Đề thi học kì 2 Văn 10- Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 9


Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo đề số 9 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

CHƯƠNG 1:

TIỂU THUYẾT DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH – NGUYỄN MINH CHÂU

Chuyến đi công tác, nửa năm sau Kinh mới trở ra... đến một chặng cuối cùng bên con đường số 9, lúc đã sắp về đến căn cứ hậu phương thì thình lình địch đồ quân xuống con đường đi. Một buổi sáng, những chiếc trực thăng sơn màu kẽm, bụng phình to như những con cả lóc chửa bay rùng rùng từ phía Đông Nam lên. Một chiếc trực thăng chở một trung đội lính Mỹ, có ba cánh quạt... Lượng nằm ngửa, gió quạt thốc vạt áo trùm kín cả đâu cả mặt. Anh nhổm dậy, gió xô ngã. Lại ngồi dậy. Anh quỳ lom khom để ngó chúng. Bông Lượng thấy ngọn lửa chớp nhoàng một cái trước mặt: Bọn chúng bắn dọn bãi rồi!

- Anh Kinh ơi, cho tôi bắn trực thăng nhé! - Lượng hét to át cả tiếng hai mươi ly nổ chung quanh.

Kinh phán đoán: Tụi thám báo mặt đất đã phát hiện được đoàn của mình nhưng chúng vẫn còn gờm không dám nổ súng nên phải gọi trực thăng đến chụp bắt.

Kinh không do dự, liền hạ lệnh cho bắn.

- Ngon xơi quá! - Lượng reo lên.

Bọn địch láo nháo xúm quanh một cái thành cửa sổ, đang thả đạn cối xuống. Lượng kề súng vào vai xiết cò lia trọn một băng hạ ngay chiếc trực thăng đầu tiên. Cuộc chiến đã bắt đầu. Bọn chúng có đến một đại đội. Bên ta, chin người của một đoàn đi công tác được chia thành ba tổ chiến đấu.

Kinh hạ lệnh cho đoàn phó nắm hai tổ. Đại bộ phận vừa mở đường rút về phía dãy núi đá cách đẩy độ hơn năm trăm thước. Kinh trực tiếp nắm một tổ trong đó có Lượng, ở lại yểm hộ cho anh em rút. Lượng cùng một chiến sĩ và đoàn trưởng Kinh, ba người chiếm một cái gò đất giữa bãi tranh...

Tàn tro trộn lẫn mồ hôi chảy ròng ròng trên trán, trong hai hố mắt, trên ngực Lượng. Chung quanh cái gò đất, nắng và lửa chảy, cùng với tàn tranh bay đen trời. Xác những tên Mỹ nằm co quắp khắp nơi. Ngay trước mặt Kinh, bên kia gốc cây, ba bốn thằng chết năm ngửa tênh hênh. Nắng như giội xuống những khuôn mặt chúng. Bấy giờ, cối và đại liên lại nổ ầm ầm vào chân gò. Kinh bế đồng chi chiến sĩ đã bị thương nặng vào giấu sau một bụi cây, mắt vẫn nhìn về phía trước:

- Này Lượng!

Có tôi,

- Nghe đây. Đợt này nhất định chúng sẽ kéo lên rất đông. Cậu có nghe được tôi nói không? Bây giờ cậu để tất cả lựu đạn lại cho tôi... Anh em đăng sau đã rút xong. Cậu hãy lui ra sau dùng tiểu liên yểm hộ cho tôi, và cũng thương binh về….

Lượng hiểu ý định người chỉ huy.

- Tôi phải là người rút sau cùng - Lượng trả lời kiên quyết - Anh là đoàn trưởng, phải rút về trước đi, anh Kinh!

Quân Mỹ tiếp tục xô vào. Ngay hai loạt tiểu liên đầu tiên, hai người đã quật ngã hai tên hăng hải chạy trước. Tất cả chùn lại. Nhưng một quả đạn cối bỗng nổ tung đất đá và tàn tro vọt lên. Kinh bật lên một tiếng chửi, một nửa khuôn mặt Kinh tự nhiên tê dại đi. Lượng bồi thêm một chùm đạn vào đảm quân Mỹ đang nằm bẹp sau các xác chết rồi chạy vội về phía Kinh. Anh thấy hố mắt trái của Kinh như tụt sâu xuống. Một dòng máu từ bên trong cái hố mắt rỏ thành giọt lăn qua vành má lẩm đầy bụi tro xuống cằm. Khoảng túi áo ngực và cả bảng súng Kinh đang cầm tay cũng đọng những vết máu lẫn với tàn tro.

Kinh ngồi bệt giữa đất cho Lượng quấn vòng băng cá nhân trùm kín đầu. Kinh dặn Lượng cách vừa đánh vừa rút. Kinh đã bị choáng nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông cúi xuống xốc đồng chí bị thương lên lưng, bước từng bước chắc chắn và chậm chạp về phía sau, thỉnh thoảng dừng lại kẹp súng vào nách bắn yểm hộ cho Lượng.

Cuộc chiến đấu tiếp theo dưới chân lèn đá, bọn chúng bỏ xác lại từng đống... Chúng vừa rút lui, Kinh liền cho mọi người xuống bãi tranh để tìm Lượng. Tìm khắp nơi không thấy. Cũng không thấy xác. Kinh quyết định cho đoàn ở lại thêm một ngày nữa để tìm, và dò la tin tức thì biết Lượng đã bị địch bắt. Cơ sở trong vùng cho biết quân địch chết và bị thương gần ba chục tên, Lượng bị thương ngất đi, đã bị chúng bắt đem lên trực thăng chở về thị trấn Khe Sanh.

Sau khi đoàn công tác về đến hậu phương một thời gian rất lâu, Kinh vẫn chưa hề bảo tin tức gì cho gia đình của Lượng. Nhưng Kinh nghĩ chắc chắn Lượng không còn nữa! Khoảng ba năm sau, Kinh từ trên cơ quan Tổng cục Chính trị về nhận chính ủy trung đoàn 5. Kinh về hôm trước thì sáng hôm sau, Nhẫn, trung đoàn trưởng, đề nghị ông xuống một đại đội để theo dõi tình hình kiểm tra vũ khí, nhân tiện làm quen với anh em cán bộ và chiến sĩ dưới đơn vị...

Kinh xuống đại đội trinh sát một cách thực là tình cờ. Ông vừa bước chân vào đến sân thì đã thấy Lượng đang ngồi chồm hỗm trước một đống vũ khí: Súng trường, tiểu liên bảng tiểu liên cực nhanh của Mỹ, lựu đạn, thuốc nổ, các thứ được bày biện thứ tự trên những tấm ván nằm. Lượng mặc bộ quân phục còn nguyên nếp hồ. Vẫn cái thân hình cao lớn và chắc nịch, vẫn con mắt có một vệt đỏ bên khóe, vẫn những cử chỉ và tiếng nói cứng cỏi như ngày trước... “Hắn nom già đi nhiều quả. Như một người ngoài ba mươi”, Kinh nhận xét. Phải sau một lát, Kinh mới nhận ra được nhưng vẫn còn nghi hoặc.

- Gì mà gắt om lên vậy hả ông? - Kinh bước tới bên cải bậc thềm lát đá, mỉm cười hỏi.

Lượng ngẩng đầu lên ngắm con người vừa mới đến, nhìn chòng chọc vào con mắt bên trái rồi ném cuốn sổ tay xuống thềm:

- Chao ôi, anh Kinh!

Khi Lượng kẹp đôi cánh tay rắn chắc như chiếc đòn gánh vào sau lưng ông đến đau nghe âm điếng, Kinh mới thực sự tin rằng Lượng hãy còn sống.

Lượng buông Kinh ra rồi vội vàng lôi ngay vào trong nhà:

- Anh đi đâu mà tìm tới đây được hả?

- Mình mới về làm chính ủy ở đây, mới về chiều hôm qua - Con mắt trải của Kinh hình như có ngẩn nước mắt - Kể đi, làm sao cậu lại còn sống được? Hồi ấy chúng mình cứ xắn là đoàn quần đi tìm xác cậu suốt một ngày ở cái bãi tranh. Sau cùng mình biết cậu bị bắt, và mình đoán không khéo chúng nó đã “làm thịt” cậu rồi!

- Chính tôi cũng nghĩ thế. Nhưng những người như chúng ta dễ gì chúng giết chết được! Chao ôi, quả đất thật là tròn nhỉ? Ai sắp đặt mà khéo thật. Tôi với anh lại về với nhau ở trung đoàn này. Gia đình vợ con anh hồi này thế nào?

Kinh kể vắn tắt những công việc trong gia đình cùng tình hình con cái cho Lượng nghe,

... Kinh đi quanh quẩn một vòng chung quanh cái thôn đại đội của Lượng đang đóng quân. Tất cả đều hết sức yên tĩnh trong một buổi sớm mùa hạ. Những tốp máy bay phản lực của địch đi bắn phá hậu phương chưa bay qua vùng trời trong trẻo. Ngoài bãi dâu, một con vịt đủng đỉnh dẫn lũ con vừa mới nở đi kiếm ăn, con nào cũng vàng rộm như những nắm bông nhuộm phẩm. Tiếng mấy cậu anh nuôi khảo chuyện lao xao với những người con gái ngoài bờ giếng. Dọc lối đi lát gạch ngoài cổng làng, người ta đang phơi thóc .…...

 (Dẫn từ https://sachtruyen.net/doc-sach/dau-chan-nguoi-linh.77f91.0002)

Câu 1: Nội dung của văn bản trên?

A. Kể về câu chuyện của Kinh và Lượng, hai chiến sĩ đã sát cánh chiến đấu bên nhau trong chiến tranh, tình cờ gặp lại nhau

B. Kể về chuyện Kinh và Lượng chiến đấu với giặc Mỹ

C. Kể về chuyện ngày hòa bình, hai chiến sĩ Kinh và Lượng gặp lại nhau

D. Kể về cuộc trò chuyện giữa Kinh và Lượng

Câu 2: Chi tiết nào KHÔNG  thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh?

A. Xác những tên Mỹ nằm co quắp khắp nơi. Ngay trước mặt Kinh, bên kia gốc cây, ba bốn thằng chết nằm ngửa tênh hênh.

B. Bấy giờ, cối và đại liên lại nổ ầm ầm vào chân giò.

C. Anh thấy hố mắt trái của Kinh như tụt sâu xuống. Một dòng máu từ bên trong cái hố mắt rỏ thành giọt lăn qua vành má lấm đầy bụi tro xuống cằm. Khoảng túi áo ngực và cả báng súng Kinh đang cầm tay cũng đọng những vết máu lẫn với tàn tro.

D. Ngoài bãi dâu, một con vịt đủng đỉnh lẫn lũ con vừa mới nở đi kiếm ăn, con nào cũng vàng rộm như những nắm bông nhuộm phẩm. Tiếng mấy cậu anh nuôi kháo chuyện lao xao với những người con gái ngoài bờ giếng. Dọc lối đi lát gạch ngoài cổng làng, người ta đang phơi thóc.

Câu 3: Khi được cấp trên là Kinh đề nghị: Nghe đây. Đợt này nhất định chúng sẽ kéo lên rất đông. Cậu có nghe được tôi nói không? Bây giờ cậu để tất cả lựu đạn lại cho tôi… Anh em đằng sau đã rút xong. Cậu hãy lui ra sau dùng để tiểu liên yểm hộ cho tôi, và cõng thương binh về …, Lượng đã hành động như thế nào?

A. Lượng tuân theo lệnh chỉ huy rút lui về phía sau

B. Lượng từ chối và đề nghị cả 2 người cùng ở lại để chiến đấu

C. Lượng bỏ chạy vì biết không cầm cự được

D. Lượng kiên quyết từ chối và đề nghị mình là người rút sau cùng, chỉ huy phải rút về nước

Câu 4: Hành động trên của nhân vật Lượng thể hiện điều gì?

A. Tình đồng đội sâu sắc, nghĩa tình cao đẹp giữa những người lính

B. Sự dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân vì đồng đội

C. Tinh thần trách nhiệm cao, ý thức giác ngộ của 1 chiến sĩ hiểu được sự quan trọng về vị trí của người chỉ huy với cuộc chiến

D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 5: Trong câu văn sau, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào: Kinh về hôm trước thì sáng hôm sau, Nhẫn, trung đoàn trưởng, đề nghị ông xuống một đại đội để theo dõi tình hình kiểm tra vũ khí, nhân tiện làm quen với anh em cán bộ và chiến sĩ dưới đơn vị…?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Chêm xen

D. Hoán dụ

Câu 6: Nhân vật Kinh được miêu tả trong đoạn trích là người như thế nào?

A. Một người chỉ huy dạn dày kinh nghiệm, có sức phán đoán cao, dũng cảm, trách nhiệm và xông xáo, có tình đồng chí đồng đội sâu sắc.

B. Một chỉ huy còn non nớt những hết sức dũng cảm và có trách nhiệm.

C. Một người lính dũng cảm, có tinh thần đồng đội sâu sắc.

D. Một người lính dạn dày kinh nghiệm, dũng cảm.

Câu 7: Mục đích của tác giả khi viết tác phẩm là gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất tốt đẹp của người lính trong chiến tranh.

B. Phê phán bộ mặt tàn ác của kẻ thù, lên án chiến tranh.

C. Thể hiện khát vọng hòa bình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Hình tượng người lính trong tác phẩm được tác giả xây dựng thông qua những yếu tố nào?

A. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

B. Ngôn ngữ và thế giới nội tâm.

C. Ngôn ngữ và hành động.

D. Ngôn ngữ và cử chỉ.

Câu 9: Không gian nghệ thuật trong đoạn trích được miêu tả bao gồm những không gian nào? Dụng ý của nhà văn khi miêu tả các không gian đó? (1đ)

Câu 10: Em hãy kể tên một vài tác phẩm mà em biết có cùng đề tài viết về người lính (1đ)

II. VIẾT (4đ)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3(0.5đ)

Câu 4(0.5đ)

Câu 5(0.5đ)

Câu 6(0.5đ)

Câu 7(0.5đ)

Câu 8

(0.5đ)

A

D

D

D

C

A

D

A

 

Câu 1: Nội dung của văn bản trên?

A. Kể về câu chuyện của Kinh và Lượng, hai chiến sĩ đã sát cánh chiến đấu bên nhau trong chiến tranh, tình cờ gặp lại nhau

B. Kể về chuyện Kinh và Lượng chiến đấu với giặc Mỹ

C. Kể về chuyện ngày hòa bình, hai chiến sĩ Kinh và Lượng gặp lại nhau

D. Kể về cuộc trò chuyện giữa Kinh và Lượng

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nội dung của văn bản: Kể về câu chuyện của Kinh và Lượng, hai chiến sĩ đã sát cánh chiến đấu bên nhau trong chiến tranh, tình cờ gặp lại nhau

→ Đáp án A

Câu 2: Chi tiết nào KHÔNG  thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh?

A. Xác những tên Mỹ nằm co quắp khắp nơi. Ngay trước mặt Kinh, bên kia gốc cây, ba bốn thằng chết nằm ngửa tênh hênh.

B. Bấy giờ, cối và đại liên lại nổ ầm ầm vào chân giò.

C. Anh thấy hố mắt trái của Kinh như tụt sâu xuống. Một dòng máu từ bên trong cái hố mắt rỏ thành giọt lăn qua vành má lấm đầy bụi tro xuống cằm. Khoảng túi áo ngực và cả báng súng Kinh đang cầm tay cũng đọng những vết máu lẫn với tàn tro.

D. Ngoài bãi dâu, một con vịt đủng đỉnh lẫn lũ con vừa mới nở đi kiếm ăn, con nào cũng vàng rộm như những nắm bông nhuộm phẩm. Tiếng mấy cậu anh nuôi kháo chuyện lao xao với những người con gái ngoài bờ giếng. Dọc lối đi lát gạch ngoài cổng làng, người ta đang phơi thóc.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ các đáp án và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Chi tiết không thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh: Ngoài bãi dâu, một con vịt đủng đỉnh lẫn lũ con vừa mới nở đi kiếm ăn, con nào cũng vàng rộm như những nắm bông nhuộm phẩm. Tiếng mấy cậu anh nuôi kháo chuyện lao xao với những người con gái ngoài bờ giếng. Dọc lối đi lát gạch ngoài cổng làng, người ta đang phơi thóc.

Chi tiết nói về sự yên bình và những thanh âm quen thuộc của cuộc sống làng quê

→ Đáp án D

Câu 3: Khi được cấp trên là Kinh đề nghị: Nghe đây. Đợt này nhất định chúng sẽ kéo lên rất đông. Cậu có nghe được tôi nói không? Bây giờ cậu để tất cả lựu đạn lại cho tôi… Anh em đằng sau đã rút xong. Cậu hãy lui ra sau dùng để tiểu liên yểm hộ cho tôi, và cõng thương binh về …, Lượng đã hành động như thế nào?

A. Lượng tuân theo lệnh chỉ huy rút lui về phía sau

B. Lượng từ chối và đề nghị cả 2 người cùng ở lại để chiến đấu

C. Lượng bỏ chạy vì biết không cầm cự được

D. Lượng kiên quyết từ chối và đề nghị mình là người rút sau cùng, chỉ huy phải rút về nước

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý đoạn văn được nhắc đến trong đề bài

Lời giải chi tiết:

Khi được cấp trên là Kinh đề nghị, Lượng đã kiên quyết từ chối và đề nghị mình là người rút sau cùng, chỉ huy phải rút về nước

→ Đáp án D

Câu 4: Hành động trên của nhân vật Lượng thể hiện điều gì?

A. Tình đồng đội sâu sắc, nghĩa tình cao đẹp giữa những người lính

B. Sự dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân vì đồng đội

C. Tinh thần trách nhiệm cao, ý thức giác ngộ của 1 chiến sĩ hiểu được sự quan trọng về vị trí của người chỉ huy với cuộc chiến

D. Tất cả các ý kiến trên

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý đoạn văn có chứa hành động của nhân vật Lượng

Lời giải chi tiết:

 Hành động của nhân vật Lượng thể hiện

- Tình đồng đội sâu sắc, nghĩa tình cao đẹp giữa những người lính

- Sự dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân vì đồng đội

- Tinh thần trách nhiệm cao, ý thức giác ngộ của 1 chiến sĩ hiểu được sự quan trọng về vị trí của người chỉ huy với cuộc chiến

→ Đáp án D

Câu 5: Trong câu văn sau, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào: Kinh về hôm trước thì sáng hôm sau, Nhẫn, trung đoàn trưởng, đề nghị ông xuống một đại đội để theo dõi tình hình kiểm tra vũ khí, nhân tiện làm quen với anh em cán bộ và chiến sĩ dưới đơn vị…?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Chêm xen

D. Hoán dụ

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn và nhớ lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật

 Lời giải chi tiết:

Câu văn trên tác giả sử dụng biện pháp Chêm xen “Kinh về hôm trước thì sáng hôm sau” để bổ xung thông tin cho câu văn.

→ Đáp án C

Câu 6: Nhân vật Kinh được miêu tả trong đoạn trích là người như thế nào?

A. Một người chỉ huy dạn dày kinh nghiệm, có sức phán đoán cao, dũng cảm, trách nhiệm và xông xáo, có tình đồng chí đồng đội sâu sắc.

B. Một chỉ huy còn non nớt những hết sức dũng cảm và có trách nhiệm.

C. Một người lính dũng cảm, có tinh thần đồng đội sâu sắc.

D. Một người lính dạn dày kinh nghiệm, dũng cảm.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và chú ý thông tin về nhân vật Kinh

Lời giải chi tiết:

Nhân vật Kinh được miêu tả là một người chỉ huy dạn dày kinh nghiệm, có sức phán đoán cao, dũng cảm, trách nhiệm và xông xáo, có tình đồng chí đồng đội sâu sắc.

→ Đáp án A

Câu 7: Mục đích của tác giả khi viết tác phẩm là gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất tốt đẹp của người lính trong chiến tranh.

B. Phê phán bộ mặt tàn ác của kẻ thù, lên án chiến tranh.

C. Thể hiện khát vọng hòa bình.

D. Tất cả các phương án trên.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và suy ra mục đích của tác giả khi viết tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Mục đích của tác giả khi viết tác phẩm:

- Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất tốt đẹp của người lính trong chiến tranh.

- Phê phán bộ mặt tàn ác của kẻ thù, lên án chiến tranh.

- Thể hiện khát vọng hòa bình.

→ Đáp án D

Câu 8: Hình tượng người lính trong tác phẩm được tác giả xây dựng thông qua những yếu tố nào?

A. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

B. Ngôn ngữ và thế giới nội tâm.

C. Ngôn ngữ và hành động.

D. Ngôn ngữ và cử chỉ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm, chú ý những chi tiết miêu tả người lính

Lời giải chi tiết:

Hình tượng người lính trong tác phẩm được tác giả xây dựng thông qua những yếu tố ngôn ngữ, cử chỉ, hành động

→ Đáp án A

Câu 9: Không gian nghệ thuật trong đoạn trích được miêu tả bao gồm những không gian nào? Dụng ý của nhà văn khi miêu tả các không gian đó? (1đ)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về không gian nghệ thuật

Phân tích dụng ý của nhà văn

Lời giải chi tiết:

Có 2 không gian nghệ thuật được nhà văn khắc họa trong đoạn trích:

Không gian chiến trường ác liệt với:

- “Những chiếc trực thăng sơn màu kẽm, bụng phình to như những con cá lóc chửa bay rùng rùng từ phía Đông Nam lên. Một chiếc trực thăng chở một trung đội lính Mỹ, có ba cánh quạt. Cánh quạt trực thăng quay tít khiến lá tranh đổ ngả rạp.”

- “Chung quanh cái gò đất, nắng và lửa cháy, cùng với tàn tranh bay đen trời. Xác những tên Mỹ nằm co quắp khắp nơi. Ngay trước mặt Kinh, bên kia gốc cây, ba bốn thằng chết nằm ngửa tênh hênh. Nắng như giội xuống những khuôn mặt chúng. Bấy giờ, cối và đại liên lại nổ ầm ầm vào chân gò”

Không gian của cuộc sống thanh bình nơi làng quê:

- “Tất cả đều hết sức yên tĩnh trong một buổi sớm mùa hạ. Những tốp máy bay phản lực của địch đi bắn phá hậu phương chưa bay qua vùng trời trong trẻo. Ngoài bãi dâu, một con vịt đủng đỉnh dẫn lũ con vừa mới nở đi kiếm ăn, con nào cũng vàng rộm như những nắm bông nhuộm phẩm. Tiếng mấy cậu anh nuôi kháo chuyện lao xao với những người con gái ngoài bờ giếng. Dọc lối đi lát gạch ngoài cổng làng, người ta đang phơi thóc”

- Khi miêu tả 2 không gian đối lập như thế, nhà văn có dụng ý:

+ Khắc họa sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh

+ Thể hiện khao khát, trân trọng và ước mơ về 1 cuộc sống hòa bình

Câu 10: Em hãy kể tên một vài tác phẩm mà em biết có cùng đề tài viết về người lính (1đ)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân

Lời giải chi tiết:

Một số tác phẩm có cùng đề tài viết về người lính:

- Đồng chí – Chính Hữu

- Nhớ - Hồng Nguyên

- Tây Tiến – Quang Dũng

- Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Đình Thi

II. VIẾT (4đ)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước

Phương pháp giải:

Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu

Lời giải chi tiết:

*Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài nghị luận; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể

1. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- “Trách nhiệm của giới trẻ”: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho nước nhà.

b. Phân tích các biểu hiện và ý nghĩa của trách nhiệm:

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc:

+ Cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Cần nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên

+ Tích cực than gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác

+ Sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng. Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

- Ý nghĩa của trách nhiệm:

+ Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

+ Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn

+ Người sống có trách nhiệm với Tổ quốc sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.

- Liên hệ bản thân

+ Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh…

- Phản đề

+ Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác… những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề cần nghị luận, liên hệ

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí