Bài 1: Tạo lập thế giới (thần thoại)
Chủ đề này giúp học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật. Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản truyện kể, biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nền văn hóa khác nhau. Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Hướng học sinh biết trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.
Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng (sử thi)
Chủ đề này giúp học sinh nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật. Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài… và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm, phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử, văn hóa được thể hiện trong văn bản sử thi. Hướng học sinh trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (thơ)
Chủ đề này giúp học sinh phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, đối, chủ thể trữ tình. Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. Nhận biết và sửa chữa được các lỗi dùng từ. Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
Bài 4: Những di sản văn hóa (Văn bản thông tin)
Chủ đề này giúp học sinh nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố vào văn bản. Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản, phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giảm nhận biết được mục đích của người viết. Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa của quê hương đất nước.
Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/ tuồng)
Chủ đề này giúp học sinh nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền. Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xác, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản, nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo/tuồng. Hướng học sinh trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống.
Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (thơ)
Chủ đề này giúp học sinh phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, đối, chủ thể trữ tình. Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản, nêu được ý nghĩa hay tác động của các tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm. Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận – tác giả Nguyễn Trãi)
Chủ đề này giúp học sinh nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản. Xác định được ý nghĩa của văn bản. Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết. Hướng học sinh biết yêu lẽ phải, sự thật, biết ơn và quý trọng di sản văn hóa của dân tộc.
Bài 8: Đất nước và con người (truyện)
Chủ đề này giúp học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật. Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm truyện muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê. Biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương, yêu đất nước, con người Việt Nam.
Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (văn bản nghị luận)
Chủ đề này giúp học sinh nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết thông qua các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản, nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả, vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội (qua văn bản và từ văn bản), nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân. Biết trân trọng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.