Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 2


Cây trám đen Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Cây trám đen

            Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.

            Trám đen có hai loại: Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.

            Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

            Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.

(Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trám đen gồm những loại nào?

A. Trám đen tẻ và trám đen gạo.

B. Trám đen tẻ và trám đen nếp.

C. Trám đen nếp và trám đen dẻo.

D. Trám đen nếp và trám đen cốm.

Câu 2. Tác giả không miêu tả những bộ phận nào của cây trám đen?

A. thân cây

B. cành cây

C. lá cây

D. nụ hoa

Câu 3. Tích vào các chi tiết, hình ảnh miêu tả đặc điểm của quả trám đen nếp.

¨ quả mập, mở màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt

¨ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn

¨ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon

¨ cùi có chất béo, bùi và thơm

Câu 4. Nối đúng:

A

 

B

Thân cây

 

Mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô

Cành cây

 

To bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang

Lá cây

 

Cao vút, thẳng như cột nước từ trên trời rơi xuống

Câu 5. Từ in đậm nào trong câu sau là tên nước ngoài đã viết sai quy tắc?

            Tổng thống người Mỹ gốc phi đầu tiên trong lịch sử Hoa KỳBa-rắc Ô-ha-ma.

Câu 6. Tìm câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho cây trám đen.

Câu 7. Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

            Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió.

Câu 8. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?

A. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

B. Những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ.

C. Mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.

D. Muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.

Câu 9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

a. Tiếng dương cầm vang lên êm ái trên căn gác nhỏ.

b. Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng chín.

Câu 10. Viết 2-3 câu miêu tả một loại quả mà em yêu thích. Trong đó có ít nhất hai câu văn liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em tán thành hay phản đối sự việc: Học sinh tiểu học tự đi bộ đi học.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. D

8. C

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Trám đen gồm những loại nào?

A. Trám đen tẻ và trám đen gạo.

B. Trám đen tẻ và trám đen nếp.

C. Trám đen nếp và trám đen dẻo.

D. Trám đen nếp và trám đen cốm.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Trám đen gồm trám đen nếp và trám đen tẻ.

Đáp án B.

Câu 2. Tác giả không miêu tả những bộ phận nào của cây trám đen?

A. thân cây

B. cành cây

C. lá cây

D. nụ hoa

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Tác giả miêu tả thân cây, cành cây, lá cây nhưng không miêu tả nụ hoa.

Đáp án D.

Câu 3. Tích vào các chi tiết, hình ảnh miêu tả đặc điểm của quả trám đen nếp.

¨ quả mập, mở màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt

¨ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn

¨ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon

¨ cùi có chất béo, bùi và thơm

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ hai và thứ ba để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết, hình ảnh miêu tả đặc điểm của quả trám đen nếp là:

- quả mập, mở màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt

- cùi có chất béo, bùi và thơm

Câu 4. Nối đúng:

A

 

B

Thân cây

 

Mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô

Cành cây

 

To bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang

Lá cây

 

Cao vút, thẳng như cột nước từ trên trời rơi xuống

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để nối đúng.

Lời giải chi tiết:

 

Câu 5. Từ in đậm nào trong câu sau là tên nước ngoài đã viết sai quy tắc?

            Tổng thống người Mỹ gốc phi đầu tiên trong lịch sử Hoa KỳBa-rắc Ô-ha-ma.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại quy tắc viết tên riêng nước ngoài.

Lời giải chi tiết:

Tên nước ngoài viết sai quy tắc là “phi”.

Câu 6. Tìm câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho cây trám đen.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối tìm câu văn thể hiện tình cảm của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho cây trám đen là: “Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.”.

Câu 7. Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

            Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các cách liên kết câu.

Lời giải chi tiết:

Hai câu văn được liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. Cụm từ “cái ô xanh” ở câu thứ hai thay thế cho “những vòm cây trám” ở câu thứ nhất.

Câu 8. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?

A. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

B. Những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ.

C. Mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.

D. Muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.

Phương pháp giải:

Em xác định thành phần câu, vế câu để tìm câu ghép.

Lời giải chi tiết:

Câu đơn:

- Ánh nắng ban mai (CN) / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông (VN).

- Những chiếc lá (CN) / lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ (VN).

- Muôn hoa (CN) / đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn (VN).

Câu ghép là: Mùa đông (CN1) / đến sớm (VN1), gió (CN2) / thổi từng cơn lạnh buốt (VN2).

Câu 9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

a. Tiếng dương cầm vang lên êm ái trên căn gác nhỏ.

b. Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng chín.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các xác định các thành phần trong câu.

Lời giải chi tiết:

a. Tiếng dương cầm (CN) / vang lên êm ái (VN) trên căn gác nhỏ (TN).

b. Nắng (CN1) / lên (VN1), nắng (CN2) / chan mỡ gà trên những cánh đồng chín (VN2).

Câu 10. Viết 2-3 câu miêu tả một loại quả mà em yêu thích. Trong đó có ít nhất hai câu văn liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ.

Phương pháp giải:

Em chọn một loại quả để tả và sử dụng liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

Lời giải chi tiết:

Quả vải là loại trái cây em rất yêu thích. Lớp vỏ ngoài của nó mỏng, khi bóc ra, bên trong là phần thịt trắng mọng nước.

Từ ngữ “nó” thay thế cho “quả vải”.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

- Em xác định nhân vật định giới thiệu và lập dàn ý.

- Dựa trên dàn ý đã lập để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý :

- Mở đầu: Giới thiệu hiện tượng. sự việc mà em muốn nêu ý kiến:

Đầu năm học mới, cùng với các vấn đề thường gặp, nhiều phụ huynh còn có chung một vấn đề mới có nhiều ý kiến khác nhau. Đó là liệu có nên để cho học sinh tiểu học tự đi bộ đến trường?

- Triển khai:

+ Khẳng định ý kiến tán thành hoặc không tán thành

Cá nhân em hoàn toàn ủng hộ việc các bạn học sinh tiểu học tự đi bộ đến trường.

+ Đưa ra các lí do để bảo vệ ý kiến

Thứ nhất, tự đi bộ đến trường giúp rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai

Thứ hai, tự đi bộ giúp học sinh rèn luyện tính tự lập, chủ động, tự giác, không phụ thuộc vào bố mẹ

Thứ ba, phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học mỗi ngày

Thứ tư, học sinh có thể kết nhóm đi học cùng nhau, tăng tình đoàn kết…

+ Lưu ý:

  • Chọn các lí do có tính thuyết phục. Có thể lấy thêm minh chứng từ thực tế ở trường, lớp mình.
  • Sắp xếp các lí do theo một trinh tự hợp lí.

- Kết thúc: Bày tỏ suy nghĩ, mong muốn,... về hiện tượng, sự việc.

Bài tham khảo 1:

Em phản đối việc học sinh tiểu học tự đi bộ đi học. Đầu tiên, đây là vấn đề liên quan đến an toàn của học sinh, đặc biệt là trong môi trường đô thị đông đúc và nguy hiểm. Việc để trẻ em đi bộ một mình trên các con đường phố có thể tạo ra rủi ro về tai nạn giao thông, đặc biệt khi chúng chưa có đủ khả năng nhận biết và đánh giá nguy cơ. Thứ hai, việc học sinh tự đi bộ cũng có thể gây ra lo lắng và áp lực tâm lý không cần thiết cho phụ huynh. Cha mẹ luôn lo lắng về việc an toàn của con cái khi chúng phải tự đi bộ một mình, và điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và tinh thần tự lập của học sinh. Cuối cùng, có thể có những vấn đề về việc quản lý thời gian và đảm bảo đến trường đúng giờ. Học sinh có thể gặp phải khó khăn trong việc điều chỉnh thời gian và lập kế hoạch cho việc tự đi bộ đi học, gây ra sự bất tiện và mất mát về thời gian học tập. Với những lí do trên, việc phản đối việc học sinh tiểu học tự đi bộ đi học là cần thiết để đảm bảo an toàn, sự phát triển tâm lý và hiệu suất học tập của họ.

Bài tham khảo 2 :

Có ý kiến cho rằng "Học sinh tiểu học tự đi bộ đi học". Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Trước hết, việc đi bộ đến trường sẽ giúp các em tính tự lập cho việc đi học đúng giờ. Việc tự đi bộ sẽ giúp các em rèn luyện được sự tự lập, trách nhiệm không bị lệ thuộc vào bố mẹ và cũng có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em. Và đặc biệt các bạn đi cùng nhau sẽ được trò chuyện vui vẻ với nhau trên hành trình đến lớp. Với em đây là một hoạt động nên được hưởng ứng và thực hiện bởi nhiều học sinh.

Bài tham khảo 3:

Việc học sinh tiểu học tự đi bộ đến trường là một đề xuất nên được áp dụng. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Vì em cho rằng đây là một giải pháp hợp lý giúp các em rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng như tự lập, trách nhiệm và giao tiếp. Ngoài ra, còn  tác dụng tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em. Vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại, những hoạt động này nên được các học sinh hưởng ứng.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí