Em hãy kể lại truyện "Bốn anh tài" một truyện cổ dân tộc Tày mà em đã được học>
Ngày xưa ở một bản nọ có một cậu bé kì lạ, mới lên 10 tuổi mà sức khỏe đã bằng trai 18. 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ và có chí khí hơn người.
Đề bài
Em hãy kể lại truyện "Bốn anh tài" một truyện cổ dân tộc Tày mà em đã được học
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Con hãy kể lại chuyện theo dàn bài sau:
- Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (nêu tên truyện, nội dung chính của truyện, các nhân vật trong truyện)
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện
+ Giới thiệu về bốn nhân vật chính và tài năngcủa họ
+ Kể hành trình đi diệt yêu tinh của bốn anh em.
- Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện, cảm nghĩ về câu chuyện.
Lời giải chi tiết
Đặc biệt là cậu ta ăn rất khỏe, mỗi bữa ăn hết 9 chõ xôi. Dân bản đặt tên là Cẩu Khây.
Hồi ấy có một con yêu tinh xuất hiện chuyên bắt người và súc vật để ăn thịt. Nó hoành hành ngang dọc, tàn phá làng bản tan hoang, nhân dân vô cùng lo sợ. Cẩu Khây rất thương bà con, chàng vác vũ khí lên đường quyết trừ diệt yêu quái.
Cẩu Khây qua một cánh đồng khô cạn, thấy một cậu bé dùng tay làm vồ đóng cọc. Một quả đấm cậu giáng xuống cái cọc tre thụt sâu vào lòng đất. Tên cậu ta là Nắm Tay Đóng Cọc. Nghe Cẩu Khây nói chuyện đi giết yêu tinh, cậu ta xin được lên đường.
Hai người đi đến một vùng khác. Từ xa đã nghe tiếng ầm ầm. Đến gần mới thấy một cậu bé đang ngâm mình dưới hồ, lấy vành tai to tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà. Vừa nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước xin được nhập đoàn, cùng đi diệt trừ yêu quái.
Ba người vượt qua bao núi cao rừng thẳm đến một nơi xa lạ. Họ ngạc nhiên thấy một chú bé ngồi dưới gốc cây cổ thụ, đang cặm cụi dùng móng tay đục gỗ thành máng dẫn nước vào ruộng. Móng Tay Đục Máng xin được làm em út đi theo để cùng ba anh tiêu diệt yêu quái.
Bốn anh tài đi suốt đêm ngày, trải qua nhiều mưa nắng và đói khát mới tìm đến được hang ổ của yêu tinh. Họ may mắn gặp được một bà già đang chăn bò cho yêu tinh. Cụ nấu cơm cho 4 cậu bé ăn. Ăn no, cả 4 anh em cùng lăn ra ngủ. Đánh hơi thấy mùi thịt trẻ em, yêu tinh xuất hiện. Được bà cụ báo cho biết, 4 anh em quyết chí sẵn sàng chiến đấu.
Yêu tinh trợn mắt xanh lè, thè lưỡi đỏ như máu, dài bằng quả núc nác, cái đầu bù xù lông lá. Một mùi tanh nồng nặc xông lên. Nhanh như cắt, Móng Tay Đục Máng túm chặt lấy lưỡi yêu tinh kéo ra. Nắm Tay Đóng Cọc liền vung tay đánh thẳng vào mõm quái vật, làm gãy gần hết hàm răng của nó. Quái vật rú lên, điên cuồng chống trả. Cẩu Khây nhổ cây làm gậy nện túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, chạy trốn. Tức thì gió bão nổi lên, đất trời tối sầm lại. Bốn anh em bám sát đuổi theo đến một thung lũng. Yêu tinh phun nước ra như mưa, dâng nước ngập tràn băng băng. Bốn anh em vội trèo lên núi. Nắm Tay Đóng Cọc be bờ ngăn nước lũ. Lấy Tai Tát Nước ra sức tát nước ầm ầm. Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lát sau, mặt đất lại khô ráo. Yêu tinh sợ quá phải quy hàng anh em Cẩu Khây.
Từ đấy, các bản làng được bình yên, bà con dược yên ổn làm ăn. Họ mãi ghi nhớ công ơn bốn anh tài.
Loigiaihay.com
- Hãy kể lại truyện cổ "Vương quốc vắng nụ cười" theo sự hiểu biết của em và bằng ngôn ngữ riêng của em
- Hãy kể lại truyện cổ "Lưỡi rìu" dựa vào tranh vẽ (chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật, hình ảnh lưỡi rìu và biết cách thể hiện lời của nhân vật)
- Hãy kể lại truyện cổ "Điều ước của vua Mi-đát" theo sự hiểu biết và bằng ngôn ngữ của em
- Kể lại truyện cổ tích "Nàng Tiên ốc", kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật cần tả. (Nhớ đọc lại bài thơ "Nàng Tiên ốc" của Phan Thị Thanh Nhàn)
- Em hãy kể lại truyện cổ tích "Sự tích hồ Ba Bể"
>> Xem thêm
- Nhân vật chính trong câu chuyện "Ba anh em" là những ai? Tính cách của các nhân vật được bộc lộ trong hoàn cảnh nào ? Em có đồng ý với nhận xét của nhân vật bà về tính cách của từng cháu không?
- Em hãy viết thư thăm thầy giáo hoặc cô giáo cũ
- Em hãy viết thư gửi người thân (ông, bà, bác, chú, dì, anh chị em...) sau một tháng lên học lớp 4
- Viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm bạn và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay
- Đọc bài "con chuồn chuồn nước" của Nguyễn Thế Hội và trả lời câu hỏi