Bài 12. Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 45 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo>
Viết, vẽ những điều em đã học được từ chủ đề Năng lượng và chia sẻ với bạn.
CH tr 45 CH1
Viết, vẽ những điều em đã học được từ chủ đề Năng lượng và chia sẻ với bạn.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học chủ đề Năng lượng.
Lời giải chi tiết:
NHIỆT |
NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG |
Tên một số nguồn năng lượng: Mặt trời, thức ăn, lửa, xăng dầu, gió, nước, than đá, gió, nước, dầu mỏ và khí tự nhiên,… |
+ Năng lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất và công nghiệp để vận hành máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất. + Năng lượng được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày như sử dụng máy tính, xem TV, sạc điện thoại di động, sử dụng máy giặt và máy sấy. + Năng lượng được sử dụng để sưởi ấm trong các ngôi nhà, văn phòng và các cơ sở khác vào mùa đông thông qua các hệ thống sưởi, lò lửa hoặc lò nướng. + Năng lượng được sử dụng để tạo ra ánh sáng cho việc chiếu sáng trong nhà, công viên, đường phố và các khu vực công cộng thông qua các đèn điện, đèn LED và các nguồn ánh sáng khác. + Năng lượng được sử dụng để nấu ăn và nấu nướng thông qua việc sử dụng bếp ga, bếp điện, lò nướng và các thiết bị nấu ăn khác… |
||
MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN |
Tên các bộ phận của một mạch điện thắp sáng đơn giản: Pin, bóng đèn, khóa K, dây dẫn |
|
Trong mạch điện, dây dẫn nối các bộ phận của mạch điện với nhau và cho dòng điện đi qua, nguồn điện cung cấp điện giúp bóng đèn phát sáng, công tắc dùng để đóng, ngắt điện. |
||
VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN |
Các vật làm bằng đồng, sắt, nhôm,… cho dòng điện đi qua là vật dẫn điện. Các vật làm bằng nhựa, giấy, gỗ,… không cho dòng điện đi qua là vật cách điện. |
|
Các vật dẫn điện được sử dụng để nối các thiết bị mạch điện, dẫn điện từ nguồn điện đến các thiết bị máy móc,… Các vật cách điện được sử dụng để ngăn cách dòng điện với bên ngoài, đảm bảo an toàn cho việc sử dụng dòng điện,… |
||
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN |
Một số quy tắc an toàn điện: không chạm vào dây điện bị hở; không lắp đặt thiết bị điện nơi ẩm ướt, không đến gần các khu vực có cột điện cao thế, trạm biến áp,... Phải báo tin cho người lớn biết ngay khi thấy những sự cố về điện. |
|
Để tiết kiệm năng lượng điện, chỉ dùng điện khi cần thiết; tất các thiết bị điện khi không sử dụng,... Việc tiết kiệm năng lượng điện góp phần bảo vệ môi trường. |
||
NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT |
Trong tự nhiên, than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên là những tài nguyên được hình thành qua hàng trăm triệu năm: • Than đá được hình thành chủ yếu từ xác thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy • Dầu mỏ được hình thành chủ yếu do xác các sinh vật bị vùi lấp trong bùn và cát Các sinh vật chết đã biến đổi thành một chất lỏng đen quánh gọi là dấu thổ hay dầu mỏ. • Khi tự nhiên được hình thành khi các sinh vật bị phân huỷ. Khí tự nhiên thường được tìm thấy cùng với than đá và dầu mỏ. |
|
• Một số nguồn năng lượng chất đốt: củi, than đá, xăng, dầu, khí đốt. Chất đốt khi bị cháy sẽ cung cấp năng lượng để đun nấu, thắp sáng, vận hành máy móc.... • Để đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt cần: tắt bếp ngay sau khi không sử dụng; không để các chất dễ cháy nổ gắn bép; khi phát hiện có đám cháy, cần hô to để báo cháy hoặc gọi điện số 114;... • Các chất đốt khi cháy đều sinh ra nhiều loại khí và chất độc hại nên phải sử dụng các loại bếp và lò đốt có ống khói với hệ thống xử lí khí thải; khuyến khích người dân sử dụng khí sinh học để giảm bớt khí thải để bảo vệ môi trường. Chúng ta cần sử dụng tiết kiệm năng lượng chất dốt bằng cách: điều chỉnh ngọn lửa khi đun nấu và sử dụng các đồ dùng trong bếp phù hợp; sử dụng phương tiện giao thông công cộng;... |
||
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, GIÓ VÀ NƯỚC CHẢY
|
- Năng lượng mặt trời để chiếu sáng, sười ẩm, làm khô, đun nấu Và sản xuất hiện trời được dùng đc chieu ring nam - Năng lượng gió được dùng để chạy thuyền buồm, sản xuất điện,.... - Năng lượng nước chảy được dùng để đấy thuyền, bè,... xuôi dòng nước; làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, sản xuất điện,.... |
|
Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy là các nguồn năng lượng sạch và có thể thay thế các nguồn năng lượng chất đốt. |
CH tr 45 CH2
Làm một bộ sưu tập hình ảnh về các dụng cụ, thiết bị tiết kiệm năng lượng được gia đình em hoặc người dân đang sử dụng.
Phương pháp giải:
Học sinh sưu tầm qua sách, báo, internet, …
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Pin năng lượng mặt trời,…
CH tr 45 CH3
Giới thiệu sản phẩm của em. Chia sẻ với các bạn những việc em, gia đình đã làm để sử dụng nguồn năng lượng. Chia sẻ với các bạn những việc em, gia đình đã làm để sử dụng hiệu quả, an toàn và tiết kiệm các nguồn năng lượng.
Phương pháp giải:
Giới thiệu sản phẩm của em.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự giới thiệu và chia sẻ.
- Bài 11. Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy trang 41, 42, 43 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Năng lượng chất đốt trang 37, 38, 39 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Sử dụng năng lượng trang 35, 36, 37 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Vật dẫn điện và vật cách điện trang 32, 33, 34 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Mạch điện đơn giản trang 29, 30, 31 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 105 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Tác động của con người tới môi trường trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Chức năng của môi trường trang 96, 97, 98 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 94 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 89, 90, 91 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 105 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Tác động của con người tới môi trường trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Chức năng của môi trường trang 96, 97, 98 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 94 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 89, 90, 91 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo