Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 16>
Đề thi học kì 1 Văn 10 chân trời sáng tạo đề số 16 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
HS đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TRƯƠNG VIÊN
(Trích đoạn)
Đọc tóm tắt vở chèo “Trương Viên” dưới đây để làm cơ sở khám phá trích đoạn:
Trương Viên quê ở Vũ Lăng, nhà nghèo, bố mất sớm, mẹ nuôi cho ăn học. Vì mến tài chàng nên Thừa tướng (đã về hưu) có gả con gái là Thị Phương cho Trương Viên. Thị Phương hết lòng chăm lo cho gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng. Khi nước loạn, vua sai xá về bắt lính, Trương Viên phải bỏ thi, từ biệt mẹ và vợ để đi lính. Giặc kéo đến, nhà Trương Viên bị đốt, Thị Phương dắt mẹ chồng chạy vào rừng, gặp Quỷ Đực. Quỷ Đực đòi ăn thịt nhưng may nhờ có Quỷ Cái, vì thương Thị Phương hiếu thảo với mẹ mà cứu thoát Thị Phương. Sau đó Thị Phương gặp cọp, gặp thần linh, bị Thần linh sai Thổ địa móc mắt. Thị Phương sống trong cảnh mù lòa, cùng mẹ chồng đi ăn xin khắp nơi. Thượng đế đã cảm động tấm lòng hiếu nghĩa của Thị Phương nên sai tiên xuống dạy đàn hát cho nàng để nàng có nghề sinh sống. Qua 18 năm, Trương Viên đánh giặc thắng lợi, triều đình ban cho chàng chức Thái tể. Khi vinh quy bái tổ thì thấy gia đình mất tích. Chàng buồn rầu bỏ ra đi, nhân nghe người hát rong làm khuây, gặp lại vợ qua bài hát tự tình. Mẹ con, vợ chồng gặp nhau, mắt Thị Phương đương mù được sáng lại. Gia đình sum họp như xưa.
Trích đoạn dưới đây năm ở hồi cuối của vở chèo, tái hiện cảnh Trương Viên gặp lại Thị Phương và mẹ.
Trương Viên: Vậy con đi tìm ca sĩ về hát cho thầy giải buồn.
Lính Hầu: - Thưa thầy, ở ngoài chợ có hai mẹ con bà lão hát xẩm. Tại Pin
Bẩm cô con mù nhưng mà trông được al
Tiếng đế: Sao mà lại trông được?
Lính Hầu: - Trông được là trông ưa nhìn ấy chứ!
Trương Viên: - Ta đương cơn muôn thảm nghìn sầu.
Ta nghe hát coi chi con mắt...
Mụ: - Có người gọi vào hát đó con ơi! Đưa tay đây mẹ
(cùng đi vào)
Trình lạy ông,
Mẹ con tôi mù mịt xấu xa
Ông có nghe hát tôi xin động trống.
(với lính): - Cậu ơi, thế hát làm sao?
Lính Hầu: Bà này đến quê mùa! Cơm một thúng, rượu một chai, uống hết lại nài, hát được bao nhiêu thì hát.
Trương Viên: - Con ra bảo bà ấy có sự tình, tình sự gì thì hát cho ông tôi nghe.
Mụ: - Tôi chỉ biết sự tình nhà tôi thôi.
Lính Hầu: - Ừ, bà biết hát sự tình nhà bà.
Thị Phương (hát trần tình)
Trương Viên, Trương Viên
Người chồng tôi là Trương Viên...
Lính Hầu: - Họ, thong thả đã. Nhập gia phải vấn húy. Trương Viên là tên quan lớn, phải hát là Trương Băm, Trương Băm.
Trương Viên: - Thiên hạ, trùng danh, trùng hiệu cũng nhiều. Cứ để cho người ta hát.
Thị Phương (hát tiếp)
Người chồng tôi gọi là Trương Viên
Vua sai dẹp giặc nước Xiêm khơi chừng
Bởi vì đâu chếch nón ả Hằng(1)
Thờ chồng chực tiết khăng khăng chẳng rời
Bởi vì đâu binh lửa tơi bời
Xa miền quê quán, ngụ nơi lâm tuyền
Một mình tôi nuôi mẹ truân chuyên
Quyết liều phận bạc chẳng dám quên ngãi chàng
Gặp những loài ác thú hổ lang
Người rắp làm hại, khấn kêu vang lại lành
Trở ra về qua miếu thần linh
Thần đòi khoét mắt lòng thành tôi kính dâng
Vậy nên mù mịt tối tăm
Nàng tiên dạy hát kiếm ăn qua tháng ngày
Sự tình này trời đất có thấu hay.
Chàng Trương Viên có biết nông nỗi này hay chăng? Gia đầy dism VAT 161
Trương Viên: - Nghe tiếng đàn cùng hát
Chuyển động tâm thần
Đường từ mâu có biết chăng, hỡi mẹ?
Thị Phương (nói sử)
Tiền ông thưởng tôi còn để đó
Tôi chẳng hề tiêu đụng một phân
Xin ông đừng nói chuyện tần ngần
Mà tôi mang tiếng không thanh danh tiết
Trương Viên: - Tưởng là nhận vợ, vợ lại chẳng
Đường từ mẫu có biết chăng, hỡi mẹ?
Mụ (nói sử) - Ới con ơi,
Thực chồng con đã tỏ hình dạng như in
Con đừng nói nữa, trước tủi chồng, sau tủi mẹ.
Thị Phương (nói sử)
Thực chồng con đã tỏ
Hình dạng như in
Nào trước khi phu hợp hợp hôn
Những của ấy đưa ra nhận tích.
Mụ: - Ơi này con, vợ con nói: ngày xưa quan Thừa tướng có cho cái gì làm ghi tích không, con đưa cho vợ nó xem để nó nhận.
Trương Viên: - Anh khá khen em mười tám năm nay chẳng có đơn sai
Lòng thương em nhớ mẹ ngậm ngùi
Đây, ngọc kim quyết(2) giao em nhận tích.
(Thị Phương cầm ngọc, ngọc nhẩy lên mắt sáng trở lại)
Thị Phương: - Quả lòng trời đưa lại
Ngọc nhảy vào, được mắt phong quang(3)
Mẹ ơi giờ con trông được rõ ràng
Chồng con đây đã tỏ.
Mụ: Mẹ mừng con đã yên lành như cũ
Lại thêm mẫu tử đoàn viên (4)
Trời có đâu nỡ phụ người hiền.
Thế mới biết “bĩ”(5) rồi lại “thái”(6)
Trương Viên: Trăm lạy mẹ
Con vâng lệnh trên ra dẹp giặc đã yên
Mười tám năm binh mạnh tướng bền
Giờ được làm chức quan Thái tể
Trời xui nên mẹ con gặp gỡ
Mời mẹ về cho tới gia trang(7)
Khi đó sẽ hồi quỳnh khánh hạ.
(hát vãn trò) Tạo hóa хоау vân
Hết cơn bĩ cực đến tuần thái lại
Giời chung, giời chẳng riêng ai
Vun trông cây đức ắt đài nền nhân
Hễ ai có phúc, có phần
Giàu nghèo tại số, gian truân (8) bởi trời
Phương ngôn (9) dạy đủ mọi nhời.
(Theo Hà Văn Cầu, Tuyển tập chèo cổ, NXB Sân khấu 1999, tr159- tr162)
----
Chú thích
(1) Ả Hằng: chỉ mặt trăng
(2) Ngọc kim quyết: ngọc giao ước giữa hai vợ chồng lúc xa nhau
(3) Phong quang: mắt nhìn thấy sáng rõ
(4) Mẫu tử đoàn viên: ý nói mẹ con gặp nhau đoàn tụ vui vẻ
(5) Bĩ (bĩ cực): khổ cực, tăm tối
(6) Thái (thái lai): tươi sáng, rực rỡ, vui vẻ
(7) Gia trang: trang trại của một gia đình
(8) Gian truân: khổ cực, vất vả, gian nan
(9) Phương ngôn: lời nói, ngôn ngữ
Câu hỏi
Câu 1: Ý nghĩa của chi tiết vật giao ước là gì? (0,5đ)
Câu 2: Đoạn trích có sử dụng kết hợp những cách nói, cách hát nào? (0,5đ)
Câu 3: Đâu là căn cứ để xác định văn bản là văn bản chèo? (1đ)
Câu 4: Vẻ đẹp ở tấm lòng hiếu thảo của Thị Phương với mẹ chồng (nuôi mẹ, hi sinh đôi mắt của bản thân thay mẹ già) làm em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong xã hội Việt Nam (trình bày khoảng 8 dòng) (1đ)
Câu 5: Em rút ra cho mình bài học nào từ đoạn trích trên? Vì sao? (1đ)
II. VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1: Quan sát bức ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
a. Mô tả (2-3 dòng) về mỗi bức ảnh và đặt tên cho từng bức ảnh
b. Chỉ mối tương quan giữa 2 bức ảnh. Bức ảnh nào có nét tương đồng với văn bản đọc. Hãy làm rõ điều đó
Nguồn: Internet
Câu 2: Từ văn bản trích đoạn trên và hiểu biết của bản thân, nêu suy nghĩ của em về thông điệp của niềm tin và sự lạc quan trước quan điểm “hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai” (4đ)
Đáp án
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: Ý nghĩa của chi tiết vật giao ước là gì? (0,5đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các vật giao ước được đề cập
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa:
- Thể hiện niềm tin tưởng, thủy chung
- Giúp các nhân vật trong gia đình đoàn tụ
Câu 2: Đoạn trích có sử dụng kết hợp những cách nói, cách hát nào? (0,5đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Nhớ lại kiến thức về thể loại chèo
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích sử dụng kết hợp cách nói, cách hát: Hát trần tình, hát tiếp, nói sử, hát vãn trò
Câu 3: Đâu là căn cứ để xác định văn bản là văn bản chèo? (1đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Nhớ lại kiến thức về thể loại chèo
Lời giải chi tiết:
- Sự kết hợp ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và bàng thoại
- Nghệ thuật tổng hợp, kết hợp với hát, múa…
- Ngôn ngữ ước lệ, gắn với hành động nhân vật
Câu 4: Vẻ đẹp ở tấm lòng hiếu thảo của Thị Phương với mẹ chồng (nuôi mẹ, hi sinh đôi mắt của bản thân thay mẹ già) làm em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong xã hội Việt Nam (trình bày khoảng 8 dòng) (1đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Liên hệ đến mối quan hệ trong xã hội ngày nay
Lời giải chi tiết:
HS tự trả lời theo quan điểm cá nhân
- Tham khảo gợi ý sau:
+ Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu thường luôn được đề cập đến ở những mâu thuẫn, căng thẳng và chạm và xung đột. Vì thế, không ít người mất niềm tin vào mối quan hệ này
+ Tuy nhiên, hình ảnh Thị Phương là vẻ đẹp xúc động về tấm lòng hiếu thảo với mẹ chồng: một mình nuôi mẹ nhiều năm, hy sinh cả đôi mắt của mình thay mẹ
+ Từ những ý trên, HS có thể bày tỏ suy nghĩ về mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng dâu qua nhân vật Thị Phương và mẹ chồng
Câu 5: Em rút ra cho mình bài học nào từ đoạn trích trên? Vì sao? (1đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
- Bài học về niềm tin vào những điều tốt đẹp
- Bài học về sự lạc quan, cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn nhưng rồi sẽ đến ngày tươi sáng; sự tin tưởng vào luật nhân quả
II. VIẾT (4.0 điểm)
Câu 1: Quan sát bức ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ) a. Mô tả (2-3 dòng) về mỗi bức ảnh và đặt tên cho từng bức ảnh b. Chỉ mối tương quan giữa 2 bức ảnh. Bức ảnh nào có nét tương đồng với văn bản đọc. Hãy làm rõ điều đó |
Phương pháp giải
a. Quan sát kĩ 2 bức ảnh, rút ra nội dung và đặt tên
b. Liên hệ 2 bức ảnh với văn bản đọc
Lời giải chi tiết
a. – HS tự làm: cần bám sát các chi tiết, hành động trong bức ảnh
- Đặt tên: Tuổi già đau khổ; tuổi già hạnh phúc
b. – Hai bức ảnh trái ngược nhau
- Bức ảnh 2 có nét tương đồng với văn bản đọc: yêu thương người già
Câu 2: Từ văn bản trích đoạn trên và hiểu biết của bản thân, nêu suy nghĩ của em về thông điệp của niềm tin và sự lạc quan trước quan điểm “hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai” (4đ) |
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết bài văn
Lời giải chi tiết
Từ văn bản trích đoạn trên và hiểu biết của bản thân, nêu suy nghĩ của em về thông điệp của niềm tin và sự lạc quan trước quan điểm “hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai” |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Nêu vấn đề bàn luận (thông điệp của lạc quan và niềm tin qua quan điểm: hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai) - Sự cần thiết của vấn đề nghị luận và thái độ của người viết |
Thân bài |
2,5đ |
- Nêu và giải thích quan điểm, vấn đề cần nghị luận: cái rủi ro, khổ cực, tăm tối sẽ qua đi, cái tốt đẹp, tươi sáng, rực rỡ, yên vui sẽ tới… cần có niềm tin và lạc quan về cuộc sống - Làm rõ biểu hiện và ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận - Phản đề: nêu lên những biểu hiện của mất niềm tin, thiếu lạc quan… khi đứng trước cái khó khăn, rủi ro, thách thức |
Kết bài |
0,5 |
- Thái độ của bản thân trước thông điệp về lạc quan và niềm tin trước hoàn cảnh khó khăn - Nhận thức và hành động của bản thân |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Bài viết thể hiện rõ quan điểm và lập trường của người viết - Biết tách thành các luận điểm và sắp xếp logic thuyết phục - Dẫn chứng đa dạng, phù hợp với lí lẽ, ý kiến - Diễn đạt trong sáng, đúng chính tả, đặt câu,… |
Loigiaihay.com
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 17
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 18
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 15
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 14
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay