Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 CTST - Đề số 6


Lộc non Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Thành phố nối hai châu lục” (trang 129) Tiếng Việt 4 Tập 2 - Chân trời sáng tạo.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vị trí của thành phố I-xtan-bun có gì đặc biệt?

II. Đọc thầm văn bản sau:

Lộc non

Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.

Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn... Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.

Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

 (Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Ở đâu được chứng kiến những mầm đa còn non tơ là giây phút hiếm hoi?

A. Ở phương bắc

B. Ở phương nam

C. Ở phương tây

D. Ở phương đông

Câu 2. Chi tiết cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh là gì?

A. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; Đến trưa lá đã xòe tung; Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

B. Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc.

C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.

D. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

Câu 3. Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?

A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.

B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.

C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.

D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá.

Câu 4. Thái độ của nhân vật cô bé khi phải rời đi là gì?

Câu 5. Sau khi đọc xong bài đọc trên, em rút ra bài học gì?

Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.” là trạng ngữ chỉ?

A. Thời gian

B. Nơi chốn

C. Phương tiện

D. Nguyên nhân

Câu 7. Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ?

A. Những vòm lộc non

B. Những vòm lộc non đang đung đưa

C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia

D. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ

Câu 8. Gạch chân bộ phận trạng ngữ trong các câu dưới đây:

a. Để trở thành học sinh giỏi, Nam phải chăm chỉ học tập.

b. Trong thôn, mọi người cùng nhau chuẩn bị đón Tết.

Câu 9. Thành ngữ “lên rừng xuống biển” trong bài đọc trên có ý nghĩa gì?

A. Diễn tả sự di chuyển nhanh chóng giữa các địa điểm.

B. Diễn tả vị trí địa lý của rừng và biển.

C. Diễn tả hành động đi du lịch, khám phá thiên nhiên.

D. Diễn tả nỗi nhọc nhằn để cố gắng vượt qua khó khăn.

Câu 10. Em hãy đặt 1 câu có sử dụng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết bài văn tả về một cây bóng mát mà em yêu thích nhất.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. A

3. B

6. A

7. C

9. D

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Ở đâu được chứng kiến những mầm đa còn non tơ là giây phút hiếm hoi?

A. Ở phương bắc

B. Ở phương nam

C. Ở phương tây

D. Ở phương đông

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Ở phương nam được chứng kiến những mầm đa còn non tơ là giây phút hiếm hoi.

Đáp án B.

Câu 2. Chi tiết cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh là gì?

A. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; Đến trưa lá đã xòe tung; Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

B. Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc.

C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.

D. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh: Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; Đến trưa lá đã xòe tung; Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

Đáp án A.

Câu 3. Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?

A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.

B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.

C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.

D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.

Đáp án B.

Câu 4. Thái độ của nhân vật cô bé khi phải rời đi là gì?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ ba và thứ tư để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Thái độ của nhân vật cô bé khi phải rời đi: bịn rịn, tiếc nuối.

Câu 5. Sau khi đọc xong bài đọc trên, em rút ra bài học gì?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hành động và lời nói của người nhạc sĩ để rút ra bài học.

Lời giải chi tiết:

Sau khi đọc văn bản, em thấy cần phải biết yêu quê hương, trân trọng quê hương.

Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.” là trạng ngữ chỉ?

A. Thời gian

B. Nơi chốn

C. Phương tiện

D. Nguyên nhân

Phương pháp giải:

Em xác định thành phần câu để tìm trạng ngữ.

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ trong câu là “Ban sáng” chỉ thời gian.

Đáp án A.

Câu 7. Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ?

A. Những vòm lộc non

B. Những vòm lộc non đang đung đưa

C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia

D. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ in đâm và chọn đáp án có nghĩa trái ngược với từ đó.

Lời giải chi tiết:

Trong câu bộ phận chủ ngữ là “Những vòm lộc non đang đung đưa kia”.

Đáp án C.

Câu 8. Gạch chân bộ phận trạng ngữ trong các câu dưới đây:

a. Để trở thành học sinh giỏi, Nam phải chăm chỉ học tập.

b. Trong thôn, mọi người cùng nhau chuẩn bị đón Tết.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại về dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

a. Để trở thành học sinh giỏi, Nam phải chăm chỉ học tập.

b. Trong thôn, mọi người cùng nhau chuẩn bị đón Tết.

Câu 9. Thành ngữ “lên rừng xuống biển” trong bài đọc trên có ý nghĩa gì?

A. Diễn tả sự di chuyển nhanh chóng giữa các địa điểm.

B. Diễn tả vị trí địa lý của rừng và biển.

C. Diễn tả hành động đi du lịch, khám phá thiên nhiên.

D. Diễn tả nỗi nhọc nhằn để cố gắng vượt qua khó khăn.

Phương pháp giải:

Em xác định nội dung trong dấu ngoặc đơn để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Công dụng của dấu ngoặc đơn trong câu là đánh dấu phần chú thích về địa điểm Cầu Rồng.

Đáp án D.

Câu 10. Em hãy đặt 1 câu có sử dụng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một một tác phẩm, tài liệu rồi đặt câu có dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

“Quả ngọt cuối mùa” là tác phẩm hay về tình cảm bà cháu, tình yêu gia đình.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Em xác định đối tượng của đề bài rồi lập dàn ý.

Dựa vào dàn ý để viết bài văn hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây bóng mát mà em yêu thích

- Cây bóng mát đó thuộc giống cây nào? Được trồng ở đâu?

- Năm nay cây đã bao nhiêu tuổi rồi? Có thể xem là một cây cổ thụ được chưa?

2. Thân bài: Miêu tả các đặc điểm nổi bật của cây bóng mát:

- Cây cao bao nhiêu mét? So với các cây khác ở gần đó thì như thế nào?

- Gốc cây, thân cây có kích thước như thế nào? Cần bao nhiêu người ôm mới hết?

- Lớp vỏ bên ngoài thân cây, cành cây có màu sắc và đặc điểm như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?

- Phần rễ ở dưới gốc cây có nhô lên mặt đất không? Phần nhô lên đó có đặc điểm như thế nào?

- Các cành cây có dài không? Chúng có mọc dày và sát nhau không? Chúng tạo nên một tán lá có kích thước như thế nào?

- Lá cây có hình dáng, kích thước ra sao? Xanh quanh năm hay rụng vào mùa đông? Chúng có tác dụng như thế nào với việc tạo bóng mát?

- Cây có cho hoa hay quả không? Nếu có thì sẽ xuất hiện vào mùa nào? Em có thích hoa và quả của cây không?

- Dưới bóng mát của cây, mọi người thường làm gì?

3. Kết bài:

- Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bóng mát vừa tả

- Nêu hoạt động thể hiện tình cảm đó của em dành cho cây

Bài tham khảo 1:

            Ở sân trường em có rất nhiều những loại cây, cây bàng với những tán lá xanh um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với những bông hoa đỏ rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng.

            Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh với lớp em. Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. Cây được trồng trong bồn với những bông hoa bé xinh được xếp ở xung quanh. Cây cao tầm 2 mét, cành lá tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. Lá bằng lăng không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá.

            Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Hoa bằng lăng có nhiều cánh, mỗi cánh hoa đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trông tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. Khi các bông hoa nở rộ cũng là lúc toàn bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.

            Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Mỗi lần ngồi trong lớp em lại lơ đãng hướng ra cửa sổ ngắm nhìn những chùm hoa màu tím thanh thanh ấy, cảm xúc vừa buồn mà lại vừa vui. Vui là vì sắp được lên một lớp mới còn buồn là vì phải xa bạn bè thầy cô. Khi hoa bằng lăng bắt đầu rơi xuống cũng là lúc cây bắt đầu có quả. Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một.

            Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về tuổi học trò ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em sẽ luôn chăm sóc và giữ cho cây luôn được tươi tốt.

Bài tham khảo 2:

            Trước cổng nhà em, có trông một cây sấu rất to và đẹp. Nghe mẹ bảo, năm nay cây sấu đó cũng đã hơn năm tuổi rồi.

Cây sấu rất cao, có khi phải gần 3m, vì nó còn cao hơn cánh cổng của nhà em nữa. Thân cây thẳng đứng, to như bắp chân người lớn, vô cùng chắc chắn. Bọc bên ngoài thân cây là lớp vỏ thô ráp, màu nâu sẫm. Ở phía dưới gốc, có mấy chỗ xám trắng như là bị mốc. Cách gốc khoảng gần một mét rưỡi, các cành bắt đầu tỏa ra. Các cành ở thấp to như cổ tay, các cành ở trên cao thì có phần bé hơn. Từ các cành đó, các nhánh con lại thi nhau tỏa ra, đan cài vào nhau, dày đặc. Khiến cả cây sấu nhìn từ xa như một cây nấm rơm màu xanh.

            Lá cây sấu có hình như lá cây vải, cây nhãn, nhưng dài hơn và màu xanh ít sẫm hơn. Đặc biệt, so với các loại cây bóng mát khác như cây bàng, cây đa, thì lá của cây sấu dày hơn nhiều. Đến mức, mùa hè đứng dưới tán cây, thì thật khó để có thể xuyên qua vòm lá nhìn lên trời xanh. Vào khoảng tháng 5, tháng 6 cây sấu sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa sấu nhỏ li ti, màu trắng pha chút xanh nhạt. Thường, hoa sấu mọc thành từng chùm, trên cả một cành dài như hoa lay-ơn. Thế nhưng, một phần vì hoa nhỏ, màu lại lẫn với lá, một phần vì tán lá quá dày và cao, nên thường khi hoa sấu nở, chẳng mấy ai phát hiện sớm. Chỉ khi hoa đã nở rầm rộ, trắng xóa thì người ta mới nhận ra. Khoảng gần ba tuần sau khi hoa nở thì sẽ kết quả. Giống như hoa, quả sấu mọc từng chùm xanh biếc. Khi lớn, quả sấu thường to bằng một chén rượu nhỏ của các bố, các ông. Ăn giòn và có vị chua nhẹ. Những quả sấu ấy, làm ra đủ các món ngon vào mùa hè. Nào là sấu dầm đường, hay sấu muối giòn, canh sấu, ô mai sấu… Đôi khi chỉ là một quả sấu chua với ít muối ớt cũng đủ làm tụi trẻ con thèm thuồng.

            Mỗi ngày, khi đi qua cổng, em luôn nhìn thấy cây sấu đầu tiên. Nó như một người bảo vệ thầm lặng cho cả ngôi nhà. Em mong rằng, cây sẽ luôn khỏe mạnh, xanh tốt, để tiếp tục đồng hành cùng em qua thật nhiều, thật nhiều mùa hè nữa.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 CTST - Đề số 5

    Nói lời cổ vũ Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 CTST - Đề số 4

    Tiếng hát buổi sớm mai Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

    Bố tôi xin được con chó nhỏ về nuôi. Con chó khá xinh, lông vàng, cổ khoang trắng. Nhưng tôi chẳng bận tâm đến nó vì còn mải mê bắt châu chấu, nuôi sáo, đá bóng, chọi gà… Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật nào? Vì sao người anh không bận tâm đến con chó nhỏ? Chi tiết nào cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà? Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

    Đã vào mùa thu. Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiền chiện đi kiếm ăn ở đâu? Chiền chiện hót khi nào? Tác giả miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như thế nào? Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân?

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

    Đỉnh Fasipan Sa Pa Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào? Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác? Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào? Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí