Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 10>
Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo đề số 10 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
MÙA HÈ RỚT (1)
(Olga – Berggoltz (2) – Bằng Việt dịch)
Dịch nghĩa
Có thời gian thiên nhiên tỏa ánh sáng đặc biệt,
Mặt trời không khói sáng, mức oi nồng dễ chịu nhất.
Thời gian đó gọi là chớm thu
Và thật tuyệt vời sánh với chính mùa xuân.
Đã có lúc khẽ khàng vương lên khuôn mặt
Màng nhện mỏng manh giăng bay phơ phất…
Đàn chim di trú muộn hót vang thế!
Những luống hoa bừng nở và lộng lẫy thế!
Những trận mưa rào đã ngừng từ lâu,
Cánh đồng màu tối và thầm lặng đã cho đi tất cả…
Ta hạnh phúc nhiều hơn bởi cách nhìn,
Và hờn ghen ít hơn và đắng cay hơn.
Ôi, sự sáng láng của chớm thu hào phóng nhất,
Ta hân hoan tiếp nhận ngươi… Như muôn sự vật,
Tình yêu của ta ơi, đâu rồi, chúng ta cùn hú, mi ở đâu?
Mà những cánh rừng lặng thinh, còn những vì sao nghiêm nghị hơn…
Ngươi thấy đấy – đã đến lúc mưa sao qua đi,
Và, dường như thời gian vĩnh viễn chia cắt…
… Còn chỉ giờ đây ta mới hiểu, cần làm thế nào
Để yêu thương, gìn giữ, lượng thứ và vĩnh biệt (chia ly).
Dịch thơ
Có một mùa trong ánh sáng diệu kì
Cái nóng êm ru, màu trời không chói,
Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối,
Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân!
Trên má, mơ hồ tơ nhện bay giăng,
Khe khẽ như không, nhẹ nhàng, phơ phất,
Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất,
Hoa cuối mùa sặc sỡ đến lo âu!
Những trận mưa rào đã tắt từ lâu,
Tất cả thấm trong cánh đồng lặng sẫm…
Hạnh phúc – hiếm hơn khóe nhìn say đắm
Ghen tuông – dù chua chát cũng thưa hơn!
Ôi cái mùa đại lượng rất thân thương,
Ta tiếp nhận, vì ngươi sâu sắc quá!
Nhưng ta nhớ, trời ơi, ta vẫn nhớ,
Tình yêu đâu?... Rừng lặng, bóng sao im.
Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm,
Ta biết lắm, thời gian đang vĩnh biệt…
Nhưng chỉ mãi bây giờ, ta mới biết
Yêu thương ngậm ngùi, tha thứ, chia tay…!
Chú thích:
(1): Nhan đề của Bằng Việt dịch từ nguyên bản thơ tiếng Nga
(2): Olga – Berggoltz: là nữ nhà thơ, nhà văn Liên Xô
Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bản dịch thơ?
A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền
B. Thơ tự do: 8 tiếng, không có quy luật nhất định (vần điệu tự do)
C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau
D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần
Câu 2: Đối tượng trữ tình của bài thơ?
A. Mùa hè rớt – chớm thu sang.
B. Lòng người trước thiên nhiên.
C. Cảnh sắc thiên nhiên phút chớm thu.
D. Suy ngẫm về lẽ đời.
Câu 3: Bài thơ có phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự
B. Tự sự, miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 4: Đối chiếu với bản dịch nghĩa, cho biết câu thơ nào ở khổ đầu dịch chưa sát nghĩa?
A. Có một mùa trong ánh sáng diệu kì
B. Cái nóng êm ru, màu trời không chói
C. Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối
D. Cứ ngỡ ngàng như vừa mới bắt đầu xuân
Câu 5: Vẻ đẹp nào của đất trời Mùa hè rớt khiến thi sĩ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân?
A. Có ánh sáng diệu kì
B. Cái nóng êm ru
C. Màu trời không chói
D. Tất cả các ý trên
Câu 6: Từ ngữ nào diễn tả cảm xúc của thi sĩ trước ánh sáng diệu kì của đất trời?
A. Mơ hồ.
B. Ngỡ ngàng.
C. Nhẹ nhàng.
D. Phơ phất.
Câu 7: Cảnh vật trong khổ thơ thứ 2 mang dáng vẻ, đặc điểm nào?
A. Thoắt ẩn thoắt hiện.
B. Mông lung mơ hồ.
C. Mong manh, nhẹ nhàng.
D. Như thực như hư.
Câu 8: Dòng nào sau đây nói lên đặc điểm bức tranh thiên nhiên chớm thu?
A. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh sống động, tươi sáng.
B. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tĩnh lại.
C. Âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tĩnh lặng.
D. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh dịu dàng, man mác.
Câu 9: Đối chiếu 2 bản dịch thơ (khổ cuối) của Mùa hè rớt – Olga – Berggoltz với bản dịch nghĩa và phân tích nét đặc sắc, sự sáng tạo ở mỗi bản dịch? (1đ)
Bản dịch nghĩa (khổ thơ cuối)
Ngươi thấy đấy – đã đến lúc mưa sao qua đi,
Và, dường như, thồi gian vĩnh viễn chia cắt…
… Còn chỉ giờ đây ta mới hiểu, cần làm thế nào
Để yêu thương, gìn giữ, lượng thứ và vĩnh biệt (chia ly)
Bản dịch 1 – Bằng Việt (khổ thơ cuối)
Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm,
Ta biết lắm, thời gian đang vĩnh biệt…
Những chỉ mãi bây giờ, ta mới biết
Yêu thương, ngậm ngùi, tha thứ, chia tay…!
Bản dịch 2 – Tạ Phương (khổ thơ cuối)
Kìa, vệt sao băng rực rỡ vút trên đầu
Như số phận, đã điểm rồi, phút chót..
… Chỉ đến bây giờ, bây giờ, ta mới biết
Cách yêu, thương, tha thứ, chia tay…
Câu 10: Em thích nhất khổ thơ nào? Hãy thể hiện niềm yêu thích đó bằng việc viết hoặc vẽ về chúng (đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng) (1đ)
II. VIẾT (4đ)
Câu 1: Đọc hai bài thơ sau và tự lập tiêu chí để phát hiện 2-3 nét tương đồng của chúng với “Mùa hè rớt” của thi sĩ Olga – Berggoltz (1đ)
Tiếng thu – Lưu Trọng Lư Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô… |
Thu vịnh – Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biển trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. |
Câu 2: Viết bài luận đánh giá sức hấp dẫn của bài thơ “Mùa hè rớt” của thi sĩ Olga – Berggoltz (dài từ 1,5 – 2 trang) (3đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1(0.5đ) |
Câu 2 (0.5đ) |
Câu 3(0.5đ) |
Câu 4(0.5đ) |
Câu 5(0.5đ) |
Câu 6(0.5đ) |
Câu 7(0.5đ) |
Câu 8 (0.5đ) |
B |
A |
A |
C |
D |
B |
C |
A |
Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bản dịch thơ? A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền B. Thơ tự do: 8 tiếng, không có quy luật nhất định (vần điệu tự do) C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bản dịch thơ
Nhớ lại kiến thức về thể thơ
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm hình thức chính của bản dịch thơ: Thơ tự do: 8 tiếng, không có quy luật nhất định (vần điệu tự do)
→ Đáp án B
Câu 2: Đối tượng trữ tình của bài thơ? A. Mùa hè rớt – chớm thu sang. B. Lòng người trước thiên nhiên. C. Cảnh sắc thiên nhiên phút chớm thu. D. Suy ngẫm về lẽ đời. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Chú ý những hình ảnh được lặp lại nhiều lần
Lời giải chi tiết:
Đối tượng trữ tình của bài thơ: Mùa hè rớt – chớm thu sang
→ Đáp án A
Câu 3: Bài thơ có phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự B. Tự sự, miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt của bài thơ: biểu cảm, miêu tả, tự sự
→ Đáp án A
Câu 4: Đối chiếu với bản dịch nghĩa, cho biết câu thơ nào ở khổ đầu dịch chưa sát nghĩa? A. Có một mùa trong ánh sáng diệu kì B. Cái nóng êm ru, màu trời không chói C. Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối D. Cứ ngỡ ngàng như vừa mới bắt đầu xuân |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bản dịch thơ và dịch nghĩa
Lời giải chi tiết:
Câu thơ chưa dịch sát nghĩa: Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối
→ Đáp án C
Câu 5: Vẻ đẹp nào của đất trời Mùa hè rớt khiến thi sĩ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân? A. Có ánh sáng diệu kì B. Cái nóng êm ru C. Màu trời không chói D. Tất cả các ý trên |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn đầu bản dịch thơ
Lời giải chi tiết:
Vẻ đẹp của đất trời Mùa hè rớt khiến thi sĩ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân:
- Có ánh sáng diệu kì
- Cái nóng êm ru
- Màu trời không chói
→ Đáp án D
Câu 6: Từ ngữ nào diễn tả cảm xúc của thi sĩ trước ánh sáng diệu kì của đất trời? A. Mơ hồ. B. Ngỡ ngàng. C. Nhẹ nhàng. D. Phơ phất. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn đầu bản dịch thơ
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ diễn tả cảm xúc của thi sĩ: Ngỡ ngàng (Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân)
→ Đáp án B
Câu 7: Cảnh vật trong khổ thơ thứ 2 mang dáng vẻ, đặc điểm nào? A. Thoắt ẩn thoắt hiện. B. Mông lung mơ hồ. C. Mong manh, nhẹ nhàng. D. Như thực như hư. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ hai
Lời giải chi tiết:
Cảnh vật trong khổ thơ thứ 2 mang dáng vẻ, đặc điểm: Mong manh, nhẹ nhàng:
- Tơ nhện bay
- Khe khẽ như không, nhẹ nhàng, phơ phất
→ Đáp án C
Câu 8: Dòng nào sau đây nói lên đặc điểm bức tranh thiên nhiên chớm thu? A. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh sống động, tươi sáng. B. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tĩnh lại. C. Âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tĩnh lặng. D. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh dịu dàng, man mác. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bản dịch thơ
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm bức tranh thiên nhiên chớm thu được thể hiện qua: Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh sống động, tươi sáng
→ Đáp án A
Câu 9: Đối chiếu 2 bản dịch thơ (khổ cuối) của Mùa hè rớt – Olga – Berggoltz với bản dịch nghĩa và phân tích nét đặc sắc, sự sáng tạo ở mỗi bản dịch? (1đ)
Bản dịch nghĩa (khổ thơ cuối)
Ngươi thấy đấy – đã đến lúc mưa sao qua đi,
Và, dường như, thồi gian vĩnh viễn chia cắt…
… Còn chỉ giờ đây ta mới hiểu, cần làm thế nào
Để yêu thương, gìn giữ, lượng thứ và vĩnh biệt (chia ly)
Bản dịch 1 – Bằng Việt (khổ thơ cuối)
Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm,
Ta biết lắm, thời gian đang vĩnh biệt…
Những chỉ mãi bây giờ, ta mới biết
Yêu thương, ngậm ngùi, tha thứ, chia tay…!
Bản dịch 2 – Tạ Phương (khổ thơ cuối)
Kìa, vệt sao băng rực rỡ vút trên đầu
Như số phận, đã điểm rồi, phút chót..
… Chỉ đến bây giờ, bây giờ, ta mới biết
Cách yêu, thương, tha thứ, chia tay…
Phương pháp giải:
Đọc kĩ 2 bản dịch
Chú ý những chi tiết đặc sắc và sự sáng tạo ở mỗi bản dịch
Lời giải chi tiết:
- Ở 2 câu đầu khổ:
+ Bản dịch thơ 1: Thể hiện rõ sự tha thiết của nhân vật trữ tình trước thời điểm kết thúc của mùa hè rớt ở thời khắc các vì sao biến mất (rụng)… và mang theo nỗi buồn ly biệt.
+ Bản dịch thơ 2: Thể hiện rõ sự ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình trước phút chót (vút) của vệt sao băng rực rỡ… đó là quy luật
- Ở 2 câu cuối khổ:
+ Bản dịch thơ 1: chỉ ở thời điểm mùa hè rớt kết thúc ta mới biết, mới hiểu sâu sắc các trạng thái cung bậc tình cảm yêu thương, ngậm ngùi, tha thứ, chia tay…! Trong “ngậm ngùi” như chứa đựng của sự chấp nhận buồn tủi…
+ Bản dịch thơ 2 khác bản dịch thơ 1 ở 1 chữ “cách”: chữ này sát với bản dịch nghĩa hơn. Tức là ta đã biết những trạng thái, cung bậc tình cảm “yêu, thương, tha thứ, chia tay” từ lâu nhưng chỉ ở thời điểm mùa hè rớt kết thúc ta mới biết “cách” thể hiện, đón nhận các trạng thái cung bậc tình cảm “yêu, thương, tha thứ, chia tay…”
Câu 10: Em thích nhất khổ thơ nào? Hãy thể hiện niềm yêu thích đó bằng việc viết hoặc vẽ về chúng (đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng) (1đ)
Phương pháp giải:
Dựa vào lựa chọn của bản thân
Lời giải chi tiết:
- HS tự lựa chọn theo ý bản thân và thể hiện theo sở trường của cá nhân (hoặc không theo sở trường để khám phá năng lực của bản thân)
- Sản phẩm thể hiện cần truyền tải được nội dung cốt lõi của khổ thơ và cảm xúc của người thể hiện
II. VIẾT (4đ)
Câu 1: Đọc hai bài thơ sau và tự lập tiêu chí để phát hiện 2-3 nét tương đồng của chúng với “Mùa hè rớt” của thi sĩ Olga – Berggoltz (1đ)
Tiếng thu – Lưu Trọng Lư Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô… |
Thu vịnh – Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biển trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai bài thơ
Lời giải chi tiết:
- Về đề tài: Cả 3 tác phẩm cùng làm cảm xúc của thi sĩ trước mùa thu (Mùa hè rớt của thi sĩ Olga – Berggoltz: Đất trời ở thời điểm chớm thu; Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Thu vịnh – Nguyễn Khuyến: Đất trời, rừng mùa thu)
- Về cảnh vật: Đều mang dáng vẻ dịu dàng
- Về cảm xúc: Đều là rung động tinh tế, man mác buồn của lòng người trước mùa thu
Câu 2: Viết bài luận đánh giá sức hấp dẫn của bài thơ “Mùa hè rớt” của thi sĩ Olga – Berggoltz (dài từ 1,5 – 2 trang) (3đ)
Phương pháp giải:
Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Đánh giá sức hấp dẫn của bài thơ “Mùa hè rớt” |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0.25 |
- Giới thiệu ngắn về tác phẩm thơ được đánh giá (nhan đề, tác giả) - Nêu nhận xét, đánh giá chung của người viết về tác phẩm thơ đó (ấn tượng chung hoặc cụ thể về một phương diện) |
Thân bài |
2.0 |
- HS có thể xây dựng các luận điểm theo nhận thức, đánh giá của cá nhân, chú ý bám sát vào văn bản thơ và đặc trưng thể loại - Tham khảo gợi ý sau: 1. Nêu nội dung tác phẩm thơ (6-8 dòng) 2. Đánh giá: về bức tranh thiên nhiên diệu kì của “Mùa hè rớt” - Câu nêu ý kiến - Dẫn chứng - Phân tích, bình luận… 3. Đánh giá 2: Về rung động tinh tế của nhân vật trữ tình 4. Khái quát sự tác động của tác phẩm thơ với cá nhân, bạn đọc ở hiện tại, tương lai (cảm xúc, giá trị thẩm mỹ…) Lưu ý: - Có thể dẫn thêm ý kiến đánh giá của nhà phê bình - Có thể so sánh với một tác phẩm thơ có điểm tương đồng |
Kết bài |
0.5 |
- Khẳng định giá trị cơ bản của tác phẩm thơ đã triển khai ở thân bài - Tác động của tác phẩm tới cảm xúc của cá nhân |
Yêu cầu khác |
0.25 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại: nghị luận văn học - Diễn đạt rõ ý; lập luận logic; suy luận, bình luận phù hợp với văn hóa dân tộc… |
Loigiaihay.com
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 11
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 12
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 14
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 15
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay