Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 1


Cháu lớn rồi, bà ơi Nhớ ngày còn thơ bé Được bà bế, bà bồng Được bà lo mọi thứ Từ những điều xíu xiu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Cháu lớn rồi, bà ơi

           

Nhớ ngày còn thơ bé

Được bà bế, bà bồng

Được bà lo mọi thứ

Từ những điều xíu xiu

 

Nay cháu đã khôn lớn

Đã biết đỡ đần bà

Có việc gì vất vả

Bà cứ để cháu nha

Thổi cơm hay nhóm bếp

Giặt giũ hay gập đồ

Cả lau, quét, dọn dẹp

Cứ “phần” cháu làm cho

 

Cháu lo bà sức yếu

Vì đã vất vả nhiều

Nay cháu đã đủ lớn

Để giúp bà, bà ơi.

(Theo Uyển Ly)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ nhớ gì về ngày còn bé?

A. Nhớ được bà lo cho mọi thứ kể cả những điều bé xíu.

B. Nhớ được bà cho đi nhiều nơi.

C. Nhớ được bà bế bà bồng.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 2. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng các việc bạn nhỏ đã làm giúp bà của mình?

A. Thổi cơm, nhóm bếp, giặt giũ, gập đồ, dọn dẹp, lau, quét nhà.

B. Nấu cơm, lau nhà, rửa bát, giặt giũ, gập đồ, sửa đồ đạc.

C. Khâu vá, giặt giũ, thổi cơm, lau, quét nhà, sơn tường.

D. Thổi cơm, nhóm bếp, gập đồ, dọn dẹp, đi chợ, giặt giũ.

Câu 3. Tình cảm của bạn nhỏ đối với bà được thể hiện qua hành động nào?

A. Tiết kiệm tiền mua quà cho bà.

B. Đưa bà đi chơi, đi mua sắm, du lịch.

C. Lo bà sức yếu, làm những việc vất vả cho bà nghỉ ngơi.

D. Luôn nói những lời yêu thương với bà.

Câu 4. Em hãy viết 1-2 câu thể hiện tình cảm của em dành cho bà của mình.

Câu 5. Câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

B. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc.

C. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.

D. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao.

Câu 6. Một số danh từ riêng chưa được viết hoa, em hãy tìm và viết lại cho đúng:

            Bấy giờ ở vùng núi cao phương bắc, có nàng âu cơ thuộc dòng họ thần nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.

Câu 7. Cho các từ sau: tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau:

- Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ …………………………

- Tuệ Tĩnh là một danh y ………………………..... vẹn toàn.

- Ê-đi-sơn là một nhà bác học vô cùng …………………………., ông là người đã phát minh ra đèn điện.

- Mạc Can là một nhà ảo thuật …………………………….

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. D

2. A

3. C

5. B

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ nhớ gì về ngày còn bé?

A. Nhớ được bà lo cho mọi thứ kể cả những điều bé xíu.

B. Nhớ được bà cho đi nhiều nơi.

C. Nhớ được bà bế bà bồng.

D. Cả A và C đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ trong bài thơ nhớ được bà lo cho mọi thứ kể cả những điều bé xíu và được bà bế bà bồng ngày còn bé.

Đáp án D.

Câu 2. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng các việc bạn nhỏ đã làm giúp bà của mình?

A. Thổi cơm, nhóm bếp, giặt giũ, gập đồ, dọn dẹp, lau, quét nhà.

B. Nấu cơm, lau nhà, rửa bát, giặt giũ, gập đồ, sửa đồ đạc.

C. Khâu vá, giặt giũ, thổi cơm, lau, quét nhà, sơn tường.

D. Thổi cơm, nhóm bếp, gập đồ, dọn dẹp, đi chợ, giặt giũ.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Các việc bạn nhỏ đã làm giúp bà của mình là thổi cơm, nhóm bếp, giặt giũ, gập đồ, dọn dẹp, lau, quét nhà.

Đáp án A.

Câu 3. Tình cảm của bạn nhỏ đối với bà được thể hiện qua hành động nào?

A. Tiết kiệm tiền mua quà cho bà.

B. Đưa bà đi chơi, đi mua sắm, du lịch.

C. Lo bà sức yếu, làm những việc vất vả cho bà nghỉ ngơi.

D. Luôn nói những lời yêu thương với bà.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của bạn nhỏ đối với bà được thể hiện qua hành động: lo bà sức yếu, làm những việc vất vả cho bà nghỉ ngơi.

Đáp án C.

Câu 4. Em hãy viết 1-2 câu thể hiện tình cảm của em dành cho bà của mình.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bà là người luôn dành cho em những tình cảm ấm áp và sự chăm sóc tận tâm, em yêu bà rất nhiều và luôn biết ơn vì có bà bên cạnh. Mỗi khoảnh khắc bên bà đều là những kỷ niệm quý giá mà em sẽ mãi trân trọng.

Câu 5. Câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

B. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc.

C. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.

D. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Biện pháp nhân hóa.

Lời giải chi tiết:

Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa là “Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc”. Tia nắng được nhân hóa qua từ “nghịch ngợm”.

Đáp án B.

Câu 6. Một số danh từ riêng chưa được viết hoa, em hãy tìm và viết lại cho đúng:

            Bấy giờ ở vùng núi cao phương bắc, có nàng âu cơ thuộc dòng họ thần nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Danh từ chung, Danh từ riêng.

Lời giải chi tiết:

Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.

Câu 7. Cho các từ sau: tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau:

- Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ …………………………

- Tuệ Tĩnh là một danh y ………………………..... vẹn toàn.

- Ê-đi-sơn là một nhà bác học vô cùng …………………………., ông là người đã phát minh ra đèn điện.

- Mạc Can là một nhà ảo thuật …………………………….

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài ba.

- Tuệ Tĩnh là một danh y tài đức vẹn toàn.

- Ê-đi-sơn là một nhà bác học vô cùng tài giỏi, ông là người đã phát minh ra đèn điện.

- Mạc Can là một nhà ảo thuật tài năng.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

            Một câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm gia đình, mà em đọc được từ nhiều năm trước nhưng đến bây giờ vẫn nhớ như in. Chính là câu chuyện Sự tích bông hoa cúc trắng.

            Câu chuyện ấy kể về một bạn nhỏ là người con hết sức hiếu thảo. Khi mẹ bị ốm, bạn ấy đã chăm sóc mẹ rất chu đáo. Gia đình khó khăn, bạn chạy khắp nơi để vay mượn tiền mua thuốc cho mẹ uống. Mặc dù vậy, mẹ vẫn không khỏi bệnh, thậm chí còn trở nặng thêm. Khi bạn nhỏ đang vô cùng đau khổ và tuyệt vọng, thì gặp được một ông lão kì lạ ngồi dưới gốc cây. Ông chỉ cho cô bé một phương thuốc quý, chính là bông hoa màu trắng ở gốc đa đầu bìa rừng. Chỉ cần cô bé hái được bông hoa ấy, ông sẽ chữa khỏi bệnh cho mẹ cô. Thế là, cô bé với tình yêu dành cho mẹ, đã cố gắng chạy vội về phía gốc đa mà ông lão chỉ. Trời thì rét và đã gần tối. Gió rít từng cơn khiến người đi đường chạy vội về nhà. Còn cô bé với manh áo rách lại không quản ngại gió lạnh, băng băng chạy về phía bìa rừng. Cô đi mãi, đi mãi, mới tìm thấy bông hoa trắng mà ông lão chỉ. Tuy nhiên, khi sắp hái, cô nghe thấy lời ông văng văng bên tai: “Bông hoa có bao nhiêu cánh, mẹ con sẽ sống thêm được bấy nhiêu ngày”. Thế nhưng, bông hoa ấy lại chỉ có hai mươi cánh mà thôi. Vậy là mẹ chỉ có thể sống thêm chừng ấy ngày thôi ư? Quá buồn bã, cô bé ngồi sụp xuống, khóc òa lên nức nở. Nhưng chỉ một vài phút sau, cô bình tĩnh lại, cẩn thận ôm đóa hoa trắng vào lòng, tay run run xé nhỏ từng cánh hoa ra. Kì diệu thay, những cánh hoa được xé nhỏ ra nhanh chóng liền lại, biến thành một cánh hoa mới. Thấy thế, cô gái nhỏ liền miệt mài xé nhỏ từng cánh hoa, cho đến khi cả đóa hoa đã trở thành một bông hoa có vô số cánh nhỏ. Sung sướng vô cùng, cô cầm bông hoa chạy ù về nhà, mặc cho gò má và cánh tay, bàn chân sưng đỏ vì rét lạnh. Khi cô vừa về đến nhà, thì ông lão đã đứng trước cửa và nói rằng: “Mẹ của con đã khỏi bệnh rồi, đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo của con”. Nói rồi, ông biến mất trong làn khói. Lúc này, mẹ bỗng xuất hiện ở cửa, dang rộng vồng tay ôm cô bé vào lòng. Lồng ngực của mẹ ấm áp quá, khiến cô cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

            Qua câu chuyện Sự tích bông hoa cúc trắng, em cảm nhận được tình cảm mẹ con vô cùng ấm áp và thiêng liêng. Đó chính là tình cảm gia đình - thứ tình cảm mà không gì trên thế gian này có thể chia cắt hay thay thế được.

Bài tham khảo 2:

            Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

            Chuyện kể về một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ. Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

            Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu
  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

    Người con của Tây Nguyên Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế: - Nên để Bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi. Anh Thế cười: - Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

    Bác bán than với ngài quý tộc Các-lô là con một ngài quý tộc cao lớn, luôn ăn mặc lịch sự. Bét-ti là học sinh bé nhất lớp, con bác bán than. Một lần, không biết hai đứa tranh cãi điều gì mà Các-lô lớn tiếng với Bét-ti: "Bố cậu trông như người khố rách áo ôm." Bét-ti đỏ mặt tía tai, giàn giụa nước mắt, chẳng nói nên lời vì uất ức.

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí