Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4>
Kì nghỉ ở Ô-sa-ka Vào kì nghỉ đông năm ngoái, Lin-đa và em gái được bố mẹ dẫn đi du lịch tại Ô-sa-ka, Nhật Bản. Vừa đặt chân đến nơi đây, một cảnh tượng kì diệu hiện ra trước mắt - tuyết rơi nhẹ nhàng từ trên cao, phủ lên mặt đất như một tấm thảm trắng tinh khôi.
Đề bài
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Kì nghỉ ở Ô-sa-ka
Vào kì nghỉ đông năm ngoái, Lin-đa và em gái được bố mẹ dẫn đi du lịch tại Ô-sa-ka, Nhật Bản. Vừa đặt chân đến nơi đây, một cảnh tượng kì diệu hiện ra trước mắt - tuyết rơi nhẹ nhàng từ trên cao, phủ lên mặt đất như một tấm thảm trắng tinh khôi.
- Chị ơi, nhìn kìa! Tuyết đang rơi! - Em gái reo lên đầy thích thú.
- Bố mẹ ơi, lát nữa cả nhà mình cùng chơi trò nặn người tuyết đi ạ! - Lin-đa hào hứng nói.
Đợi sau khi tuyết ngừng rơi, cả nhà Lin-đa bắt đầu chạy nhảy, chơi đùa dưới tuyết. Từ những hạt tuyết nhỏ, Lin-đa và chị gái đã tạo ra những người tuyết độc đáo với nhiều dáng vẻ khác nhau. Cứ như thế, họ vui vẻ cười đùa với nhau dưới trời tuyết.
Kì nghỉ dài một tháng, hai chị em Lin-đa được bố mẹ dẫn đến nhiều nơi và ăn nhiều món ngon. Nhưng kỉ niệm về lần đầu tiên được thấy tuyết vẫn in sâu trong tim của cả hai. Thời gian trôi qua nhanh chóng, họ quay về trường học và hào hứng kể về kì nghỉ đầy thú vị của mình.
Theo Hồng Thư
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Khi vừa đặt chân đến Nhật Bản, hình ảnh đầu tiên hiện ra trước mặt chị em Lin-đa là gì?
A. Có những món ăn ngon và hấp dẫn.
B. Có nhiều địa điểm vui chơi, giải trí lí thú.
C. Tuyết rơi, phủ kín mặt đất như tấm thảm trắng tinh khôi.
D. Những người tuyết độc đáo với nhiều dáng vẻ khác nhau.
Câu 2. Ở Nhật Bản, gia đình Lin-đa đã có những hoạt động gì?
A. Đi tham quan nhiều nơi và thưởng thức nhiều món ăn ngon.
B. Cùng nhau chạy nhảy, chơi đùa dưới tuyết.
C. Lên đỉnh núi ngắm tuyết rơi.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3. Điều gì ở Nhật Bản khiến chị em Lin-đa nhớ mãi?
A. Những hạt tuyết li ti bay trong gió.
B. Lần đầu tiên được thấy tuyết rơi trắng xóa.
C. Những hoạt động trải nghiệm ngoài trời đầy thú vị.
D. Con người thân thiện, phong cảnh thiên nhiên đẹp mắt.
Câu 4. Em hãy dùng đại từ xưng hô viết lại các câu văn dưới đây để tránh lặp từ trong câu:
a) Cu Thóc chạy mải miết theo những con chuồn chuồn. Cuối cùng, cu Thóc cũng bắt được những con chuồn chuồn.
b) Thỏ quá khát nước. Thỏ đã nhìn thấy một cái hồ nước gần đó.
Câu 5. Gạch chân dưới kết từ hoặc cặp kết từ trong các câu sau:
a) Mùa xuân của đất trời thật đẹp.
b) Vì trời nắng gắt nên mặt đất cũng trở nên khô cằn.
c) Mây đen kéo đến rồi giông bão nổi lên.
d) Dù lửa đã bốc lên nhưng chú Dũng vẫn lao vào cứu người.
Câu 6. Từ “biển” trong các câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao?
a) Chiều nay biển lặng sóng.
b) Một biển người đi xem các nghệ sĩ biểu diễn.
Câu 7. Xác định thành phần câu trong các câu sau:
a) Những đám mây trắng lũ lượt kéo về, chất lên tầng tầng, lớp lớp.
b) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học trong chủ điểm “Cộng đồng gắn bó” bằng lời của nhân vật trong truyện.
-------- Hết --------
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
1.C |
2. D |
3. B |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Khi vừa đặt chân đến Nhật Bản, hình ảnh đầu tiên hiện ra trước mặt chị em Lin-đa là gì?
A. Có những món ăn ngon và hấp dẫn.
B. Có nhiều địa điểm vui chơi, giải trí lí thú.
C. Tuyết rơi, phủ kín mặt đất như tấm thảm trắng tinh khôi.
D. Những người tuyết độc đáo với nhiều dáng vẻ khác nhau.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Khi vừa đặt chân đến Nhật Bản, hình ảnh đầu tiên hiện ra trước mặt chị em Lin-đa là tuyết rơi, phủ kín mặt đất như tấm thảm trắng tinh khôi.
Đáp án C.
Câu 2. Ở Nhật Bản, gia đình Lin-đa đã có những hoạt động gì?
A. Đi tham quan nhiều nơi và thưởng thức nhiều món ăn ngon.
B. Cùng nhau chạy nhảy, chơi đùa dưới tuyết.
C. Lên đỉnh núi ngắm tuyết rơi.
D. Cả A và B đều đúng.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Ở Nhật Bản, gia đình Lin-đa đã đi tham quan nhiều nơi và thưởng thức nhiều món ăn ngon, cùng nhau chạy nhảy, chơi đùa dưới tuyết.
Đáp án D.
Câu 3. Điều gì ở Nhật Bản khiến chị em Lin-đa nhớ mãi?
A. Những hạt tuyết li ti bay trong gió.
B. Lần đầu tiên được thấy tuyết rơi trắng xóa.
C. Những hoạt động trải nghiệm ngoài trời đầy thú vị.
D. Con người thân thiện, phong cảnh thiên nhiên đẹp mắt.
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Lần đầu tiên được thấy tuyết rơi trắng xóa ở Nhật Bản khiến chị em Lin-đa nhớ mãi.
Đáp án B.
Câu 4. Em hãy dùng đại từ xưng hô viết lại các câu văn dưới đây để tránh lặp từ trong câu:
a) Cu Thóc chạy mải miết theo những con chuồn chuồn. Cuối cùng, cu Thóc cũng bắt được những con chuồn chuồn.
b) Thỏ quá khát nước. Thỏ đã nhìn thấy một cái hồ nước gần đó.
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Đại từ.
Lời giải chi tiết:
a) Cu Thóc chạy mải miết theo những con chuồn chuồn. Cuối cùng, nó cũng bắt được chúng.
b) Thỏ quá khát nước. Nó đã nhìn thấy một cái hồ nước gần đó.
Câu 5. Gạch chân dưới kết từ hoặc cặp kết từ trong các câu sau:
a) Mùa xuân của đất trời thật đẹp.
b) Vì trời nắng gắt nên mặt đất cũng trở nên khô cằn.
c) Mây đen kéo đến rồi giông bão nổi lên.
d) Dù lửa đã bốc lên nhưng chú Dũng vẫn lao vào cứu người.
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Kết từ.
Lời giải chi tiết:
a) Mùa xuân của đất trời thật đẹp.
b) Vì trời nắng gắt nên mặt đất cũng trở nên khô cằn.
c) Mây đen kéo đến rồi giông bão nổi lên.
d) Dù lửa đã bốc lên nhưng chú Dũng vẫn lao vào cứu người.
Câu 6. Từ “biển” trong các câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao?
a) Chiều nay biển lặng sóng.
b) Một biển người đi xem các nghệ sĩ biểu diễn.
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Từ đa nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Từ “biển” ở câu a là từ đa nghĩa vì biển chỉ vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất.
Từ “biển” ở câu b là từ đồng âm vì biển chỉ một khối lượng to lớn.
Câu 7. Xác định thành phần câu trong các câu sau:
a) Những đám mây trắng lũ lượt kéo về, chất lên tầng tầng, lớp lớp.
b) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Hai thành phần chính của câu.
Lời giải chi tiết:
a) Những đám mây trắng// lũ lượt kéo về, chất lên tầng tầng, lớp lớp.
CN VN
b) Mùa xuân, lá bàng mới nảy// trông như những ngọn lửa xanh.
TN CN VN
B. Kiểm tra viết
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
– Người kể chuyện.
– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
Thân bài: Kể lại câu chuyện.
– Chọn lời xưng hô phù hợp.
– Kể đầy đủ các sự việc. Có thể kể chi tiết hơn đối với sự việc chính.
– Đặt mình vào vai nhân vật:
+ Thể hiện lời nói, ý nghĩ,... phù hợp.
+ Nhận xét, đánh giá nhân vật, sự việc.
Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc hoặc rút ra nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Bài tham khảo 1:
Tôi là Ao-ki Đai-ki-chi, bưu tá của ngôi làng nhỏ này. Công việc của tôi là đi phát thư, và mỗi ngày đều mang đến cho tôi những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa. Nhưng có một nơi luôn làm tôi cảm thấy đặc biệt hơn cả, đó là ngôi nhà của cụ Mát-xu-đa Ya-e-nô ở rìa làng.
Tôi còn nhớ rất rõ lần đầu tiên tôi đến phát thư cho cụ. Cụ Ya-e-nô, với dáng người nhỏ nhắn và mái tóc bạc phơ, đã mời tôi vào nhà uống trà. Tôi khát nước và hơi mệt nên đã đồng ý, không ngờ cụ còn chuẩn bị sẵn những món ăn ngon lành. Từ đó, mỗi lần có thư cho cụ, tôi lại mong chờ được ghé qua, ngồi bên cụ, nhâm nhi chén trà và trò chuyện. Cụ rất vui vẻ, mỗi lần tôi đến, cụ đều mời tôi ở lại lâu hơn, ăn uống rồi mới về. Tôi nghĩ rằng cụ là một trong những người nhận được nhiều thư nhất trong làng, vì lần nào tôi cũng mang đến cho cụ một bức thư.
Một ngày nọ, trong một cuộc trò chuyện với đồng nghiệp, tôi mới biết rằng tất cả những lá thư mà tôi mang đến cho cụ Ya-e-nô thực ra đều do chính cụ gửi. Cụ chỉ muốn có lý do để mời tôi vào nhà, để có người bầu bạn. Nghe vậy, tôi vừa cảm động vừa chạnh lòng. Đêm đó, tôi đã quyết định viết một lá thư gửi cụ, bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn vì tình cảm cụ đã dành cho tôi.
Sáng hôm sau, khi tôi đưa bức thư đó cho cụ, cụ đã ngạc nhiên và xúc động. Cụ rơi nước mắt khi đọc những dòng chữ tôi viết. Nhìn cụ như vậy, tôi hiểu rằng đôi khi những niềm vui đơn giản như được chia sẻ một chén trà, một câu chuyện nhỏ lại là điều quý giá nhất trong cuộc sống.
Những lần sau đó, tôi vẫn đến nhà cụ Ya-e-nô, nhưng lần này là vì tôi thực sự muốn ở bên cụ, không cần phải có lá thư nào để làm lý do nữa. Tôi chợt nhận ra rằng, tình cảm chân thành và sự quan tâm nhỏ bé cũng có thể đem lại niềm hạnh phúc to lớn cho người khác.
Bài tham khảo 2:
Tớ là sẻ nhỏ. Hôm nay là lần đầu tiên tớ rời khỏi tổ của bố mẹ, sẵn sàng bay tới cánh đồng cỏ dưới chân đồi. Tôi loay hoay mãi mới tìm thấy một chỗ đất để đỗ xuống.
Bỗng, tôi giật mình bởi những tiếng kêu:
– Bạn làm đổ nhà của chúng tôi mất thôi
Tôi nhìn xuống những ngón chân bé xíu như que tăm của mình, nhận ra cạnh đấy mấy chú dế mèn đen bóng.
– Tớ xin lỗi nhé! Tớ sẽ cẩn thận hơn.
Tôi nhảy mấy bước tới chỗ búi cỏ tranh bén nắng có vài chiếc lá đã bợt màu. Tôi lại nghe thấy tiếng lao xao:
– Không biết bạn sẻ bé bỏng này có thể mang chiếc lá giúp chúng mình một quãng không nhỉ. Nặng quá!
"Một lời đề nghị thật dễ thương từ các bạn kiến!” – Tôi vừa khẽ cúi xuống vừa nghĩ. Tôi dõng dạc bảo:
– Tớ luôn sẵn lòng!
Nói rồi, tôi cắp chiếc lá bay tới chỗ anh kiến đầu đàn vừa chỉ. Ở đó, vương quốc kiến đang mở hội và họ cần một chiếc lá to để thiết kế con tàu vượt “đại dương".
Khi trưa rải nắng vàng lên khắp cánh đồng, tôi đã kịp bay một vòng để ngắm nhìn cảnh vật. Tôi còn đánh chén một con sâu béo ú trước khi vui vẻ trở về.
– Để xem sẻ nhỏ ngoan ngoãn mang gì về nhà nào! – Mẹ tôi cất tiếng còn bố tôi thì giương cặp kính lên âu yếm nhìn tôi.
Tôi tự hào trả lời:
– Con đã thu cả cánh đồng vào trong mắt, đã bắt tay những người bạn mới và đã gửi lại tổ dế miễn một lời xin lỗi ạ!
- Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5
- Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3
- Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 2
- Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm