Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh diều - Đề số 1>
Cây sồi và cây sậy Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Đề bài
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Cây sồi và cây sậy
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
(Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào?
A. Nhỏ bé mảnh mai.
B. Cao lớn sừng sững.
C. Cây leo thân mềm.
D. Cây gỗ quý hiếm.
Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì?
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sậy đổ rạp bị vùi dập.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
Câu 3. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa?
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Câu 4. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì?
Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các động từ?
A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
B. thổi, đứng, cuốn trôi.
C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn.
D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
Câu 6. Em hãy gạch chân dưới chủ ngữ trong các câu sau:
a. Huệ hát rất hay.
b. Bạn Quang lớp 4A sắp theo gia đình định cư ở Mỹ.
c. Sau trận mưa lớn hôm qua, ngôi nhà như được gội rửa.
Câu 7. Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa về hiện tượng tự nhiên.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn về một câu chuyện em đã đọc được ở sách báo.
-------- Hết --------
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
1. B |
2. A |
3. C |
5. B |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào?
A. Nhỏ bé mảnh mai.
B. Cao lớn sừng sững.
C. Cây leo thân mềm.
D. Cây gỗ quý hiếm.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Cây sồi là loại cây cao lớn sừng sững.
Đáp án B.
Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì?
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sậy đổ rạp bị vùi dập.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Cây sồi ngạc nhiên vì cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
Đáp án A.
Câu 3. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa?
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
Đáp án C.
Câu 4. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.
Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.
Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các động từ?
A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
B. thổi, đứng, cuốn trôi.
C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn.
D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Động từ.
Lời giải chi tiết:
Dòng gồm các động từ là thổi, đứng, cuốn trôi.
Đáp án B.
Câu 6. Em hãy gạch chân dưới chủ ngữ trong các câu sau:
a. Huệ hát rất hay.
b. Bạn Quang lớp 4A sắp theo gia đình định cư ở Mỹ.
c. Sau trận mưa lớn hôm qua, ngôi nhà như được gội rửa.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Chủ ngữ.
Lời giải chi tiết:
a. Huệ hát rất hay.
b. Bạn Quang lớp 4A sắp theo gia đình định cư ở Mỹ.
c. Sau trận mưa lớn hôm qua, ngôi nhà như được gội rửa.
Câu 7. Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa về hiện tượng tự nhiên.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Biện pháp nhân hóa.
Lời giải chi tiết:
Mặt trời mỉm cười chiếu ánh sáng ấm áp lên những cánh đồng lúa chín.
B. Kiểm tra viết
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Cây khế là một câu chuyện cổ tích của nước ta mang trong mình bài học ý nghĩa. Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau. Người anh tham lam, lười biếng bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ bấy nhiêu. Sau khi cha mất, người anh chia cho em mình một cây khế già và một túp lều tranh rồi lấy hết gia sản. Người em ở lều tranh chăm chỉ làm lụng mỗi ngày và chăm sóc cây khế. Năm đó khế ra trái rất sai và ngọt nên có chim lạ đến ăn. Thấy người em than thở vất vả, chim hứa ăn khế sẽ trả vàng. Và chở người em ra đảo lấy vàng về. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang. Biết chuyện, người anh xin đổi gia tài lấy cây khế của em, rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên do tham lam, hắn may cái túi lớn gấp bốn lần chim dặn và lấy quá nhiều vàng khiến chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp bão lớn, thế là hắn cùng số vàng đó rơi xuống biển sâu. Câu chuyện đã dạy cho em bài học về lòng trung thực và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Nếu có tính tham lam, gian dối thì sẽ có kết thúc bi kịch như người anh mà thôi.
Bài tham khảo 2:
Em rất yêu thích câu chuyện"Ông Yết Kiêu". Ông Yết Kiêu là một vị tướng tài ba trong triều nhà Trần, đặc biệt là tài năng bơi lặn của ông khiến em ngạc nhiên. Có những lúc ông sống dưới nước đến sáu, bảy ngày mà không có vấn đề gì, thậm chí người ta tưởng ông đi lại trên đất liền. Tài năng phi thường của ông đã giúp vua quân nhà Trần đánh đuổi được giặc Nguyên. Ông không cần yêu cầu vua cung cấp tàu, bè, chỉ cần một cái dùi sắt và một chiếc búa. Bằng cách đục thủng những chiếc tàu thuyền của địch trên biển Vạn Ninh, ông đã làm kinh hãi quân giặc và khiến người rình bắt ông. Tuy nhiên, ông Yết Kiêu không bất khuất, mà tự tin trả lời rằng đất nước ta vẫn còn rất nhiều người bơi lặn giỏi có thể làm quân địch khiếp sợ. Rồi lợi dụng cơ hội, ông nhảy xuống biển và thoát khỏi sự truy đuổi. Câu chuyện về ông Yết Kiêu khiến em thấy thú vị khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc và những vị anh hùng dũng cảm, kiên cường của Việt Nam từ xưa đến nay.