“Hà Lan có mái tóc dài, óng mượt và làn da trắng mịn màng, đôi mắt to tròn và sâu thẳm, long lanh như hai giọt nước. Đôi mắt ấy làm người khác như lạc vào một thế giới huyền ảo, khó lòng rời bỏ.”
Vận dụng 2
Giải Câu 2 trang 9 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.
- Tên sách báo:
- Việc tốt được nói tới:
Phương pháp giải:
Em tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt qua sách báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
- Tên sách báo: Ông lão 77 tuổi vá hàng trăm con đường - VNexpress
- Việc tốt được nói tới:
6 năm rồi ông Cao Văn Long, 77 tuổi, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, An Giang lấy công việc vá đường làm niềm vui. "Nhiều người nói việc này để Nhà nước lo, nhưng tui nghĩ hư một ít mình sửa ngay thì xài bền, để nó hư nhiều thì khó sửa lắm", mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt nhăn nheo, ông nói. Ông nghỉ việc đồng áng, chuyên tâm vào việc vá các ổ gà, ổ voi trong thành phố. Đến nay hàng trăm con đường lớn nhỏ trong thành phố đều có những vết vá của ông.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài 30. Thành phố thông minh Mát-xđa VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29. Điện thoại di động VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 5 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 3 và 4 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 1 và 2 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30. Thành phố thông minh Mát-xđa VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29. Điện thoại di động VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 5 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 3 và 4 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 1 và 2 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống