Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng..

Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 2


Tình yêu thương của cô Lu-xi Cô giáo Lu-xi là giáo viên chủ nhiệm của lớp Lin-na. Một hôm, cô nhận ra Lin-na không giống các bạn khác, cô bé có tính cách trầm lặng, nhút nhát và không mấy năng động.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Tình yêu thương của cô Lu-xi

            Cô giáo Lu-xi là giáo viên chủ nhiệm của lớp Lin-na. Một hôm, cô nhận ra Lin-na không giống các bạn khác, cô bé có tính cách trầm lặng, nhút nhát và không mấy năng động. Với tình yêu thương của mình, cô Lu-xi đã dành thời gian để quan tâm Lin-na nhiều hơn, cùng các bạn trong lớp giúp đỡ cô bé. Có lần, cô Lu-xi nói với Lin-na rằng: “Lớp mình là một gia đình, cô và các bạn sẽ luôn yêu thương và đồng hành cùng em.”. Câu nói này của cô khiến Lin-na xúc động vô cùng, nước mắt như sắp trào ra. Dần dần, Lin-na bắt đầu mở lòng mình và trở nên hòa nhập với các bạn trong lớp hơn. Nhờ trái tim yêu thương, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của cô giáo mà những cô cậu học sinh như Lin-na dần có thể thay đổi bản thân.

Theo Hồng Thư

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Lin-na có tính cách như thế nào?

A. Năng nổ và hòa đồng.      

B. Trầm lặng, nhút nhát, không năng động.

C. Điềm đạm và hiền lành.

D. Tự tin nhưng không mấy năng động.

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy sự thay đổi về tính cách của Lin-na?

A. Lin-na đã mở lòng mình.

B. Lin-na đã hòa nhập với các bạn hơn.

C. Lin-na năng động hơn trước.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3. Nhờ đâu mà Lin-na lại có sự thay đổi về tính cách như vậy?

A. Nhờ trái tim yêu thương, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của cô giáo.

B. Nhờ nỗ lực và ý chí muốn thay đổi bản thân của Lin-na.

C. Nhờ sự tinh ý của cô giáo và các bạn trong lớp.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 4. Em hãy gạch chân dưới kết từ phù hợp trong ngoặc để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

(Nhờ/ Vì) sự động viên của mọi người xung quanh (với/ và) nỗ lực của bản thân, Ê-mi đã chiến thắng cuộc thi chạy. Cô (mặc dù/ không những) đạt huy chương Vàng của cuộc thi (mà còn/ nhưng) vượt xa kỉ lục trước đó của mình.

(Trích Linh Anh)

Câu 5. Tìm đại từ thay thế trong đoạn văn sau và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào?

Nhân dịp sinh nhật, An đã tự tay làm một chiếc bánh kem màu hồng rất xinh để tặng mẹ. Việc đó khiến mẹ rất cảm động.

(Theo Mai Thùy)

Câu 6. Đại từ thay thế vừa tìm được ở câu 5 có tác dụng gì?

Câu 7. Em hãy tìm 2 -3 từ đồng nghĩa với từ “nỗ lực” và đặt 1 câu với từ vừa tìm được.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. D

3. A

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Lin-na có tính cách như thế nào?

A. Năng nổ và hòa đồng.      

B. Trầm lặng, nhút nhát, không năng động.

C. Điềm đạm và hiền lành.

D. Tự tin nhưng không mấy năng động.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Lin-na có tính cách trầm lặng, nhút nhát, không năng động.

Đáp án B.

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy sự thay đổi về tính cách của Lin-na?

A. Lin-na đã mở lòng mình.

B. Lin-na đã hòa nhập với các bạn hơn.

C. Lin-na năng động hơn trước.

D. Cả A và B đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết cho thấy sự thay đổi về tính cách của Lin-na là:

- Lin-na đã mở lòng mình.

- Lin-na đã hòa nhập với các bạn hơn.

- Lin-na năng động hơn trước.

Đáp án D.

Câu 3. Nhờ đâu mà Lin-na lại có sự thay đổi về tính cách như vậy?

A. Nhờ trái tim yêu thương, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của cô giáo.

B. Nhờ nỗ lực và ý chí muốn thay đổi bản thân của Lin-na.

C. Nhờ sự tinh ý của cô giáo và các bạn trong lớp.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Nhờ trái tim yêu thương, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của cô giáo nên Lin-na lại có sự thay đổi về tính cách như vậy.

Đáp án A.

Câu 4. Em hãy gạch chân dưới kết từ phù hợp trong ngoặc để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

(Nhờ/ Vì) sự động viên của mọi người xung quanh (với/ và) nỗ lực của bản thân, Ê-mi đã chiến thắng cuộc thi chạy. Cô (mặc dù/ không những) đạt huy chương Vàng của cuộc thi (mà còn/ nhưng) vượt xa kỉ lục trước đó của mình.

(Trích Linh Anh)

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Kết từ.

Lời giải chi tiết:

Nhờ sự động viên của mọi người xung quanh nỗ lực của bản thân, Ê-mi đã chiến thắng cuộc thi chạy. Cô không những đạt huy chương Vàng của cuộc thi mà còn vượt xa kỉ lục trước đó của mình.

Câu 5. Tìm đại từ thay thế trong đoạn văn sau và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào?

Nhân dịp sinh nhật, An đã tự tay làm một chiếc bánh kem màu hồng rất xinh để tặng mẹ. Việc đó khiến mẹ rất cảm động.

(Theo Mai Thùy)

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Đại từ.

Lời giải chi tiết:

Đại từ “đó” thay thế cho cụm từ “An đã tự tay làm một chiếc bánh kem”.

Câu 6. Đại từ thay thế vừa tìm được ở câu 5 có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Đại từ.

Lời giải chi tiết:

Đại từ thay thế ở câu 5 có tác dụng tránh lặp từ ngữ trong đoạn văn.

Câu 7. Em hãy tìm 2 -3 từ đồng nghĩa với từ “nỗ lực” và đặt 1 câu với từ vừa tìm được.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

- Từ đồng nghĩa: cố gắng, phấn đấu, gắng sức, quyết tâm

- Đặt câu:

Dù gặp phải nhiều khó khăn, cô ấy vẫn luôn cố gắng học tốt để đạt được ước mơ của mình.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

Thân bài: Kể lại câu chuyện.

– Kể lại các sự việc chính của câu chuyện theo một trình tự hợp lí. Có thể lược bớt một số chi tiết không quan trọng.

– Ở mỗi sự việc thêm vào một vài chi tiết sáng tạo, góp phần thể hiện tính cách của nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

+ Tả đặc điểm của nhân vật.

+ Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật, sự việc.

– Bảy tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật hoặc sự việc chính.

Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

+ Bài học rút ra từ câu chuyện

+ Liên hệ bản thân

Bài tham khảo 1:

            Em rất thích giờ kể chuyện ở lớp. Vì trong các tiết học đó, em sẽ được cô giáo kể cho nhiều câu chuyện hay và thú vị. Em đặc biệt thích nghe những câu chuyện có nhân vật chính là các con vật dễ thương. Câu chuyện gần nhất về chủ đề này mà em được nghe cô kể, chính là Cuộc chạy đua trong rừng.

            Câu chuyện có nhân vật chính là một chú ngựa con. Khu rừng của cậu có truyền thống tổ chức một cuộc thi chạy thường niên vào mùa xuân. Năm nay, cuối cùng ngựa con cũng đủ tuổi để đăng kí tham gia chạy đua. Khi cuộc thi ngày càng đến gần, muông thú trong khu rừng tập luyện càng thêm hăng say. Nhưng riêng ngựa con thì lại không như vậy. Thay vì tập chạy và kiểm tra bộ móng của mình, thì cậu lại ngày ngày ra bờ suối để soi gương và chải chuốt cho mái tóc của mình. Tuy đã được cha khuyên nhủ, nhưng ngựa con chằng hề nghe theo.

            Hôm ngày thi diễn ra, ngựa con tiến đến vạch xuất phát với tâm thế vô cùng tự tin. Ngay sau khi tiếng còi tín hiệu của trọng tài vang lên, ngựa con liền cùng các bạn chạy vụt về phía trước. Quả nhiên, không ai là đối thủ của ngựa con cả. Cậu liên tục dẫn đầu đoàn đua trong hai vòng chạy đầu. Tuy nhiên, khi đến vòng chạy thứ 3, móng của ngựa con bắt đầu long ra và gãy hẳn, khiến cậu đau đớn dừng lại, không thể chạy tiếp được nữa. Vậy là chiến thắng tương như hiển nhiên đã vụt khỏi ngựa con một cách đáng tiếc. Sau thất bại hôm đó, ngựa con vô cùng hối hận và tự trách bản thân về sự chủ quan của mình. Nhưng nhờ có bố ở bên động viên, nên ngựa con sớm vực lại tinh thần, chăm chỉ tập luyện chờ mùa thi năm sau diễn ra. Lần này, nhờ sự tập luyện chăm chỉ và kiểm tra, bảo vệ móng cẩn thận, nên không có sự cố nào bất ngờ xảy ra cả. Ngựa con trở thành nhà vô địch trong tiếng reo hò, tán thường của tất cả mọi người.

            Câu chuyện Cuộc chạy đua trong khu rừng đã dạy cho em bài học về ý nghĩa của sự cẩn thận và chỉn chu trong cuộc sống. Nếu không biết nghiêm túc tập luyện và kiểm tra kĩ càng trước khi bắt đầu một việc nào đó, thì sẽ dễ gặp phải sự cố ngoài ý muốn như ngựa con.

Bài tham khảo 2:

            Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng sa tanh hồng của cô búp bê xinh đẹp.

            Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.

            Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm chạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm lừng được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.

            Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ, bé nhanh chóng thiếp vào giấc ngủ ngon lành.

            Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Tha làm sao được!

Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú dỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.

            Nhưng... Ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bầy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết con cá nướng ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.

            Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt Trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3

    Giờ học vẽ Trong giờ học Mĩ thuật, thầy giáo yêu cầu các bạn học sinh vẽ một bức tranh về chủ đề "Địa điểm em yêu thích". Bức tranh đẹp nhất sẽ được treo ở góc học tập của lớp. Sau khi nhận được đề bài, cả lớp bắt đầu xôn xao:

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4

    Kì nghỉ ở Ô-sa-ka Vào kì nghỉ đông năm ngoái, Lin-đa và em gái được bố mẹ dẫn đi du lịch tại Ô-sa-ka, Nhật Bản. Vừa đặt chân đến nơi đây, một cảnh tượng kì diệu hiện ra trước mắt - tuyết rơi nhẹ nhàng từ trên cao, phủ lên mặt đất như một tấm thảm trắng tinh khôi.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5

    Màu sắc từ trái tim Từ khi sinh ra, Lâm đã không thể phân biệt được màu sắc. Với cậu, màu xanh, màu đỏ hay màu vằng đều chỉ là tên gọi. Một ngày nọ, khi đi dạo đến chân núi, Lâm gặp một cô bé đang ngồi vẽ tranh. - Bạn đang vẽ gì vậy? – Lâm lại gần và khẽ hỏi.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1

    Hành trình đến kí ức tuổi thơ Mỗi buổi chiều, sau khi đi học về, Mi-a và Tôm lại gặp nhau dưới gốc cây sồi phía sau đỉnh đồi để kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị. Tôm hỏi Mi-a: “Cậu còn nhớ lúc chúng mình xây căn cứ bí mật trong rừng thông không?”. Mi-a vội đáp: “Tất nhiên rồi, Tôm! Đó không chỉ là nơi chúng mình vui chơi mà còn là nơi chứa đựng ước mơ trở thành nhà thám hiểm của chúng mình.”.

  • Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo

    Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí