I. Em đọc truyện "Câu chuyện trực nhật">
Em đọc truyện "Câu chuyện trực nhật" trang 25, 26, 27 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 6. Buổi họp lớp diễn ra hơi nặng nề. Cô giáo Lan nhắc ....
Hướng dẫn đọc : Truyện có nhiều nhân vật: Cô giáo Lan, Phi, mẹ Phi, Xuân (bạn cùng lớp với Phi), có nhiều đoạn đối thoại, vì vậy đọc phải diễn đạt tình cảm như lời nhân vật đang nói.
CÂU CHUYỆN TRỰC NHẬT
Buổi họp lớp diễn ra hơi nặng nề. Cô giáo Lan nhắc :
- Em Phi, tổ trưởng tổ trực nhật phát biểu trước - Phi bỗng oà khóc. Cô giáo chưa hiểu chuyện gì vì lâu nay Phi vẫn là một học sinh gương mẫu. Một em ngồi cạnh Phi đứng lên :
- Suốt cả tuần, bạn Phi chẳng làm tí gì công việc trực nhật. Bạn còn giả vờ mang chổi đến khi chúng em đã làm xong.
Rồi một loạt các em khác :
- Đúng thế đấy ạ.
- Thưa cô, bạn Phi rất lười trực nhật.
Cô giáo nhìn Phi nghiêm nghị. Em gục đầu xuống bàn, nấc thành tiếng. Cô giáo hơi băn khoăn nhưng phải đứng về phía đa số để phân tích, khuyên nhủ.
Mấy ngày tiếp đến thật bận rộn, nhưng cô giáo vẫn không sao quên được buổi họp lớp tuần trước. Có điều gì đó không ốn, rất cần một cái nhìn sáng suốt.
Tối hôm đó, cô giáo quyết định đến nhà Phi. Thoáng thấy em đang nói chuyện với mẹ, cô dừng lại trước cửa lắng nghe :
- Các bạn phê bình con gắt lắm. Sáu giờ rưỡi mới được vào lớp, mà làm trực nhật chỉ cần 30 phút, nhưng năm giờ các bạn đã đến và làm thật nhanh để sau đó rủ nhau ra hồ Tây chơi. Con đến sau bị coi là lười.
Thế là đã rõ ! Cô nén xúc động, bình thản bước vào nhà Phi. Mẹ con Phi ngạc nhiên, lúng túng. Cô giáo âu yếm kéo Phi ngồi cùng ghế, nhẹ nhàng nói :
- Em không có khuyết điểm gì cả. Cô sẽ chấn chỉnh việc này.
Sáng hôm sau, cô giáo dậy sớm, đạp xe ngay đến trường khi đèn đường các phố chưa tắt. Cô cứ tưởng, sớm thì cũng nửa tiếng nữa các em trực nhật mới đến; không ngờ cô thấy Xuân và một số em đã có mặt trước lớp. Cô nép mình sau cột, theo dõi.
Xuân bước ra giữa sân, nói lớn :
- Tổ trưởng Phi chưa dậy đâu. Hôm nay gió hơi mạnh nên hồ Tây có sóng. Chống phao dạo chơi ở hồ thì chúa nhất đời. Tao hạ lệnh : "Hôm nay quét sơ sơ thôi, không cần quét bên trong !".
Thế là cả bọn vào quét lớp. Năm phút sau chúng đã kéo ra sân tranh nhau lấy sào nứa để ra hồ chống phao.
Vừa lúc đó, Phi cầm chổi đến lớp thì cả lũ nhao nhao xỉa xói.
Nhưng Phi cứ vào lớp. Lúc này cũng chỉ mới năm giờ rưỡi. Cô Lan đã thấy hết. Cô nghĩ bụng : Phi đã cố ra lớp sớm hơn đến một giờ.
Đã hai mươi phút rồi vẫn chưa thấy Phi ra, cô giáo liền bước vào lớp :
- Phi đấy à !
- Dạ. Em chào cô ạ ! - Phi đang cúi quét dưới gầm bàn, liền đứng phắt dậy.
- Hình như lớp đã được quét rồi ?
- Vâng ! Nhưng thấy còn bẩn, em quét thêm cho sạch ạ.
Cô Lan đi ra bờ hồ thì một cảnh tượng làm cô hết sức lo lắng: một toán năm em đứng trên chiếc phao sắt bập bềnh, nghiêng ngửa trên mặt hồ dậy sóng, cách bờ khoảng hai mươi mét. Cô gọi to : Các em ơi ! Cho phao vào ngay đi !
Thấy cô giáo chủ nhiệm, cả bọn đã cố chống phao quay trở lại. Nhưng sóng bắt đầu nổi to dần ; chiếc phao mãi vẫn không nhích vào được. Một vài em định cởi áo nhảy xuống nhưng cô giáo ngăn lại:
- Không được, sóng to lắm. Cứ đứng yên trên phao. Cô sẽ nhờ ...
Vừa lúc đó Phi chạy ra. Em đã có cách giúp các bạn. Phi chạy ngay về mượn bát cước câu số 5 buộc ngay vào đầu dây một vòng sắt rồi chạy ra gọi to : Các cậu ơi, mình sẽ quăng dây ra, chú ý bắt nhé.
Phi có hết sức quăng mạnh vòng sắt. Xuân giơ tay đón được. Thế là Phi cứ nắm đầu bát cước mà cuộn dần; chiếc phao từ từ dịch vào bến. Cả lũ nhảy lên bờ, len lén nhìn cô giáo.
- Thôi vào lớp ngồi nghỉ lấy sức mà chuẩn bị học. Lần sau đừng có chơi dại như thế!
Các em cúi đầu rồi chạy vụt vào lớp.
Giờ học đầu tiên là giờ của cô Lan. Bọn Xuân ngồi im, lo lắng chờ đợi một sự cảnh cáo nghiêm khắc. Nhưng không, cô lại tuyên dương :
- Lớp hôm nay rất sạch, từ nền lớp đến bàn ghế, bảng đen đều được quét, lau chùi cẩn thận. Tổ trực nhật đã làm nhiệm vụ xuất sắc. Cô hoan nghênh.
Các em trực nhật nhìn nhau ngạc nhiên. Chúng nhìn khắp lượt. Đúng là sạch thật. Cả tổ đổ dồn mắt về phía Phi : "Phi quét thêm hả ?" "Phi lau bàn hả ?" "Phi hả ?"
Cô giáo bắt đầu giảng bài, không đả động gì đến chuyện này nữa.
Tan buổi học, cô Lan gọi Xuân ở lại trò chuyện. Xuân tự giác :
- Em xin nhận lỗi là đã ra nghịch thùng phao của bộ đội khi sóng to. Từ nay ...
Cô giáo gật đầu và ân cần bảo :
- Cô tin em, nhưng câu chuyện cô muốn nói với em không phải chỉ có thế. Việc em rủ các bạn đi quá sớm như vậy vừa hại sức khoẻ, vừa không giúp được gì cho bố mẹ. Chính do thế mà bạn Phi không tham gia được cùng lúc với các em vì hoàn cảnh của bạn có nhiều khó khăn.
- Vâng ! Em xin từ nay không đi sớm, em sẽ cùng Phi và các bạn làm trực nhật thật tốt !
TRUỜNG GIANG
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- III. Bài học rút ra - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- III. Bài học rút ra - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- III. Bài học rút ra - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- III. Bài học rút ra - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập
- III. Bài học rút ra - Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
- III. Bài học rút ra - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- III. Bài học rút ra - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- III. Bài học rút ra - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- III. Bài học rút ra - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập
- III. Bài học rút ra - Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông