Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 CTST - Đề số 5


Nói lời cổ vũ Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Thảo nguyên bao la” (trang 92) Tiếng Việt 4 Tập 2 - Chân trời sáng tạo.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh “thảo nguyên chạy dài từ các dãy núi xuống tận chân trời” nói về điều gì?

II. Đọc thầm văn bản sau:

Nói lời cổ vũ

Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe: “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”

Ôi chao, đó mới thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà!

Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.

Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi cuộc đời của người đã đón nhận nó.

 (Theo Thu Hà)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Cậu bé người Ba Lan muốn học loại nhạc cụ nào?

A. dương cầm

B. kèn

C. trống

D. ghi ta

Câu 2. Vì sao cậu không học thổi kèn?

A. Vì những ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.

B. Vì cậu không có năng khiếu.

C. Vì cậu không có được đôi môi thích hợp.

D. Vì thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn.

Câu 3. Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé?

A. Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh.

B. Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạy cho chú mỗi ngày 7 tiếng.

C. Chú có thể chơi pi-a-nô đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài.

D. Chú có thể chơi pi-a-nô đấy, nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.

Câu 4. Điều gì khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh?

A. Cậu bé có năng khiếu thiên bẩm.

B. Lời cổ vũ của An-tôn Ru-bin-xtên giúp cậu tự tin và luyện tập miệt mài.

C. Lời động viên, an ủi lớn lao của nghệ sĩ pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên.

D. Cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi.

Câu 5. Theo em, câu chuyện trên gửi gắm bài học gì?

Câu 6. Xác định trạng ngữ trong câu văn: “Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên.”?

A. Một ngày kia

B. cậu

C. cậu được gặp gỡ

D. nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên.

Câu 7. Từ nào là từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau?

Cha bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.

A. to tướng

B. rộng lớn

C. mũm mĩm

D. tong teo

Câu 8. Điền dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp:

a. Cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí thật hấp dẫn!

b. Tài liệu Hướng dẫn trồng hoa đã giúp bố chăm sóc vườn hoa của mình.

Câu 9. Công dụng của dấu ngoặc đơn trong câu dưới đây là gì?

Cầu Rồng (Đà Nẵng) là một trong những cây cầu độc đáo.

A. Đánh dấu phần chú thích về thời gian.

B. Đánh dấu phần chú thích về địa điểm.

C. Đánh dấu phần chú thích về phương tiện.

D. Đánh dấu phần chú thích về tên gọi khác.

Câu 10. Đặt 1 câu có sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện..

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. A

2. C

3. D

4. B

6. A

7. D

9.B

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Cậu bé người Ba Lan muốn học loại nhạc cụ nào?

A. dương cầm

B. kèn

C. trống

D. ghi ta

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Cậu bé người Ba Lan muốn học dương cầm.

Đáp án A.

Câu 2. Vì sao cậu không học thổi kèn?

A. Vì những ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.

B. Vì cậu không có năng khiếu.

C. Vì cậu không có được đôi môi thích hợp.

D. Vì thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Cậu không học thổi kèn vì cậu không có được đôi môi thích hợp.

Đáp án C.

Câu 3. Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé?

A. Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh.

B. Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạy cho chú mỗi ngày 7 tiếng.

C. Chú có thể chơi pi-a-nô đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài.

D. Chú có thể chơi pi-a-nô đấy, nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói với cậu bé: Chú có thể chơi pi-a-nô đấy, nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.

Đáp án D.

Câu 4. Điều gì khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh?

A. Cậu bé có năng khiếu thiên bẩm.

B. Lời cổ vũ của An-tôn Ru-bin-xtên giúp cậu tự tin và luyện tập miệt mài.

C. Lời động viên, an ủi lớn lao của nghệ sĩ pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên.

D. Cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ ba và thứ tư để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Điều khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh là lời cổ vũ của An-tôn Ru-bin-xtên giúp cậu tự tin và luyện tập miệt mài.

Đáp án B.

Câu 5. Theo em, câu chuyện trên gửi gắm bài học gì?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hành động và lời nói của người nhạc sĩ để rút ra bài học.

Lời giải chi tiết:

Hãy biết nói lời động viên mọi người vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người.

Câu 6. Xác định trạng ngữ trong câu văn: “Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên.”?

A. Một ngày kia

B. cậu

C. cậu được gặp gỡ

D. nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên.

Phương pháp giải:

Em xác định thành phần câu để tìm trạng ngữ.

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ trong câu là “Một ngày kia”.

Đáp án A.

Câu 7. Từ nào là từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau?

Cha bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.

A. to tướng

B. rộng lớn

C. mũm mĩm

D. tong teo

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ in đâm và chọn đáp án có nghĩa trái ngược với từ đó.

Lời giải chi tiết:

Từ trái nghĩa với từ “múp míp” là “tong teo”.

Đáp án D.

Câu 8. Điền dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp:

a. Cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí thật hấp dẫn!

b. Tài liệu Hướng dẫn trồng hoa đã giúp bố chăm sóc vườn hoa của mình.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại về dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

a. Cuốn sách “Dế Mèn” phiêu lưu kí thật hấp dẫn!

b. Tài liệu “Hướng dẫn trồng hoa” đã giúp bố chăm sóc vườn hoa của mình.

Câu 9. Công dụng của dấu ngoặc đơn trong câu dưới đây là gì?

Cầu Rồng (Đà Nẵng) là một trong những cây cầu độc đáo.

A. Đánh dấu phần chú thích về thời gian.

B. Đánh dấu phần chú thích về địa điểm.

C. Đánh dấu phần chú thích về phương tiện.

D. Đánh dấu phần chú thích về tên gọi khác.

Phương pháp giải:

Em xác định nội dung trong dấu ngoặc đơn để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Công dụng của dấu ngoặc đơn trong câu là đánh dấu phần chú thích về địa điểm Cầu Rồng.

Đáp án B.

Câu 10. Đặt 1 câu có sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một loài hoa yêu thích rồi đặt câu với trạng ngữ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Em đi học bằng xe buýt.

Bằng khối óc và đôi bàn tay khéo léo, anh Nam đã sáng chế ra chiếc máy xay lúa cho nông dân.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Em xác định đối tượng của đề bài rồi lập dàn ý.

Dựa vào dàn ý để viết bài văn hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu cây mà em định tả.

2. Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

+ Cây trồng ở đâu? Được trồng từ bao giờ?

+ Cây thuộc giống gì? Cao khoảng bao nhiêu?

- Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:

+ Rễ cây

+ Thân cây

+ Cành cây, lá cây

+ Hoa, quả (nếu có)

3. Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cây vừa tả.

Bài tham khảo 1:

            Quê hương Hải Dương của em nổi tiếng là vùng trồng vải thiều ngon nhất nhì cả nước với đặc sản vải thiều Thanh Hà. Cứ mỗi độ vải chín là đi đâu cũng thấy vải, vải chín đỏ ối treo dày đặc trên cây; hay từng thúng vải được bày bán trên chợ, đường đi, hương thơm mát ngọt lịm lan khắp vùng... Bà con trong vùng thì tất bật thu mua vải chín, tiếng thương lái ì xèo mặc cả.

            Về quê em mọi người sẽ bắt gặp những vườn vải rộng mênh mông ở đồng bằng, những hàng vải dài cả cây số trên đường, cành lá sum suê và sai trĩu quả. Cây vải là cây ăn quả lâu năm, thân gỗ cao lớn, nhiều cành và tán rộng, đối với vải mùa nào trông nó cũng tươi tốt vì chẳng có mùa rụng lá, chúng thay lá thường xuyên chứ không rụng trơ trụi theo mùa. Mùa xuân thì xanh tốt với những lộc non mơn mởn, mùa hè thì rực rỡ hoa trắng rồi đến khi những chùm vải chín làm đỏ rực cả cây, mùa thu và mùa đông là lúc cây vải nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một mùa hoa tiếp theo.

            Quả vải là thức quả thơm ngon, hiếm ở đâu có được. Khác với vải tu hú, trái vải thiều Thanh Hà chỉ lớn cỡ ngón chân cái, dầy dặn, mịn và có gai lì, quả tròn, tạo thành chùm, vỏ mỏng đỏ vàng. Hạt vải thiều thường chỉ bằng đầu đũa hoặc còn nhỏ hơn thế, lắm khi còn chẳng thấy hạt đâu, phải nhằn tìm để khỏi nuốt phải. Thưởng thức trái vải sẽ cho cảm giác như tự tan ra, không cảm thấy vị se, vị chua, chát, cứ ngọt dần, ngọt dần... Lớp cùi mọng nước ngọt lịm, mát rượi, thanh thanh thơm thơm cái vị riêng có của vải thiều, tứa ra khắp miệng, tỉnh cả người.

            Cây vải thiều là niềm tự hào của địa phương em, nhờ có nó mà người dân có thêm thu nhập, trở thành thức quà gửi đi khắp mọi miền, để lại trong lòng người thưởng thức những dư vị khó quên.

Bài tham khảo 2:

            Những con phố cổ luôn có trong tâm tưởng của người Hà Nội. Và tự lúc nào, đầu mỗi con phố đều có một cây hoa sữa.

            Những ngày hè nóng nực, cây như một chiếc ô xanh che mát cho mấy bác xích lô, những người khách bộ hành... Thân cây hoa sữa cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi, thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian. Cành cây mảnh mai vươn dài xen lẫn trong đám lá xanh rì. Những chiếc lá nhỏ, dài mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 5- 6 lá. Lá hoa sữa khá đặc biệt, mặt sau của lá không phải là màu xanh là màu trắng bàng bạc. Nói đến thân, cành, lá thì dĩ nhiên phải nói đến nhựa cây. Bởi chính nguồn nhựa sống ấy đã giúp cây trường tồn cùng thời gian. Mỗi lần ai đó bứt lá hay lũ trẻ nghịch ngợm nô đùa, bẻ gẫy cành cây thì dòng nhựa trắng đục ấy lại chảy ra như dòng máu nóng.

            Những buổi chiều mùa đông, nếu có dịp tản bộ trên con đường Nguyễn Du, bạn sẽ ngửi thấy một mùi thơm thoang thoảng nhưng nồng nàn, đó chính là mùi thơm của hoa sữa đã nở rồi đấy. Không ngờ loài cây bình dị ấy lại có thể dâng cho đời một hương hoa thơm đặc biệt đến vậy. Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà, kết với nhau thành từng chùm. Mỗi chùm hoa chỉ nhỏ bằng nắm tay tôi. Từ chùm hoa luôn toả ra mùi thơm ngây ngất. Hương của nó vừa quyến rũ lại vừa dịu êm, vừa thanh tao lại sang trọng như được tạo hoá ban tặng. Nếu ta đưa cả chùm hoa lên mũi ngửi thì sẽ thấy một mùi thơm sực nức.

            Nhưng nếu ngửi hương hoa trong không khí, trong gió nhẹ thoảng qua thì mùi thơm ấy lại mát dịu, dễ đi vào lòng người. Ông tôi thường bảo rằng: “Hoa sữa không có sắc đẹp nhưng nó có hương thơm say nồng, quyến rũ đến lạ kỳ mà khó loài hoa nào có được”. Có lẽ vì thế mà hoa sữa luôn gắn liền với đất Hà Thành, với con người Hà Nội. Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.

            Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 CTST - Đề số 6

    Lộc non Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 CTST - Đề số 4

    Tiếng hát buổi sớm mai Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

    Bố tôi xin được con chó nhỏ về nuôi. Con chó khá xinh, lông vàng, cổ khoang trắng. Nhưng tôi chẳng bận tâm đến nó vì còn mải mê bắt châu chấu, nuôi sáo, đá bóng, chọi gà… Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật nào? Vì sao người anh không bận tâm đến con chó nhỏ? Chi tiết nào cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà? Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

    Đã vào mùa thu. Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiền chiện đi kiếm ăn ở đâu? Chiền chiện hót khi nào? Tác giả miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như thế nào? Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân?

  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

    Đỉnh Fasipan Sa Pa Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào? Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác? Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào? Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí