Đề thi học kì 1 Văn 10- Cánh diều

Đề thi học kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 18


Đề thi học kì 1 Văn 10 cánh diều đề số 18 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

HS đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TỰ TÌNH

(Bài 3)

Hồ Xuân Hương

Chiếc bách (1) buồn về phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh,

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Cầm lái mặc ai lăm (2) đỗ bến,

Dong lèo (3) thây (4) kẻ rắp xuôi nghềnh,

Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh

(Theo Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương – Lê Trí Viễn, NXB Giáo dục, 2007, tr.49)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra những câu thơ có sử dụng phép đối trong bài thơ (0,5 điểm)

Câu 3. Từ lênh đênh trong câu thơ “Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” có nghĩa gì? (0,5 điểm)

Câu 4. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? (1 điểm)

 

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?  (1 điểm)

II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1: Từ cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ, em hãy liên hệ so sánh với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay (trình bày bằng đoạn văn 10-12 câu) (2 điểm)

Câu 2: Miệt thị ngoại hình (Body Shaming) là một thực trạng nhức nhối trong xã hội hiện đại. Bạn hãy viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen này (4 điểm)

Đáp án

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

 Phương pháp giải:

Chú ý số dòng trong bài, số từ trong câu

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú

Câu 2. Chỉ ra những câu thơ có sử dụng phép đối trong bài thơ (0,5 điểm)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về phép đối

Lời giải chi tiết:

1. Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh

2. Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

Câu 3. Từ lênh đênh trong câu thơ “Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” có nghĩa gì?

 (0,5 điểm)

 Phương pháp giải:

Dựa vào ngữ cảnh câu thơ

Vận dụng kiến thức về giải nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

Từ lênh đênh trong câu thơ “Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” có nghĩa chỉ số phận trôi nổi của người phụ nữ trên dòng nước, không biết sẽ đi đâu về đâu.

Câu 4. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? (1 điểm)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài thơ: Cô đơn, lạc lõng, chán chường, buông xuôi, chán chường, phẫn uất

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì? (1 điểm)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu

 Lời giải chi tiết:

Nội dung của bài thơ: Tự tình bài III thể hiện tâm trạng, thái độ của nừ sĩ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, phẫn uất trước éo le, sóng gió cuộc đời; vừa muốn gắng gượng vươn lên vừa như cam chịu chấp nhận. Đằng sau tâm trạng bi kịch ấy là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

II. VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1: Từ cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ, em hãy liên hệ so sánh với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay (trình bày bằng đoạn văn 10-12 câu) (2 điểm)

Phương pháp giải

Vận dụng phần phân tích ở trên

Liên hệ đến những tác phẩm có chung chủ đề về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa

Lời giải chi tiết

- Hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phận nổi lênh đênh, không biết đâu là bến bờ của mình. - Xã hội phong kiến khiến họ mất đi quyền được tự do quyết định số phận và bị ràng buộc trong những lễ giáo phong kiến hà khắc.

- Song một điều may mắn là trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã có quyền làm chủ cuộc đời mình mà không bị lệ thuộc hay trói buộc bởi bất cứ ai. Đây chính là một tín hiệu đáng mừng vì càng ngày người phụ nữ càng khẳng định tiếng nói mạnh mẽ và vị trí quan trọng của mình trong xã hội.

Câu 2: Miệt thị ngoại hình (Body Shaming) là một thực trạng nhức nhối trong xã hội hiện đại. Bạn hãy viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen này (4 điểm)

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết bài văn

Lời giải chi tiết

Miệt thị ngoại hình (Body Shaming) là một thực trạng nhức nhối trong xã hội hiện đại. Bạn hãy viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen này (4 điểm)

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý kiến của em về miệt thị ngoại hình

Thân bài

2,5đ

- Khái niệm: Miệt thị ngoại hình là gì?

+ Miệt thị ngoại hình hay còn được gọi là Body Shaming là tình trạng dùng những ngôn từ, lời nói, hành động mang tính tiêu cực để bình phẩm, nhân xét về ngoại hình của một người và khiến cho người đó cảm thấy khó chịu, tổn thương lòng tự trọng

- Biểu hiện của hiện tượng miệt thị ngoại hình

- Nguyên nhân của hiện tượng miệt thị ngoại hình: 

+ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng miệt thị ngoại hình người khác.

+ Xã hội  đề cao quyền tự do cá nhân, nhiều người cũng tự tạo cho mình quyền “tự do ngôn luận”. 

+ Yếu tố môi trường sống tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của mỗi cá nhân. 

+ Khi một đứa trẻ được tiếp xúc với mạng xã hội quá sớm và đọc được những bài viết, những bình luận miệt thị ngoại hình người khác, chúng cũng nhanh chóng học theo và áp dụng với chính bạn bè của mình. 

+ Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến ngoại hình của một người. 

- Hậu quả của tình trạng miệt thị ngoại hình:

+ Tình trạng miệt thị ngoại hình để lại một hậu quả khó lường. 

+ Nạn nhân của tình trạng miệt thị ngoại hình luôn phải sống trong xấu hổ, tự ti, ngại ngùng, không dám giao tiếp với ai, không dám là chính mình, thậm chí còn cảm giác ghét chính mình. 

+ Hình thành tâm lý ngày càng tiêu cực, tuyệt vọng dẫn đến trầm cảm, thậm chí là hành vi tự tử.

+ Sự tự ti về ngoại hình đã cản trở những người này chạm tay đến giấc mơ của bản thân. 

+ Có nhiều người là nạn nhân của tình trạng miệt thị ngoại hình có tâm lý muốn trả thù. 

- Biện pháp khắc phục:

+ Mỗi chúng ta cũng cần học cách ngừng phán xét, chỉ trích về một ai đó. 

+ Chúng ta biết chắt lọc những ý kiến có thể giúp bản thân hoàn thiện ngày một tốt hơn. 

+ Chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh để tìm cách đối đáp.

+ Chúng ta nên mở lòng và chia sẻ những tổn thương của bản thân với người bạn, người thân đáng tin cậy. 

Kết bài

0,5

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến của em về miệt thị ngoại hình.

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

- Diễn đạt rõ ý; lập luận logic; suy luận, bình luận phù hợp với văn hóa dân tộc,…

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Cánh Diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí