Tổng hợp 20 đề thi học kì 1 Văn 10 cánh diều có đáp án>
Tải vềTổng hợp 20 đề thi hk1 Văn 10 cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh ôn tập học kì 1 hiệu quả
Đề 1
|
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I |
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
Phần 1: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:
“Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu".
Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc.
Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là "tử tế" và "tức khí". "Tức khí" theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên... nhưng nếu không có "tức khí" sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
Xuân Tùng (TTXVN - 4/1/2017)
Câu 1: Thể loại của văn bản trên là gì?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản thuyết minh
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản miêu tả
Câu 2: Nội dung của văn bản trên là gì?
A. Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia
B. Ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập.
C. Đưa tin về buổi tọa đàm về Hội nhập thế giới
D. Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia; và ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập.
Câu 3: Ý nào bao gồm những từ Hán Việt có trong văn bản?
A. Quốc gia, công dân, kiến thức
B. Quốc gia, công dân, lao động
C. Quốc gia, người dân, kiến thức
D. Quốc gia, giới trẻ, kiến thức
Câu 4: Nghĩa của từ công dân là gì?
A. Là người được được công nhận trong một quốc gia
B. Là người được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia.
C. Người có quốc tịch
D. Người có quốc tịch, được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia.
Câu 5: Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”?
A. Vì thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới.
B. Vì đây chính là tinh thần thúc giục thanh niên Việt Nam vượt khó vươn lên để có đủ khả năng hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
C. Vì Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên...
D. Cả ba đáp án trên
Câu 6: Ý nào dưới đây KHÔNG PHẢI đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản?
A. Cung cấp thông tin thời sự
B. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật
C. Lối viết ngắn gọn
D. Văn phong sinh động, hấp dẫn
Câu 7. Theo tác giả, “tức khí” có nghĩa là gì?
A. Là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên.
B. Chiều hướng phát triển tốt, xấu của sự vật, sự việc theo quy luật tự nhiên, tại một thời điểm cụ thể, theo thuật phong thủy
C. Cảm xúc của con người
D. Đặc điểm của cá nhân thể hiện ở cường độ, nhịp độ các hoạt động tâm lí
Câu 8. Theo tác giả, thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới cần?
A. Có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới.
B. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc.
C. Cần có lòng tự ái dân tộc và tinh thần vượt khó vươn lên.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Qua văn bản, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai yếu tố: "tử tế" và "tức khí" mà thanh niên Việt Nam cần có.
Câu 10. Nêu tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trình bày bằng một đoạn văn 5-7 câu)
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
“Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn!. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đó.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 2
|
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I |
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ĐƯỜNG ĐI HỌC
Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó
Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình
Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ
Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…
Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược
Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe
Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót
Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe
Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ
Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài
Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt
Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.
Thêm một tuổi là con thêm một lớp
Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn
Con đường cũ mở ra nhiều lối mới
Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.
Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc
Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn
Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất
Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !
18.02.2003
(Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng, NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8)
Lựa chọn đáp án đúng :
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì ?
A. Phong cách ngôn ngữ chính luận
B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
D. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Câu 2. Từ “khúc khuỷu” thuộc từ loại nào ?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Trạng từ
D. Tính từ
Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học ?
A. Đầy hoa cỏ, ổ gà ổ chó
B. Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh
C. Đầy hoa cỏ, khúc khuỷu
D. Những cánh bướm xinh, ổ gà ổ chó
Câu 4. Ý nào sau đây không thể hiện đúng hoàn cảnh sống của tác giả trong bài thơ ?
A. Cơ cực, manh áo nghèo
B. Thiếu thốn, cơm cõng củ
C. Cơ cực, thiếu tình thương
D. Nghèo khổ, bữa cháo bữa rau
Câu 5. Trong kí ức của tác giả, con đường đi học hiện lên như thế nào ?
A. Khó khăn, thơ mộng
B. Khúc khuỷu, huy hoàng
C. Gai góc, khúc khuỷu
D. Thơ mộng, huy hoàng
Câu 6. Câu thơ “Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót” gợi ra hình ảnh một cậu bé
A. nhanh nhẹn như chim sáo.
B. đang nhảy chân sáo.
C. hồn nhiên, vô tư.
D. lạc quan, ca hát.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản ?
A. Kí ức về con đường đi học đầy gian khổ nhưng thơ mộng
B. Kí ức tuổi thơ gian khó gắn với con đường đi học và người mẹ tảo tần
C. Kí ức về những ngày gian khổ và người mẹ tảo tần
D. Kí ức về tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch bên mẹ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Ôi ! Thương quá cái thời cơm cõng củ”.
Câu 9. Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ.
Câu 10. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Đọc truyện ngắn:
Nghề của mẹ
Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm.
Có lần mẹ đội thau cá đứng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắt tôi đến cốt đưa cho gói xôi, cái bánh…
Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá.
Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu cùng mẹ.
(Võ Thành An, nguồn Kiến thức ngày nay số 404 ngày 06/01/2015)
Thực hiện yêu cầu:
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn trên.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 3
|
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I |
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
– Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
– Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
– Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…”
(Trích chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ,2016,Tr.142)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên
A.Truyện ngắn
B.Tiểu thuyết
C.Truyền kì
D.Thơ văn xuôi
Câu 2. Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?
A.Không ưa kiềm thúc
B.Kiêu căng
C.Nóng nảy
D.Ngang bướng
Câu 3. Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên
A.Phạm Tử Hư, Dương Trạm
B.Nguyễn Dữ, Dương Trạm
C.Người kể chuyện, Dương Trạm
D.Phạm Tử Hư, Dương Trạm, Nguyễn Dữ
Câu 4. Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?
A.Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.
B.Toan chạy đến gần sụp lạy khi thấy Đức Đế.
C.Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ.
D.Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi.
Câu 5. Từ Hán Việt “kiềm thúc” được hiểu nghĩa như thế nào?
A.Tiết kiệm
B.Kiềm chế bó buộc trong hoạt động.
C.Hối thúc, thúc giục.
D.Kiềm chế cảm xúc cá nhân
Câu 6: Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích?
A.Ca ngợi phẩm chất cao quý của Tử Hư.
B.Tạo ra sự sinh động, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc.
C.Muốn bất tử hóa nhân vật Dương trạm vì đã có những phẩm chất tốt.
D.Cả B và C.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của đoạn trích?
A.Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Dương Trạm và tình nghĩa thầy trò cao quý.
B.Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Tử Hư và tình nghĩa thầy trò cao quý.
C.Phê phán những học trò không biết tôn sư trọng đạo.
D.Nhắn nhủ mỗi cá nhân cần phải có đức tính tôn sư trọng đạo.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Chi tiết khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?
Câu 9. Theo anh/chị tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào?
Câu 10. Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?
VIẾT (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Đọc đoạn trích:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
Thực hiện yêu cầu:
Đoạn trích “ Nhà mẹ Lê” đề cập đến vấn đề gì? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I |
|
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
( Bà Huyện Thanh Quan, Dẫn theo SGK Văn 8 NXBGD)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát
Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?
A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách
Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên
Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A.Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả
Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?
A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?
A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.
Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?
A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?
A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên
Câu 9: Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt mang lại giá trị lớn cho bài thơ. Hãy phân tích điều đó qua đoạn văn (5 – 7 dòng).
Câu10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Theo anh/ chị lòng biết ơn trong cuộc sống có cần thiết không ? Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 5
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
(hát con gà rừng)
(nói)
(hát xe chỉ)
(nói)
|
“Tôi bước vào tôi ô rằng vậy: Chẳng giấu gì, tôi tên gọi Xúy Vân, Lấy Kim Nham nhà khó gian truân, Chồng học vắng chầy ngày mong mỏi Tôi ngồi từ tối Đợi khách tha nhang Gái phải nằm hàng Nghề dại dột … nhưng tài cao vô giá. Thiên hạ đồn tôi hát hay đã lạ, ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân. Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại. Con gà rừng Ăn lẫn với công Đắng cay chẳng chịu được, láng giềng ai hay? Chờ cho cây lúa chín vàng, Để anh đi gặt lúa, để cô nàng mang cơm. Bông dắt, bông díu, xa lắc, xa líu, láng giềng ai hay, Úc bởi Thung Huyên Ơ, kìa con nhện, xuôi xuống đây vương tơ để đằng này xe chỉ đi! Ngồi rồi xem nhện xe tơ, Xem dăm sợi chỉ đợi chờ tình nhân. Nhác trông lên núi Thiên Thai Thấy hai con quạ ăn xoài trên cây Đôi ta dắt díu lên đây Áo trải làm chiếu, chăn quây làm mùng. Chị em ơi, tôi nhớ tình nhân, cho tôi than thở một câu nhá! (Hạ)” |
(Kim Nham, chèo cổ, Hà Văn Cầu sưu tầm, chú thích; In trong Chèo cổ tuyển tập, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1976)
Hãy đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau đây:
Câu 1: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về việc gì?
A. Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương.
B. Xúy Vân đau khổ vì bị Kim Nham lừa gạt nàng trở nên điên dại thật
C. Xúy Vân vì không chịu nổi cảnh xa chồng nên nàng giả điên dại
D. Xúy Vân vì thương nhớ chồng trở nên điên dại
Câu 2: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lỡ làng, dở dang của Xúy Vân?
A. Con gà rừng ức bởi xuân huyên
B. Con gà rừng ăn lẫn với công-Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
C. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò
D. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng
Câu 3: Trong những ý sau, ý nào KHÔNG thể hiện được sự đáng thương của nhân vật Xúy Vân?
A. Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.
B. Gặp Trần Phương, Xúy Vân tưởng gặp người tri kỉ nên đã yêu Trần Phương.
C. Xúy Vân là cô gái đảm đang khéo léo. Có mơ ước giản dị
D. Xúy Vân giả điên để theo Trần Phương.
Câu 4: Điều gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tâm trạng của Xúy Vân?
A. Khát vọng giữa tình yêu và đạo đức
B. Khát vọng giữa tình yêu và thực tại
C. Khát vọng giữa tình yêu và cuộc sống.
D. Khát vọng giữa tình yêu và hoàn cảnh.
Câu 5: Nét đặc biệt của chèo cổ là gì?
A. Kết hợp giữa ba hình thức: dân ca, dân nhạc, dân vũ.
B. Kịch bản của chèo thường lấy từ tích cũ.
C. Sân khấu ở những sân đình.
D. Sự kết hợp giữa ca, múa, và lời nói
Câu 6: Phong cách biểu diễn của chèo thường mang tính:
A. Cụ thể B. Nhân hóa C. Gây cười D. Ước lệ
Câu 7: Mâu thuẫn và bi kịch của cuộc đời Xúy Vân là do:
A. Cha mẹ ép duyên
B. Chế độ phong kiến ngăn cản tình cảm, khát vọng con người.
C. Kim Nham yêu thương nàng
D. Gia đình chồng không yêu thương nàng
Câu 8: Qua đoạn trích, hãy nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà anh/chị nhận biết được (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)?
Câu 9: Qua lớp chèo này, anh/chị hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?
Câu 10: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Anh/chị đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật?
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Từ thông điệp trong bài đọc hiểu, viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.
-----Hết----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 6
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I |
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Theo lệnh Eurysthée, Héraclès lại tiếp tục dấn thân vào thử thách. Lần này Eurysthée giao cho chàng một nhiệm vụ không có gì là nguy hiểm nhưng chẳng kém phần nặng nề. Hắn vẫn cứ tưởng rằng Héraclès thể nào cũng có lúc phải bó tay trước những công việc hắn giao. Đó là việc quét dọn sạch sẽ chuồng bò của Augias. Augias là vị vua xứ Élis ở đất Péloponnèse, con của thần Mặt trời-Hélios. Ông được thừa hưởng của vua cha một gia tài khá phong phú, nhất là đàn gia súc thì nhiều và quý không biết ngần nào, thôi thì đủ giống, đủ loại, con nào cũng mập mạp, mượt mà trông thật thích mắt. Không biết bây giờ trên đất Hy Lạp còn có ai là người nuôi nhiều súc vật đến thế không, chứ như số gia súc Augias có thì vào bậc nhất rồi. Có người nói Augias có tới ba nghìn bò, ngựa, dê, cừu. Trong đàn súc vật hằng hà sa số đó đặc biệt có ba trăm con bò đực lông trắng như tuyết, hai trăm con bò có bộ chân đỏ thẫm như những tấm thảm mầu huyết dụ ở thành Sidon, mười hai con bò đực trắng muốt như những con thiên nga chuyên dành riêng để làm lễ hiến tế dâng thần Hélios. Riêng có một con là khác biệt hơn cả. Nó đẹp và dịu hiền kỳ lạ, toàn thân lúc nào cũng tỏa ra những tia sáng ngời ngợi như ngôi sao. Chuồng bò của Augias nuôi những con vật quý giá như thế, đúng là nhất không còn bàn cãi gì được.
(2) Nhưng nếu kể về bẩn thì chuồng bò Augias cũng dứt khoát xếp hàng đầu. Augias lười nhác chẳng trông nom gì đến công việc chăn nuôi để đến nỗi phân của súc vật chồng chất, ứ đọng lại tầng tầng lớp lớp trong chuồng, tràn cả ra cánh đồng màu mỡ. Có người bảo, đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn. Đất đai vì thế, quá thừa ứ phân bón đến nỗi chẳng sinh sôi cho con người những cánh đồng lúa mì đẫy hạt chắc bông.. Quét dọn sạch chuồng gia súc của Augias là một công việc chẳng ai dám nghĩ đến cả vì nó bẩn quá, phân tràn ra ngập ngụa khắp nơi, sức lực người thường không một ai có thể làm nổi. Nhưng Héraclès dám đảm nhận cái công việc nặng nề ghê gớm đó. Chàng giao hẹn với Augias nếu như chỉ trong một ngày chàng quét dọn sạch bong các ngăn chuồng thì nhà vua phải trả công cho chàng một phần mười số gia súc. Augias ưng thuận. Hắn nghĩ rằng Héraclès dầu có tài giỏi khỏe mạnh đến mấy cũng không thể nào trong một ngày làm xong được. Nhưng Héraclès đâu có phải người thường: Chàng nắn lại hai dòng sông Alphée và Pénée lái cho nước chảy về chuồng bò, sau đó chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng bò để cho nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối chảy thẳng vào. Công việc làm chưa đến một ngày. Nước ở hai dòng sông chảy về cuốn sạch băng tất cả những đống phân lưu cữu từ hàng bao năm. Chuồng gia súc trong chốc lát sáng sủa, tinh tươm khiến ai trông thấy cũng vui mừng và cảm phục tài năng của người dũng sĩ.
(Trích Thần thoại Hy Lạp)
Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản trên là:
A. Eurysthée
B. Héraclès
C. Augias
D. Hélios
Câu 2. Sự việc được kể trong văn bản trên là:
A. Héraclès dọn sạch chuồng bò của Augias
B. Augias lười nhác chẳng trông nom gì đến công việc chăn nuôi bò
C. Augias ăn quỵt không trả công cho Héraclès
D. Héraclès trừng phạt Augias vì thất hứa với chàng.
Câu 3. Nguyên nhân chính khiến Héraclès có thể thực hiện được nhiệm vụ dọn sạch chuồng bò của Augias là?
A. Vì Héraclès có tinh thần bất khuất, không sợ công việc nặng nề
B. Vì đây là công việc nhẹ nhàng hơn nhiều so với những thử thách mà chàng đã trải qua
C. Vì chàng có sức mạnh và trí tuệ
D. Vì chàng có niềm tin và ý chí.
Câu 4. Dọn sạch chuồng bò của Augias ngày nay là một điển tích trong văn học thế giới. Theo em, ý nghĩa của điển tích này là gì?
A. Ca ngợi sức mạnh, trí tuệ con người có thể làm nên những điều phi thường
B. Phê phán sự lười biếng, bẩn thỉu của con người
C. Chỉ một tình trạng trì trệ, hỗn độn, cần phải, hoặc đã được thanh toán xóa bỏ để đem lại sự trong sạch, trật tự, ổn định, tiến bộ
D. Ngay cả khi làm một công việc bình thường cũng cần phải suy nghĩ, tính toán để công việc diễn ra hoàn hảo nhất.
Câu 5. Đặc điểm của thần thoại thể hiện trong văn bản trên là:
A. Kể về chiến công của người anh hùng có sức mạnh, năng lực phi thường
B. Sự xuất hiện của các nhân vật kì ảo
C. Kể về nguồn gốc của thế giới tự nhiên
D. Sử dụng mô típ nhân vật chính thực hiện nhiệm vụ gian khổ nhưng vẫn vượt qua.
Câu 6. Những chi tiết nào dưới đây làm nổi bật đặc điểm thần thoại của văn bản?
A. Chàng nắn lại hai dòng sông Alphée và Pénée lái cho nước chảy về chuồng bò
B. Đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn.
C. Chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng bò để cho nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối chảy thẳng vào
D. A và C đúng
Câu 7. Em hãy khái quát ngắn gọn nội dung đoạn (1) và đoạn (2).
Câu 8. Những chi tiết "phân của súc vật chồng chất, ứ đọng lại tầng tầng lớp lớp trong chuồng, tràn cả ra cánh đồng màu mỡ. Có người bảo, đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn. Đất đai vì thế, quá thừa ứ phân bón đến nỗi chẳng sinh sôi cho con người những cánh đồng lúa mì đẫy hạt chắc bông.. Quét dọn sạch chuồng gia súc của Augias là một công việc chẳng ai dám nghĩ đến cả vì nó bẩn quá, phân tràn ra ngập ngụa khắp nơi, sức lực người thường không một ai có thể làm nổi." nhấn mạnh điều gì trong thử thách của Héraclès?
Câu 9. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Héraclès trong văn bản trên.
Câu 10. Chi tiết nào trong văn bản khiến em thích thú, vì sao?
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Héraclès đã làm được việc mà Augias nghĩ rằng Héraclès dầu có tài giỏi khỏe mạnh đến mấy cũng không thể nào trong một ngày làm xong được. Từ chi tiết này, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 7
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I |
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
Câu 1. Bài thơ nào của Hồ Xuân Hương cùng viết về cảnh làm lẽ với bài thơ trên:
A. Tự tình (bài 2)
B. Bánh trôi nước
C. Mời trầu
D. Quả mít.
Câu 2. Bài thơ nào không giống về thể thơ với bài thơ trên:
A. Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương
B. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
C. Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ
D. Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
Câu 3. Đâu là thành ngữ dân gian trong bài thơ trên:
A. Năm thì mười họa, một tháng đôi lần
B. Năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi
C. Một tháng đôi lần, cố đấm ăn xôi
D. Kẻ đắp chăn bông, cầm bằng làm mướn.
Câu 4. Câu thơ viết về sự bất công trong hôn nhân đa thê:
A. Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
B. Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
C. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
D. Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Câu 5. Hai câu thơ Năm thì mười họa chăng hay chớ - Một tháng đôi lần có cũng không diễn tả điều gì?
A. Diễn tả gợi chuyện buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng.
B. Diễn tả tâm trạng buồn tủi của người vợ lẽ khi bị vợ cả thị uy.
C. Diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ.
D. Diễn tả thái độ phản kháng mạnh mẽ vượt lên trên nghịch cảnh của Hồ Xuân Hương.
Câu 6. Dòng nào không liên quan đến nội dung biểu đạt của 2 câu thơ: Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm - Cầm bằng làm mướn, mướn không công:
A. Vì khát vọng một chút hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình "cố đấm ăn xôi", chấp nhận mang thân đi làm lẽ.
B. Khi chấp nhận cảnh làm lẽ rồi, người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của chế độ đa thê.
C. Hai câu thơ diễn tả tâm trạng tủi nhục, uất hận của kiếp làm lẽ.
D. Hai câu thơ diễn tả sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương dù phải sống trong cảnh làm lẽ tủi cực.
Câu 7. Bài thơ khiến ta liên tưởng đến cảnh ngộ của Hồ Xuân Hương trong câu thơ nào sau đây:
A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bảy nổi ba chìm với nước non
B. Có phải duyên nhau thì thắm lại - Đừng xanh như lá, bạc như vôi
C. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn - Trơ cái hồng nhan với nước non
D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con.
Trả lời câu hỏi, từ câu 8 - câu 10:
Câu 8. Phân tích tác dụng của việc vận dụng thành ngữ trong bài thơ.
Câu 9. Cảm nhận về tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ.
Câu 10. Nêu những phương diện thể hiện tư tưởng nhân đạo của bài thơ.
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn phân tích thân phận người phụ nữ thời phong kiến thông qua bài thơ làm lẽ
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 8
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I |
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau, trả lời câu hỏi bên dưới:
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không?
(Đất Vị Hoàng, Trần Tế Xương)
(cứt sắt: Chất thải ra từ sắt nung, ý nói không còn đẽo gặm gì được nữa; hơi đồng: Hơi tiền bạc - ngày xưa tiền đúc bằng đồng).
Câu 1. Thể thơ của bài Đất Vị Hoàng không giống với thể thơ của bài nào sau đây:
A. Tự tình 2
B. Câu cá mùa thu
C. Thương vợ
D. Khóc Dương Khuê
Câu 2. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ:
A. Trào phúng, mỉa mai
B. Trào phúng xuất phát từ cái gốc trữ tình
C. Trữ tình sâu lắng
D. Trữ tình vẫn mang màu sắc tếu táo, đùa vui
Câu 3. Bài thơ phê phán những thói hư, tật xấu gì của con người:
A. Tham lam, ăn của đút lót
B. Ngu ngốc, gàn dở, làm những chuyện ngược đời
C. Bất hiếu, lỗi đạo, keo kiệt, tham lam
D. Hèn nhát, nhu nhược để người khác đè đầu cưỡi cổ.
Câu 4. Dòng nào không phải là điểm đặc biệt trong cấu trúc bài thơ?
A. Bài thơ chia làm 4 phần: Đề, thực, luận, kết
B. Mở đầu - kết thúc đều là câu hỏi tu từ
C. Câu mở đầu lặp lại nguyên vẹn ở câu kết
D. Không phải chỉ có hai câu, bài thơ có đến bốn câu tả thực (3-4, 5-6)
Câu 5. Tác dụng chính của những câu hỏi tu từ trong bài thơ:
A. Vừa gợi sự tò mò, vừa tạo ấn tượng về một vùng đất lạ lùng, khác biệt;
B. Tạo nên màu sắc kì thú cho mảnh đất được nhắc đến;
C. Giúp lời thơ thêm cân xứng, hài hòa
D. Giúp lời thơ tăng thêm tính gợi hình, biểu cảm.
Câu 6. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ luận Keo cú người đâu như cứt sắt - Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng là:
A. Phép đối
B. Phép đối, so sánh
C. Phép ẩn dụ
D. Phép cường điệu, phóng đại
Câu 7. Dòng nào không liên quan đến nội dung bài thơ?
A. Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ, phê phán những con người vì đồng tiền mà đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội.
B. Phê phán hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn..
C. Thể hiện nỗi đau đớn trước hiện thực đất nước
D. Thể hiện niềm nhớ tiếc về đất nước thời thái bình, thịnh trị.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thực và hai câu luận.
Câu 9. Hình ảnh bà Tú trong bài thơ" Thương vợ"và hình ảnh người vợ trong câu thơ Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 10. Cảm nhận về tâm sự, nỗi lòng của Tú Xương thể hiện trong bài thơ trên.
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng của Tú Xương
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 9
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I |
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau, trả lời các câu hỏi bên dưới:
(Tóm tắt: Uylix cùng bạn bè dạt vào đảo của những tên khổng lồ, bị tên khổng lồ Pôliphem bắt giữ trong hang. Mỗi bữa, hắn lại tóm hai người bạn của Uylix ăn thịt).
Trong hang chỉ còn lại Uylix và mấy anh em. Làm gì để thoát khỏi tai họa đang lơ lửng trên đầu mọi người? Chẳng nhẽ cứ ngồi bó gối ở đây để tên Pôliphem thịt hết dần người này đến người khác? Uylix tìm cách trả thù và vượt khỏi hang. Chàng cầu xin sự giúp đỡ của nữ thần Atêna. Và nữ thần đã khơi lên trong trái tim chàng một ý đồ táo bạo. Ở trong hang của Pôliphem có một cây gỗ dài và khá to. Đó là một thân cây ôliu dựng ở cạnh chuồng cừu. Pôliphem đã đẵn nó khi còn tươi mang về chờ cho khô sẽ dùng. Cây gỗ dài khá to tưởng chừng như cột buồm của một chiếc thuyền lớn hai chục tay chèo. Uylix liền bảo anh em đứng dậy và làm theo lệnh của mình. Chàng chặt một đoạn của thân cây giao cho anh em róc hết vỏ. Tiếp đó chàng đẽo nhọn một đầu rồi bảo anh em vùi cây vào bếp lửa cho khô nhựa săn gỗ. Xong việc phải dấu cây gỗ nhọn cho thật kín đáo dưới những lớp phân cừu dày phủ khắp nền hang. Cuối cùng, Uylix rút thăm trong số tám bạn đồng hành còn lại để lấy bốn người. Bốn người với Uylix là năm làm một việc vô cùng táo bạo và đầy nguy hiểm: Lao cây gỗ vót nhọn vào con mắt độc nhất của Pôliphem.
Chiều xuống, ánh sáng nhạt dần tên Pôliphem trở về hang với đàn cừu, đàn dê đông đúc béo mập của hắn. Hắn chặn cửa hang lại với tảng đá to lớn phải đến hàng trăm người mới chuyển nổi. Hắn lại ngồi vắt sữa. Xong việc, hắn lại xộc đến bắt hai người bạn đồng hành của Uylix quật chết, nấu bữa ăn chiều. Thế là mười hai anh em thủy thủ đi cùng với Uylix nay chỉ còn có sáu.
Nhằm vào lúc Pôliphem vừa ăn xong, Uylix róc ra một bát rượu nho đen thẫm dâng lên mời tên khổng lồ man rợ. Chàng nói với hắn như sau:
- Hỡi ngài Pôliphem thuộc dòng giống Xiclôp! Ngài đã xơi bữa cơm chiều với món thịt người rồi, bây giờ chúng tôi xin trân trọng mời ngài nếm thử thứ rượu nho này để ngài biết rượu chúng tôi ngon đến mức nào. Tôi mời ngài uống thử thứ rượu tuyệt diệu này với lòng mong muốn, ngài sẽ rộng lượng thương cho số phận chúng tôi và cho phép chúng tôi được trở về quê hương gia đình.. Quả thật sự tàn ác của ngài thật là man rợ và khủng khiếp. Loài người sẽ không một ai dám bén mảng đến xứ sở này để thăm hỏi ngài nữa?
[...]
Pôliphem đón lấy bát rượu uống một hơi sạch, rồi một tay đưa lên quệt ngang miệng, một tay chìa bát cho Uylix nói:
- Ôi chà.. chà! Rượu thế mới là rượu! Nhà ngươi vui lòng cho ta bát nữa đi. À mà người tên là gì nhỉ, nói ngay cho ta biết đi. Ta sẽ tặng ngươi một đặc ân để tỏ lòng hiếu khách. Người Xiclôp chúng ta cũng đã biết đến rượu, nhưng rượu của nhà ngươi thật tuyệt diệu. Uylix lại rót cho Pôliphem bát nữa. Cũng như lần trước Pôliphem nốc cạn và ngu ngốc thay, ba lần Uylix rót rượu thì cả ba lần Pôliphem đều uống một hơi hết sạch. Hắn đã bắt đầu thấm rượu rồi. Bấy giờ Uylix mới cất tiếng trả lời câu hỏi của hắn lúc nãy.
- Hỡi ngài Pôliphem to lớn, vừa rồi ngài tỏ ý muốn biết tên tuổi quang vinh của tôi, vậy tôi xin phép được xưng danh. Nhưng về phần ngài, dù sao ngài cũng nên ban cho tôi một tặng vật để tỏ lòng hiếu khách như ngài vừa mới nhắc chứ! Tôi chắc ngài sẽ không quên.. Tên tôi là: "Chẳng Có Ai". Cha mẹ tôi và anh em bạn hữu của tôi đều gọi tôi là thằng "Chẳng Có Ai". Uylix nói xong, Pôliphem đáp lại bằng một giọng lạnh lùng, tàn nhẫn:
- Này.. Này.. "Chẳng Có Ai" nghe đây. Ta sẽ ăn thịt nhà ngươi cuối cùng sau khi các bạn ngươi không còn đứa nào để thịt nữa. Đó là tặng phẩm của ta để tỏ lòng mến khách!
Nói xong hắn lảo đảo chuyện choạng rồi nằm vật xuống đất, mặt tái đi, mắt đờ ra. Bỗng hắn ngóc đầu dậy, ợ ợ mấy tiếng rồi nôn thốc, nôn tháo rượu, thịt người vung vãi lênh láng khắp cả trên nền hang. Pôliphem đã say quá. Nôn được một cái nhẹ cả người, hắn lăn ra ngủ, ngủ như chết.
Uylix lập tức cùng anh em vùi chiếc cọc nhọn vào bếp lửa khi chiếc cọc nhọn đã bốc cháy đỏ rực, Uylix lôi nó ra và chàng cùng với anh em khiêng nó đến bên gã khổng lồ Pôliphem không một hiệu lệnh nhưng mọi người đều hành động nhịp nhàng và ăn khớp với nhau. Chiếc cọc được đung đưa hai nhịp để lấy đà. Đến nhịp thứ ba nó lao thẳng vào con mắt độc nhất của gã khổng lồ. Uylix cố dùng hết sức để xoáy chiếc cọc. Chiếc cọc nóng bỏng xoáy sâu vào con mắt độc nhất của Pôliphem. Máu vọt ra. Con ngươi và lông mi cháy gặp máu rít lên những tiếng xèo xèo như sắt nung trong lò rèn đem nhúng vào nước lạnh.
Pôliphem thét lên một tiếng khủng khiếp. Tiếng thét như sấm đập vào vách vang rền rĩ, vang vọng ra khắp xung quanh nghe rùng mình sởn gáy. Lập tức cả năm người chạy giạt vào một góc hang. Pôliphem rút chiếc cọc nóng bỏng đẫm máu ra khỏi tròng mắt lẳng mạnh đi. Hắn loạng choạng đứng dậy, gào thét, gọi tên những gã Xiclôp ở hang lân cận. Nghe tiếng gọi, các gã khổng lồ thuộc dòng giống Xiclôp vội chạy đến đứng xa xa vây trước cửa hang, cất tiếng nói như sấm, hỏi:
- Này hỡi, Pôliphem! Làm sao đêm hôm khuya khoắt mà anh lại thét chúng ta kinh khủng như thế? Anh đã đánh thức chúng tôi dậy vì chuyện gì thế? Phải chăng có kẻ nào dùng mưu lừa anh hoặc dùng sức mạnh đánh anh để cướp đàn súc vật béo mập của anh?
Từ cuối hang, Pôliphem rên rỉ trả lời:
Các bạn ơi! Kẻ nào cưỡng bức tôi, cướp đàn súc vật của tôi ư? Không! Không phải đâu! "Chẳng Có Ai" dùng mưu hại tôi chứ không dùng sức mạnh cưỡng bức tôi.
Nghe Pôliphem nói, lũ khổng lồ ngu ngốc đứng ngoài cửa hang xôn xao bàn tán. Một tên nói to lên rằng:
- Hỡi ôi! Pôliphem! Nếu chẳng có ai dùng sức mạnh ám hại anh, không có ai dùng mưu lừa lọc anh thì chắc là anh bị mê hoảng hay mắc phải một bệnh gì đó rồi [...] Nói xong, bọn Xiclôp kéo nhau ra về. Uylix mừng thầm vì thấy cái tên bịa đặt và mưu kế của mình đã lừa được chúng.
Tên khổng lồ Pôliphem không ngớt miệng rên rỉ vì đau đớn. Hắn loạng choạng sờ sẫm đi ra cửa hang. Hắn nhấc tảng đá chắn cửa hang ra rồi ngồi chắn ngang lối ra vào. Hắn đưa tay rình đón bắt lũ người đã chọc mù con mắt độc nhất của hắn nếu như bọn chúng định thoát ra khỏi hang. Thấy vậy, Uylix suy tính chỉ còn cách thoát ra khỏi hang tốt nhất. Đó là: Lấy dây miên liễu buộc ba con cừu lại với nhau, buộc một người vào con cừu giữa, còn hai con kèm hai bên để che chở. Cứ thế ba con mang một người. Còn Uylix chọn một con cừu to lớn nhất nằm dưới bụng nó, tay bám chắc vào bộ lông dày của nó.
Công việc được tiến hành khẩn trương và lặng lẽ. Cho đến khi nàng Rạng Đông vừa xòe những ngón tay hồng xua bóng đen âm u của đêm tối, khi chim chóc ríu rít gọi nhau đi kiếm mồi thì tên Pôliphem thả đàn cừu đi ăn. Hắn ngồi ở cửa hang sờ nắn lưng từng con vật. Nhưng hắn có biết đâu, những con người mà hắn rình bắt lại nằm dưới bụng cừu. Con cừu mang Uylix ra sau cùng. Tên Pôliphem sờ nắn vuốt ve nó. Hắn lại còn than vãn ước gì chú cừu yêu quý mách bảo cho hắn biết cái thằng "Chẳng Có Ai" trốn ở đâu để bắt nó phải đền tội.
Nói chuyện với con cừu một hồi lâu, Pôliphem đẩy con vật ra khỏi hang. Để cho con vật đi khỏi hang một quãng xa, Uylix mới rời khỏi bụng cừu. Chàng cởi đây cho anh em. Thế là thoát nạn.
(Trích Ô - đi - xê - Sử thi Hy Lạp)
Câu 1. Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
A. Uylix cùng bạn bè dạt vào đảo của những tên khổng lồ, bị tên khổng lồ Pôliphem bắt giữ trong hang.
B. Uylix cùng bạn bè dùng mưu kế để thoát khỏi đảo của những tên khổng lồ độc ác.
C. Tên khổng lồ độc ác Pôliphem bắt giữ Uylix cùng bạn bè để ăn thịt họ.
D. Tên khổng lồ độc ác Pôliphem trả thù Uylix và những người bạn vì đã xâm phạm hang ở của hắn.
Câu 2. Để thoát khỏi hang tên khổng lồ độc ác Pôliphem, Uylix và những người bạn đã làm những việc gì?
A. Chuốc rượu cho hắn say.
B. Lấy cọc cây ô liu nung nóng, đâm vào mắt hắn.
C. Buộc mình vào bụng những con cừu để thoát ra ngoài.
D. Cả A, B, C.
Câu 3. Nhân vật người anh hùng Uylix được khắc họa với vẻ đẹp gì?
A. Vẻ đẹp của sự bình tĩnh, tự tin vào chính mình.
B. Vẻ đẹp của sức khỏe phi thường.
C. Vẻ đẹp của trí tuệ thông minh, sáng suốt.
D. Vẻ đẹp của tinh thần bất khuất quyết chiến đấu đến cùng để giành lại sự sống.
Câu 4. Yếu tố tưởng tượng kì ảo trong đoạn trích là yếu tố nào, tác dụng?
A. Nhân vật tên khổng lồ một mắt Pôliphem/ Nhằm nhấn mạnh thử thử thách đầy gian khổ mà Uylix phải đối mặt.
B. Bát rượu của Uylix/ Nhằm xoay chuyển tình tiết truyện.
C. Chi tiết đàn cừu mang Uylix cùng bạn bè chàng ra khỏi hang/ Nhằm thể hiện ý nghĩa: chính nghĩa sẽ được giúp đỡ, phù trợ.
D. Cả A, B, C.
Câu 5. Thông điệp của câu chuyện là gì?
A. Kẻ tàn ác cuối cùng sẽ bị trừng phạt.
B. Ca ngợi vẻ đẹp trí tuệ của con người: có sức mạnh trí tuệ, con người sẽ chiến thắng.
C. Đừng bỏ cuộc dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
D. Trong bất kì một cuộc chiến nào, sự tương trợ của đồng đội là yếu tố cốt lõi.
Câu 6. Chi tiết nào trong truyện khiến em thích thú, vì sao?
Câu 7. Theo em, người anh hùng Uylix được khắc họa trong văn bản trên chủ yếu ở phương diện sức mạnh hay trí tuệ? Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản
Câu 8. Từ văn bản trên và văn bản Hê-ra- Clét đi tìm táo vàng, em hãy so sánh để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa nhân vật sử thi và nhân vật thần thoại.
Câu 9. Vẻ đẹp của Uylix trong truyện khiến em liên tưởng đến vẻ đẹp của nhân vật nào trong các thần thoại, sử thi đã học?
Câu 10. Viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 dòng cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Uylix.
II. PHẦN VIẾT
Từ văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh trí tuệ của con người.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 10
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I |
|
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng. Mồng ba cá đi ăn thề, Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn.
Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhẩy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sống, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.
(Trích Thần Mưa, Tuyển tập văn chương nhi đồng, Doãn Quốc Sĩ, NXB Sáng Tạo, 1970, T. 32 – T. 33)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Thần thoại
B. Truyền thuyết
C. Truyền kì
D. Truyện ngắn
Câu 2. Về phương diện thể loại, đoạn trích Thần Mưa giống đoạn trích nào đã học trong bài 1?
A. Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
B. Chiến thắng Mtao Mxây
C. Thần trụ trời
D. Ra-ma buộc tội.
Câu 3. Đoạn trích lí giải hiện tượng hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới là do:
A. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, có vùng lại đến luôn...
B. Thần mưa làm theo lệnh của Trời - khi Trời muốn trừng phạt một vùng nào đó;
C. Thần Mưa không kiểm soát được lượng mưa mình làm ra;
D. Thần Mưa làm việc theo cảm tính, thích thì mưa nhiều, không thích thì mưa ít.
Câu 4. Theo đoạn trích, có cuộc thi vượt Vũ Môn là vì:
A. Vì công việc phun nước làm mưa rất nặng nhọc nên trời sai Rồng làm nhưng số lượng Rồng trên Trời lại ít;
B. Vì hạ giới lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày;
C. Vì các loài thủy tộc xin trời mở cuộc thi để được hóa Rồng;
D. Vì có quá nhiều loài thủy tộc xin được hóa Rồng nên Trời mở cuộc thi để tuyển chọn.
Câu 5. Cuộc thi vượt Vũ Môn có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ dân gian nào sau đây:
A. Rồng đến nhà Tô
B. Cá chép hóa Rồng
C. Mưa tháng tư hư đất.
D. Nước mưa là cưa trời.
Câu 6. Ý nghĩa của cá chép vượt vũ môn hóa Rồng:
A. Thi cử là môi trường rèn luyện con người
B. Nhân tài được chọn lọc qua các kì thi
C. Muốn trở nên xuất sắc, phải vượt qua các đối thủ khác
D. Muốn thành công, hãy nỗ lực, can đảm, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách
Câu 7. Theo đoạn trích, thần Mưa mang những đặc điểm gì của nhân vật thần thoại?
Câu 8. Cuộc thi vượt Vũ Môn được miêu tả là cuộc thi như thế nào? Theo em, cuộc thi vượt vũ môn của các loài thủy tộc có nét tương đồng với các cuộc thi chuyển cấp, thi đại học ngày nay không?
Câu 9. Không chỉ giải thích hiện tượng mưa, đoạn trích còn lí giải điều gì về đặc điểm giống loài của một số con vật?
Câu 10. Lí giải vì sao trong văn hóa dân gian, người Việt lại thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép?
II. PHẦN VIẾT
Dù chỉ là một chú cá nhỏ bé nhưng cá chép đã không nản lòng, quyết tâm vượt qua được Vũ Long Môn và hóa Rồng. Từ chi tiết này của truyện, em hãy viết đoạn văn nghị luận bàn về sức mạnh của tinh thần bất khuất.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 11
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 12
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 13
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 14
- Đề thi học kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 15
>> Xem thêm