Bài 13. Sự sinh sản của thực vật có hoa trang 47, 48, 49 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo>
Hoa có chức năng gì đối với thực vật?
CH tr 47 KĐ
Hoa có chức năng gì đối với thực vật?
Phương pháp giải:
Vai trò của hoa.
Lời giải chi tiết:
Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
CH tr 47 CH1
Chỉ và nói tên cơ quan sinh sản của cây hoa hồng và cây hoa hướng dương trong các hình dưới đây:
Phương pháp giải:
Quan sát hình trên.
Lời giải chi tiết:
+ Cơ quan sinh sản đực: Nhị hoa.
+ Cơ quan sinh sản cái: Nhụy hoa.
- Cơ quan sinh sản của cây hoa hướng dương:
+ Cơ quan sinh sản đực: Nhụy hoa chứa phấn hoa.
+ Cơ quan sinh sản cái: Nhụy hoa chứa bao phấn.
CH tr 47 CH2
Nói với bạn tên gọi tên gọi chung của hai cây hoa này.
Phương pháp giải:
Thảo luận với bạn.
Lời giải chi tiết:
Tên gọi chung của hai loài hoa này là hoa lưỡng tính.
CH tr 47 CH3
Kể tên các cây có hoa mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Dưới đây là một số cây có hoa phổ biến:
1. Hoa hồng (Rose)
2. Hoa cúc (Chrysanthemum)
3. Hoa lan (Orchid)
4. Hoa cẩm chướng (Daisy)
5. Hoa cẩm tú cầu (Lavender)
6. Hoa dạ yến thảo (Daffodil)
7. Hoa huệ (Lily)
8. Hoa sen (Lotus)
CH tr 47 CH4
Chỉ và nói nhị, nhuỵ của hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.
Phương pháp giải:
Quan sát hình trên.
Lời giải chi tiết:
Nhị là cơ quan sinh dục đực, nhụy là cơ quan sinh sản cái. Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy. Hoa lưỡng tính có cả nhụy và nhị trên cùng 1 hoa.
CH tr 48 CH
Chỉ và nói tên từng bộ phận của hoa và các bộ phận của nhị hoa, nhuỵ hoa.
Phương pháp giải:
Quan sát và chỉ ở hình 7.
Lời giải chi tiết:
Hoa: Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị/nhụy
Nhị hoa: Chỉ nhị, bao phấn chứa các hạt phấn
Nhụy hoa: Đầu nhụy, vòi nhụy, noãn, bầu nhụy
CH tr 48 LT1
Sưu tầm một số hoa, quan sát, chỉ và nói đâu là nhị, đâu là nhuỵ, các bộ phận của nhị và nhuy.
Phương pháp giải:
Sưu tầm qua sách, báo, …
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Hoa hồng, hoa sen, cẩm tú cầu, hoa bơ, hoa dưa hấu, hoa cây bí đao, hoa thuần thục.
CH tr 48 LT2
Phân loại các hoa đã sưu tầm được thành hai nhóm hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Phương pháp giải:
Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy.
Hoa lưỡng tính có cả nhụy và nhị trên cùng 1 hoa.
Lời giải chi tiết:
- Phân loại:
+ Hoa đơn tính: hoa bơ, hoa dưa hấu, hoa cây bí đao.
+ Hoa lưỡng tính: hoa hồng, hoa sen, cẩm tú cầu.
CH tr 48 LT3
Vẽ sơ đồ và ghi chú tên các bộ phận của một hoa mà em quan sát được.
Phương pháp giải:
Học sinh tự vẽ và chú thích.
Lời giải chi tiết:
- Hoa lưỡng tính:
CH tr 49 CH1
Quan sát hình, đọc thông tin và cho biết:
Vai trò của nhị và nhuỵ trong thụ phấn, thụ tinh.
Phương pháp giải:
Quan sát hình và đọc thông tin.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của nhị và nhuỵ trong thụ phấn, thụ tinh:
- Thụ phấn xảy ra khi đầu nhụy nhận được hạt phất từ nhị
- Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm thành ống phấn để đưa tế bào sinh dục đực đến kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn, tạo thành hợp tử
CH tr 49 CH2
Quan sát hình, đọc thông tin và cho biết:
Sau khi thụ tinh, hợp tử, noãn và bầu nhuỵ phát triển thành bộ phận nào của cây?
Phương pháp giải:
Quan sát hình và đọc thông tin.
Lời giải chi tiết:
Sau khi thu tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt, bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
CH tr 50 LT
Cùng bạn đặt câu hỏi về sự sinh sản ở thực vật có hoa.
Phương pháp giải:
Thảo luận, trao đổi với bạn.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
CH tr 50 VD
Đố em: Khi trồng dưa lưới, người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhuỵ của hoa cái như hình 12. Giải thích vì sao phải làm như vậy.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 12.
Lời giải chi tiết:
Vì hoa của cây dưa lưới là hoa đơn tính vì vậy người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhuỵ của hoa cái để:
- Trong một số trường hợp, hoa dưa lưới có thể không được thụ phấn một cách hiệu quả tự nhiên. Việc thụ phấn nhân tạo giúp đảm bảo rằng một lượng đủ phấn hoa được chuyển từ hoa đực sang hoa cái, tăng khả năng thành công của quá trình thụ phấn.
- Thụ phấn nhân tạo có thể giúp tạo ra quả dưa lưới có chất lượng tốt hơn. Khi một lượng lớn phấn hoa được chuyển đến nhuỵ của hoa cái, khả năng thụ tinh trứng phôi sẽ tăng, tạo ra quả lớn và đều hơn.
- Bài 14. Sự lớn lên và phát triển của thực vật trang 51, 52, 53 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Sự sinh sản của động vật trang 57, 58, 59 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Sự lớn lên và phát triển của động vật trang 60, 61, 62 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật trang 64 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 105 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Tác động của con người tới môi trường trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Chức năng của môi trường trang 96, 97, 98 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 94 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 89, 90, 91 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 105 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Tác động của con người tới môi trường trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Chức năng của môi trường trang 96, 97, 98 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 94 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 89, 90, 91 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo