Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang năm 2020>
Tải vềĐọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố
tre ăn đời ở kiếp với người nông dân
Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
thương nhau mắt nhìn không chớp
ân tình xòe những bàn tay
(Theo Nguyễn Trọng Hoàn, Lũy tre, Tam ca, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 9-10)
a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
b. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả đặc điểm của cây tre có trong đoạn thơ.
c. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Trong trắng lòng, xanh cát, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
thương nhau mắt nhìn không chớp
ân tình xòe những bàn tay.
d. Ba dòng thơ:
Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
gợi cho em liên tưởng tới những phẩm chất tốt đẹp nào của con người Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người.
Câu 3 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm cả n chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, tr. 58 - 59)
Lời giải chi tiết
Câu 1
a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. |
Phương pháp: căn cứ các thể thơ đã học, PT biểu đạt
Cách giải:
Thể thơ: tự do
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
b. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả đặc điểm của cây tre có trong đoạn thơ. |
Phương pháp: đọc, tìm ý
Cách giải:
Từ ngữ miêu tả đặc điểm của cây tre: ngực trần, dẻo dai, trắng lòng, xanh cật, săn gân, ngay thẳng, ân tình.
c. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: Trong trắng lòng, xanh cát, săn gân |
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
-Biện pháp nhân hóa: thương nhau mắt nhìn không chớp/ ân tình xòe những bàn tay
-Tác dụng:
+ Nhấn mạnh lối sống ân nghĩa, tình cảm của cây tre.
+ Làm cho diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn.
d. Ba dòng thơ: Phong phanh ngực trần gợi cho em liên tưởng tới những phẩm chất tốt đẹp nào của con người Việt Nam? |
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Ba dòng thơ gợi cho em liên tưởng tới những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: đoàn kết, kiên cường, bất khuất trước mọi sự khó khăn của hoàn cảnh.
Câu 2
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1.Giới thiệu vấn đề: sức mạnh của tinh thần đoàn kết
2.Giải thích vấn đề
- Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.
=> Đoàn kết tạo ra sức mạnh to lớn.
3.Phân tích, bàn luận vấn đề
- Ý nghĩa của đoàn kết:
+ Khi mọi người đoàn kết lại nghĩa là sẽ tập hợp được những điểm tốt của tất cả các cá nhân. Như vậy, vấn đề có thể sẽ được giải quyết hiệu quả nhất.
+ Khi một tập thể đoàn kết, mỗi cá nhân sẽ học được cách làm việc chung với nhau và học được bài học có trách nhiệm với tập thể.
+ Đoàn kết không chỉ tạo ra sức mạnh to lớn để đi đến thành công mà còn là cơ hội để mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân.
- Dẫn chứng:
+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, nhờ sự đoàn kết mà nhân dân ta chiến thắng các thế lực lớn như quân Mông Nguyên, …
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc chính là cuộc chiến tranh nhân dân. Cả nước cùng nhau tham gia chiến đấu, sản xuất…
- Trong thời đại hòa bình, đoàn kết là cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, cùng nhau nắm tay vượt qua những thử thách. Dẫn chứng: thời kì Covid-19, cả dân tộc cùng nhau chống dịch, chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh đặc biệt bằng việc xây dựng những hoạt động tình nguyện, cây “ATM gạo”, …
- Phê phán những kẻ gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ.
4. Liên hệ bản thân và Tổng kết
Câu 3
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Mai về miền Nam thương trào nước mắt (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, tr. 58 - 59) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác
2. Thân bài:
Trình bày cảm nhận về hai khổ thơ 3 và 4
a. Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng ( khổ 3 )
* Hai câu thơ đầu:
- Viễn Phương đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm bớt không khí đau thương. Bác đang nằm đó nhẹ nhàng, thanh thản như đang chìm vào một giấc ngủ ngon.
- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”:
+ Hình ảnh tả thực: ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của những ngọn đèn nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian.
+ Hình ảnh vầng trăng: gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thanh cao của Bác. Và trăng còn là một người bạn tri âm, tri kỉ với Bác lúc sinh thời.
* Hai câu thơ tiếp theo:
- Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ -> khẳng định sự trường tồn của Bác, Bác đã hóa thân vào non sông đất nước
- “Nhói”: diễn tả tình cảm chân thành, đau xót đến tột cùng, cùng sự tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ về sự ra đi của Bác.
=> Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã ra đi
b. Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng (khổ 4)
- Thương trào nước mắt: Sự xúc động ấy cùng với nỗi niềm đau xót kìm nén từ ban đầu đã bật thành một tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim -> để dâng tiếng hót
+ Muốn làm đóa hoa -> dâng hương sắc
+ Muốn làm cây tre -> trung hiếu
-> Điệp từ “muốn làm” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ.
-> Đó là những ước muốn giản dị, bé nhỏ nhưng mãnh liệt thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xốn xang lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ không muốn rời xa Bác, muốn hóa thân vào thiên nhiên để được gần Bác
-> Tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đối với Bác
- Hình ảnh cây tre lặp lại ở khổ thơ cuối tạo ra kết cuối đầu cuối tương ứng. Cây tre là biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của dân tộc => khẳng định sự tin tưởng, sự trung thành của mỗi người dân Việt Nam vào Bác, vào lý tưởng và chân lý mà Bác đem tới cho chúng ta.
* Những điều cần làm để xứng đáng với công lao của Bác
- Là học sinh cần phải cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành một công dân tốt, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề
Các bài khác cùng chuyên mục