Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh diều - Đề số 3


Nếu ước mơ đủ lớn Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.”

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Nếu ước mơ đủ lớn

            Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.”

            Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:

            - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng nữa!

            - Ý ba cháu thế nào?

            - Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không thấy được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không có gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!”.

            Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư.

            Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, cố gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.”

            Những năm tiếp theo quá khó khăn với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương tình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.”

 

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Cô bé buồn vì điều gì?

A. Cô bé không đủ tiền để được học trong đội bóng rổ.                   

B. Cô bé không đủ tiền để chữa bệnh cho ba.

C. Cô bé không đủ tiền để đuộc vào đại học.

D. Cô bé không đủ chiều cao để chơi bóng rổ cho đội bóng hạng nhất.

Câu 2. Dòng nào nêu đúng điều bố cô bé đã nói với cô?

A. Nếu ước mơ đủ lớn, mọi chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.                         

B. Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất.

C. Nếu con thực sự muốn thì không điều gì có thể ngăn cản con.

D. Câu A và C đều đúng.

Câu 3. Trước khi qua đời, ông bố dặn con gái điều gì?

A. Đừng buồn vì sự ra đi của ba.

B. Hãy tiếp tục ước mơ.

C. Hãy chăm chỉ học tập.

D. Hãy sống thật tốt.

Câu 4. Theo em, nhờ vào điều gì mà cô bé đã thực hiện được ước mơ của mình?

Câu 5. Cây cối trong câu văn sau đã được nhân hóa bằng cách nào?

            “Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh.”

A Tả cây cối bằng từ ngữ dùng để tả người.

B. Gọi cây cối bằng từ ngữ dùng để gọi người.

C. Nói với cây cối như nói với người.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 6. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau là gì?

           Từ một cậu bé nghèo, mồ côi cha, nhờ ý chí, nghị lực của bản thân, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “vua tàu thủy”.

Câu 7. Tìm các danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Trận ………………………..… làm nhà cửa rung lắc, khiến mọi người vô cùng hoảng sợ.

b. Mây đen kéo đến, ………………..……. thổi từng cơn lạnh buốt .

c. ………………………... ở miền Trung làm nhiều căn nhà bị ngập, hoa màu bị hư hại.

Câu 8. Em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a. Đặt một câu có từ “quyết tâm”:

b. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về ý chí vượt qua khó khăn, thử thách.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một cây ăn quả mà em biết.

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. D

2. D

3. B

5. A

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Cô bé buồn vì điều gì?

A. Cô bé không đủ tiền để được học trong đội bóng rổ.                   

B. Cô bé không đủ tiền để chữa bệnh cho ba.

C. Cô bé không đủ tiền để đuộc vào đại học.

D. Cô bé không đủ chiều cao để chơi bóng rổ cho đội bóng hạng nhất.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Cô bé buồn vì cô không đủ chiều cao để chơi bóng rổ cho đội bóng hạng nhất.

Đáp án D.

Câu 2. Dòng nào nêu đúng điều bố cô bé đã nói với cô?

A. Nếu ước mơ đủ lớn, mọi chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.                        

B. Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất.

C. Nếu con thực sự muốn thì không điều gì có thể ngăn cản con.

D. Câu A và C đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Bố cô bé đã nói với cô:

- Nếu ước mơ đủ lớn, mọi chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.

- Nếu con thực sự muốn thì không điều gì có thể ngăn cản con.

Đáp án D.

Câu 3. Trước khi qua đời, ông bố dặn con gái điều gì?

A. Đừng buồn vì sự ra đi của ba.

B. Hãy tiếp tục ước mơ.

C. Hãy chăm chỉ học tập.

D. Hãy sống thật tốt.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Trước khi qua đời, ông bố dặn con gái hãy tiếp tục ước mơ của mình.

Đáp án B.

Câu 4. Theo em, nhờ vào điều gì mà cô bé đã thực hiện được ước mơ của mình?

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Theo em, cô bé đã thực hiện được ước mơ của mình nhờ vào những lời động viên, ủng hộ của người cha và sự quyết tâm của bản thân.

Câu 5. Cây cối trong câu văn sau đã được nhân hóa bằng cách nào?

            “Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh.”

A Tả cây cối bằng từ ngữ dùng để tả người.

B. Gọi cây cối bằng từ ngữ dùng để gọi người.

C. Nói với cây cối như nói với người.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Biện pháp nhân hóa.

Lời giải chi tiết:

Cây cối trong câu văn sau đã được nhân hóa bằng cách tả cây cối bằng từ ngữ dùng để tả người qua các từ ngữ “ngủ, chợt bừng tỉnh”.

Đáp án A.

Câu 6. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau là gì?

           Từ một cậu bé nghèo, mồ côi cha, nhờ ý chí, nghị lực của bản thân, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “vua tàu thủy”.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

Dấu ngoặc kép ở câu văn trên có tác dụng đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7. Tìm các danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Trận ………………………..… làm nhà cửa rung lắc, khiến mọi người vô cùng hoảng sợ.

b. Mây đen kéo đến, ………………..……. thổi từng cơn lạnh buốt .

c. ………………………... ở miền Trung làm nhiều căn nhà bị ngập, hoa màu bị hư hại.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Dưới đây là các danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên thích hợp để điền vào chỗ trống:

 

a. Trận động đất làm nhà cửa rung lắc, khiến mọi người vô cùng hoảng sợ.

b. Mây đen kéo đến, gió thổi từng cơn lạnh buốt.

c. Lũ lụt ở miền Trung làm nhiều căn nhà bị ngập, hoa màu bị hư hại.

Câu 8. Em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a. Đặt một câu có từ “quyết tâm”:

b. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về ý chí vượt qua khó khăn, thử thách.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu 8. Em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a. Em đã quyết tâm học thật tốt để đạt được ước mơ của mình.

b.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Thất bại là mẹ thành công.

- Có chí thì nên.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả em muốn tả

- Đó là loại cây gì?

- Cây đó được trồng ở đâu? 

- Do ai trồng?

- Năm nay cây đã được bao nhiêu tuổi rồi?

Thân bài:

- Cây cao bao nhiêu?

- Thân cây thẳng hay cong?

- Lớp vỏ thân cây có đặc điểm gì?

- Rễ cây như thế nào?

- Cây có nhiều cành không?

- Lá cây có hình dạng, kích thước và màu sắc thế nào?

- Hoa có đặc điểm gì?

- Quả có hình dáng, mùi vị thế nào?

Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây

- Em nghĩ như thế nào về loại cây ăn quả này?

- Em thường làm gì để chăm sóc cây ăn quả?

Bài tham khảo 1:

           Khu vườn trồng rất nhiều cây trái như: nhãn, mít, hồng, bưởi, mơ. Mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một suy nghĩ riêng. Khi mùa hoa nở và mùa quả chín. Mùi hương ngọt ngào toả khắp khu vườn và quyến rũ bao loài chim. Cây sấu được trồng ở góc vườn nhỏ, chính cây sấu này đã ghi lại biết bao kỉ niệm đẹp thời ấu thơ.

           Mùa xuân, cây sấu trút hết lá, cành cây trơ trụi, vươn dài như những cánh tay gầy guộc của người mẹ vất vả đầy yêu thương. Lá xanh rải khắp khu vườn như tấm thảm dày. Em cùng mẹ quét lá về phơi nắng dành cho bà thổi cơm, nấu nước. Mùi khói bốc lên đượm thắm hương vị quê hương. Cây trút lá nhường chỗ cho lộc non kết trái.

           Giữa hè, những chùm quả màu xanh mát dày đặc trên cành nhìn xuống. Hằng ngày, mẹ em thường hái quả vào dầm với nước rau, mùi thơm mát đậm đà trong bữa cơm làm cho cái nóng của mùa hè như dịu xuống. Thế rồi nắng hè như vương vấn, như rát hơn làm cho da sấu chuyển sang vàng ửng. Cây sấu bấy giờ trông đẹp hơn, bởi quả vàng tô điểm, nhìn xa giống như những vì sao quây quần. Chúng em thường rủ nhau hái quả sấu vàng, ngồi dưới gốc cây, vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ, những giọt chua đọng mãi trên môi, theo mãi trên đường về. Có lúc chúng em chơi trò đuổi bắt quanh gốc sấu, những chiếc lá hôn lên mái tóc, bởi cơn gió thoảng qua. Những chú chim từ đâu bay về đậu trên cành sấu hót vang như mời gọi: “Các bạn nhỏ ơi hãy ở lại cùng chúng tôi nhé!”.

           Cây sấu gắn bó với em bao kỉ niệm vui buồn. Mai đây dù có đi đâu xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình và nếu có ai hỏi: “Hình ảnh nào sâu đậm nhất, gợi nhớ quê hương trong lòng em?”, em sẽ trả lời rằng: “Đó là cây sấu trong vườn nhà em...”.

Bài tham khảo 2:

           Nhà em có cây khế lâu năm cứ đến mùa là sai trĩu quả. Những quả khế chín vàng lúc lỉu trên cây thơm nức cả khu vườn chính là nhờ vào bàn tay bố em chăm bón thường xuyên.

           Giống khế này được bố em chọn mua về từ Nam Định, là giống khế ngọt sai quả. Khi mới mua về, nhìn cây khế trông rất khẳng khiu, chả có cành lá gì cả, thì ai cũng chê là cây này còi cọc quá, không biết có thể sống được không. Nhưng bố em vẫn trồng cây vào một góc vườn, ngày ngày chăm bẵm cho cây. Bố em bảo: ngày xưa em còn gầy và yếu lắm, thế mà bố mẹ em còn chăm được chứ cây khế này thì nhằm nhò gì. Cũng bởi do bố em nói vậy mà em và bố sẽ quyết tâm chăm cây khế này thành một cây khế thật khỏe mạnh.

           Cứ vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều muộn em lại đều ra tưới nước cho cây còn bố em thì cách vài tháng lại bón phân cho cây và thường xuyên ra bắt sâu, tỉa cành cho cây. Cứ như vậy mà chả mấy chốc, cây khế của hai bố con em đã bắt đầu nảy những chồi non ở trên thân cây. Ban đầu, đó chỉ là những chồi bé tí ti, nhưng rồi dần dần, bắt đầu to lên và trở thành những cành cây mầm, rồi bắt đầu ra lá non. Lúc mới đầu, một chồi chỉ có vài cành, nhưng sau đó, một cành nảy ra rất nhiều mầm, nhiều chẽ cây. Sau hơn 5 tháng chăm sóc cây, giờ đây cây khế đã cao hơn cả bố em, nhìn những cành là xanh mơn mởn và rung rinh mỗi khi có cơn gió thoảng qua, trông thật thích mắt. Từ những cành lớn của cây, những chùm hoa màu tím hồng bắt nhỏ xinh bắt đầu xuất hiện. Ban đầu hoa khế chỉ bằng đầu tăm, sau đó to bằng đầu đũa thì bắt đầu đâm hoa kết trái. Sau khoảng 3 tháng từ ngày kết quả là có thể thu hoạch được. Những quả khế căng mọng, có màu xanh vàng trông thật là thích mắt.

           Cây khế của nhà em trồng, khi ăn có một vị ngọt mát, khác hẳn với những quả khế mua ở ngoài chợ, bởi vậy mà cả nhà em đều chỉ ăn khế của nhà. Dù cây đã lớn, nhưng bố em vẫn chăm cây đều đặn, cứ vài tháng bố em lại bón phân và quét vôi vào gốc cây để diệt trừ sâu bệnh. Vào những buổi chiều oi nóng, ngồi dưới gốc khế, nhìn tán cây đung đưa trước gió và thưởng thức vị ngon ngọt của quả khế thì thật là tuyệt.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh diều - Đề số 2

    Những đóa hồng bạch Vào dịp sinh nhật tuổi 52, nhà văn An-đéc-xen tới nghỉ ngơi ở một nhà nghỉ vùng thôn quê. Cây cối trong vườn rất háo hức, đặc biệt là mấy chậu hồng nhung đặt trên bậc cửa sổ phòng An-đéc-xen, vì chúng biết ông rất thích hoa hồng.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh diều - Đề số 1

    Lựa chọn Hai chàng trai Trung và Thành quyết định lên thành phố lập nghiệp. Ở bến xe, mọi người bàn tán: "Người ở thành phố A rất thực tế, hỏi đường cũng thu phí. Còn người ở thành phố B thì chất phác, thấy người thiếu ăn không những cho bánh mà còn tặng cả quần áo cũ". Nghe vậy, mỗi chàng trai chọn một thành phố để đến.

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí