50 bài tập trắc nghiệm bất đẳng thức
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right) = x + \frac{5}{{x - 2}}\) với x > 2 là:
- A \(\sqrt 5 \)
- B \(2\sqrt 5 \)
- C \(2\sqrt 5 + 2\)
- D \(\sqrt 5 + 2\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Bất đẳng thức Cauchy cho 2 số x, y không âm: \(\frac{{x + y}}{2} \ge \sqrt {xy} \,\,\forall x,y \ge 0.\)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi x = y.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(x + \frac{5}{{x - 2}} = x - 2 + \frac{5}{{x - 2}} + 2\)
Vì x > 2 nên x – 2 > 0 và \(\frac{5}{{x - 2}} > 0\) Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 2 số x – 2 và \(\frac{5}{{x - 2}}\) ta có:
\(\begin{array}{l}x - 2 + \frac{5}{{x - 2}} \ge 2\sqrt {\left( {x - 2} \right)\frac{5}{{x - 2}}} = 2\sqrt 5 \\ \Rightarrow x + \frac{5}{{x - 2}} = x - 2 + \frac{5}{{x - 2}} + 2 \ge 2\sqrt 5 + 2\end{array}\)
Vậy \(\min f\left( x \right) = 2\sqrt 5 + 2\). Dấu “=” xảy ra khi
\(x - 2 = \frac{5}{{x - 2}} \Leftrightarrow {\left( {x - 2} \right)^2} = 5 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2 + \sqrt 5 \\x = 2 - \sqrt 5 \end{array} \right.\)
Chọn C.
Câu hỏi 2 :
Nếu \(a > b > 0\) và \(c > d > 0\) thì bất đẳng thức nào sau đây không đúng.
- A \(a + c > b + d\)
- B \({a \over c} > {b \over d}\)
- C \({a \over b} > {d \over c}\)
- D \(ac > bd\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Suy luận, kết hợp sử dụng định nghĩa và tính chất của bất đẳng thức.
Lời giải chi tiết:
A.\(a + c > b + d\) đúng. Vì cộng vế với vế hai bất đẳng thức cùng chiều ta được bất đẳng thức cùng chiều.
D. \(ac > bd\) đúng. Vì sử dụng tính chất cơ bản\(a > b > 0;\,c > d > 0 \Rightarrow ac > bd\(.
C. \({a \over b} > {d \over c}\) đúng. Vì từ \(ac > bd \Rightarrow {{ac} \over {bc}} > {{bd} \over {bc}} \Rightarrow {a \over b} > {d \over c}\).
B. \({a \over c} > {b \over d}\) sai. Vì giả sử chọn \(a = c > 0\) và \(b = d > 0\) thỏa mãn giả thiết, nhưng \({a \over c} = {b \over d} = 1\).
Chọn B.
Câu hỏi 3 :
Trong các suy luận sau, suy luận nào đúng.
- A \(\left\{ \matrix{ a < 1 \hfill \cr b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow ab < 1\)
- B \(\left\{ \matrix{ a < 1 \hfill \cr b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow a - b < 1\)
- C \(\left\{ \matrix{ a < 1 \hfill \cr b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow {a \over b} < 1\)
- D \(\left\{ \matrix{ 0 < a < 1 \hfill \cr b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow ab < 1\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng phương pháp loại trừ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A: \(\left\{ \matrix{ a < 1 \hfill \cr b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow ab < 1\), suy luận không đúng. Ví dụ \(\left\{ \matrix{ - 3 < 1 \hfill \cr - 2 < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left( { - 3} \right)\left( { - 2} \right) = 6 > 1\)
Đáp án B: \(\left\{ \matrix{ a < 1 \hfill \cr b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow a - b < 1\), suy luận không đúng. Ví dụ \(\left\{ \matrix{ 0 < 1 \hfill \cr - 2 < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow 0 - \left( { - 2} \right) = 2 > 1\)
Đáp án C: \(\left\{ \matrix{ a < 1 \hfill \cr b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow {a \over b} < 1\), suy luận không đúng. Ví dụ \(\left\{ \matrix{ - 3 < 1 \hfill \cr - 2 < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow {{ - 3} \over { - 2}} = {3 \over 2} > 1\)
Đáp án D: \(\left\{ \matrix{ 0 < a < 1 \hfill \cr b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow ab < 1\), là suy luận đúng. Vì, ta xét hai trường hợp:
Nếu \(b \le 0\) thì \(ab \le 0\), hiển nhiên \(ab < 1\)
Nếu \(b > 0\) ta có \(\left\{ \matrix{ 0 < a < 1 \hfill \cr 0 < b < 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow ab < 1\) suy luận đúng. (tính chất cơ bản)
Chọn D.
Câu hỏi 4 :
Với \(a,b,c\) là các số dương. Xét biểu thức \(P = {a \over {a + b}} + {b \over {b + c}} + {c \over {c + a}}\). Nhận xét nào sau đây đúng?
- A \(1 < P < 2\)
- B \(1 \le P \le 2\)
- C \(0 < P < 2\)
- D \(0 \le P \le 2\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng các tính chất cơ bản của bất đẳng thức để đánh giá biểu thức P.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(P = {a \over {a + b}} + {b \over {b + c}} + {c \over {c + a}}>{a \over {a + b + c}} + {b \over {a + b + c}} + {c \over {a + b + c}} = {{a + b + c} \over {a + b + c}} = 1\) (1)
Mặt khác, ta có
\(0 < {a \over {a + b}} < 1 \Rightarrow {a \over {a + b}} < {{a + c} \over {a + b + c}}\)
Tương tự, ta có:
\(0 < {b \over {b + c}} < 1 \Rightarrow {b \over {b + c}} < {{a + b} \over {a + b + c}}\)
\(0 < {c \over {c + a}} < 1 \Rightarrow {c \over {c + a}} < {{b + c} \over {b + c + a}}\)
Cộng vế với vế ba bất đẳng thức trên ta có:
\(P < {{a + c} \over {a + b + c}} + {{a + b} \over {a + b + c}} + {{b + c} \over {b + c + a}} = {{2\left( {a + b + c} \right)} \over {a + b + c}} = 2\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Kết hợp (1) và (2) có \(1 < P < 2\)
Chọn A.
Câu hỏi 5 :
Cho hai số a,b thỏa mãn \(\frac{{{a^2} + {b^2}}}{2} \le {\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^2}\). Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
- A \(a < b\)
- B \(a > b\)
- C \(a = b\)
- D \(a \ne b\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng phương pháp biến đổi tương đương để biến đổi bất đẳng thức.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\frac{{{a^2} + {b^2}}}{2} \le {\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^2} \Leftrightarrow \frac{{{a^2} + {b^2}}}{2} \le \frac{{{a^2} + {b^2} + 2ab}}{4} \Leftrightarrow \frac{{2{a^2} + 2{b^2}}}{4} - \frac{{{a^2} + {b^2} + 2ab}}{4} \le 0\\ \Leftrightarrow \frac{{{a^2} + {b^2} - 2ab}}{4} \le 0 \Leftrightarrow {\left( {a - b} \right)^2} \le 0 \Leftrightarrow a - b = 0 \Leftrightarrow a = b\end{array}\)
Chọn C.
Câu hỏi 6 :
Phần tô đậm trong hình vẽ dưới đây (có chứa biên), biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào trong các bất phương trình sau?
- A \(1 < x < 2.\)
- B \(1 < y < 2.\)
- C \(1 \le x \le 2.\)
- D \(1 \le y \le 2.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Nhìn hình vẽ để xác định bất phương trình.
Lời giải chi tiết:
Phần tô đậm trong hình vẽ dưới đây (có chứa biên), biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình \(1 \le x \le 2\)
Chọn C.
Câu hỏi 7 :
Tìm giá trị lớn nhất \(M\) của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{x}{{{x^2} + 4}}\) với \(x > 0\).
- A \(M = \dfrac{1}{4}\)
- B \(M = \dfrac{1}{2}\)
- C \(M = 1\)
- D \(M = 2\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng BĐT Cô-si đánh giá mẫu thức.
Lời giải chi tiết:
Áp dụng BĐT Cô-si ta có \({x^2} + 4 \ge 2\sqrt {{x^2}.4} = 4x\) (Do \(x > 0\))
\( \Rightarrow f\left( x \right) \le \dfrac{x}{{4x}} = \dfrac{1}{4}\).
Dấu "=" xảy ra \( \Leftrightarrow {x^2} = 4 \Leftrightarrow x = 2\).
Vậy \(\max f\left( x \right) = \dfrac{1}{4} \Leftrightarrow x = 2 \Rightarrow M = \dfrac{1}{4}\).
Chọn A.
Câu hỏi 8 :
Tìm giá trị nhỏ nhất \(m\) của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{{{x^2} + 5}}{{\sqrt {{x^2} + 4} }}\).
- A \(m = 2\)
- B \(m = 1\)
- C \(m = \dfrac{5}{2}\)
- D Không tồn tại \(m\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng BĐT Cô-si cho hai số \(x,y \ge 0:\,\,x + y \ge 2\sqrt {xy} \). Dấu "=" xảy ra \( \Leftrightarrow x = y\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(f\left( x \right) = \dfrac{{{x^2} + 5}}{{\sqrt {{x^2} + 4} }} = \dfrac{{{x^2} + 4 + 1}}{{\sqrt {{x^2} + 4} }} = \sqrt {{x^2} + 4} + \dfrac{1}{{\sqrt {{x^2} + 4} }}\)
Áp dụng BĐT Cô-si cho 2 số dương \(\sqrt {{x^2} + 4} ,\,\,\dfrac{1}{{\sqrt {{x^2} + 4} }}\) ta có:
\(\sqrt {{x^2} + 4} + \dfrac{1}{{\sqrt {{x^2} + 4} }} \ge 2\sqrt {\sqrt {{x^2} + 4} .\dfrac{1}{{\sqrt {{x^2} + 4} }}} = 2 \Rightarrow f\left( x \right) \ge 2\).
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} + 4} = \dfrac{1}{{\sqrt {{x^2} + 4} }} \Leftrightarrow {x^2} + 4 = 1 \Leftrightarrow {x^2} = - 3\) (Vô lí)
Vậy hàm số đã cho không có giá trị nhỏ nhất.
Chọn D.
Câu hỏi 9 :
Cho hai số thực dương \(x,\text{ }y\) thỏa mãn \(x+y+xy\ge 7\). Giá trị nhỏ nhất của \(S=x+2y\) là:
- A 8
- B 5
- C 7
- D -11
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Nhóm hạng tử, áp dụng bất đẳng thức hệ quả của bất đẳng thức Cosi để tìm min
Lời giải chi tiết:
Từ giả thiết \(x+y+xy\ge 7\Leftrightarrow 2\left( x+1 \right)\left( y+1 \right)\ge 16.\)
Ta có \(16\le 2\left( x+1 \right)\left( y+1 \right)=\left( x+1 \right)\left( 2y+2 \right)\le {{\left( \frac{1+x+2y+2}{2} \right)}^{2}}\)
\(\Leftrightarrow {{\left( x+2y+3 \right)}^{2}}\ge 64\Leftrightarrow \left[ \begin{align} x+2y\ge 5 \\ x+2y\le -11 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow x+2y\ge 5\) (do \(x,y>0\)).
Chọn B
Câu hỏi 10 :
Tìm giá trị lớn nhất \(M\) của hàm số \(f\left( x \right)=\left( 6x+3 \right)\left( 5-2x \right)\) với \(x\in \left[ -\frac{1}{2};\frac{5}{2} \right].\)
- A
\(M=0.\)
- B
\(M=24.\)
- C
\(M=27.\)
- D \(M=30.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng hệ quả của bất đẳng thức Cosi cho 2 số dương \(ab\le \frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}{4}\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức hệ quả của Côsi \(ab\le \frac{{{\left( a+b \right)}^{2}}}{4},\) ta được
\(f\left( x \right)=3\left( 2x+1 \right)\left( 5-2x \right)\le 3.\frac{{{\left( 2x+1+5-2x \right)}^{2}}}{4}=27\Rightarrow f\left( x \right)\le 27.\)
Dấu \(''\,\,=\,\,''\) xảy ra \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} -\frac{1}{2}\le x\le \frac{5}{2} \\ 2x+1=5-2x \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow x=1.\) Vậy \(M=27.\)
Chọn C
Câu hỏi 11 :
Cho \(0\le x\le 5;\,0\le y\le 2\). Giá trị lớn nhất của \(A=\left( x-5 \right)\left( y-2 \right)\left( x+3y \right)\)là:
- A \(\dfrac{1331}{81}\)
- B \(\frac{1331}{27}\)
- C \(17\)
- D \(\dfrac{17}{3}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng bất đẳng thức chuyển từ “trung bình nhân” sang “trung bình cộng”: \(abc\le {{\left( \dfrac{a+b+c}{3} \right)}^{3}}\)
Để làm triệt tiêu được biến thì ta cần nhân thêm hệ số thích hợp.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}A = \left( {x - 5} \right)\left( {3y - 6} \right)\left( {x + 3y} \right)\\\,\,\,\,\, = \left( {5 - x} \right)\left( {6 - 3y} \right)\left( {x + 3y} \right) \le {\left[ {\dfrac{{\left( {5 - x} \right) + \left( {6 - 3y} \right) + \left( {x + 3y} \right)}}{3}} \right]^3}\\3A \le {\left( {\dfrac{{11}}{3}} \right)^3} \Leftrightarrow 3A \le \dfrac{{1331}}{{27}} \Rightarrow \,Max\,A = \dfrac{{1331}}{{81}}\\ \Leftrightarrow 5 - x = 6 - 3y = x + 3y\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}5 - x = 6 - 3y\\5 - x = x + 3y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - x + 3y = 1\\ - 2x - 3y = - 5\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3x = - 4\\ - x + 3y = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{4}{3}\\y = \dfrac{7}{9}\end{array} \right.\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 12 :
Cho hai số thực \(a,b\)thỏa mãn điều kiện \(a+b=2\). Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
- A \({{a}^{4}}+{{b}^{4}}\ge 2\)
- B \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}\ge 2\)
- C \({{a}^{4}}+{{b}^{4}}\ge 4\)
- D \(ab\le 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức Bunhia-cốp-ski:
Với 2 bộ số \((a,b)\)và \(\left( x,y \right)\)ta có: \({{\left( a\,x+b\,y \right)}^{2}}\le \left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+) \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}=\frac{1}{2}\left( {{1}^{2}}+{{1}^{2}} \right)\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\ge \frac{1}{2}{{\left( a+b \right)}^{2}}=\frac{1}{2}{{.2}^{2}}=2\). Suy ra mệnh đề đáp án B đúng
+) \({{a}^{4}}+{{b}^{4}}=\frac{1}{2}\left( {{1}^{2}}+{{1}^{2}} \right)\left[ {{\left( {{a}^{2}} \right)}^{2}}+{{\left( {{b}^{2}} \right)}^{2}} \right]\ge \frac{1}{2}{{\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)}^{2}}\ge \frac{1}{2}{{.2}^{2}}=2\). Suy ra mệnh đề đáp án A đúng và mệnh đề đáp án C sai.
Chọn C
Hiển nhiên mệnh đề D đúng theo bất đẳng thức Cauchy.
Câu hỏi 13 :
Cho ba số thực \(x,y,z\)thỏa mãn điều kiện \(xy+yz+zx=4\). Chứng minh rằng:
- A \({{x}^{4}}+{{y}^{4}}+{{z}^{4}}\ge 4\)
- B \({{x}^{4}}+{{y}^{4}}+{{z}^{4}}\ge \frac{16}{3}\)
- C \({{x}^{4}}+{{y}^{4}}+{{z}^{4}}\ge \frac{4}{3}\)
- D \({{x}^{4}}+{{y}^{4}}+{{z}^{4}}\ge \frac{23}{3}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức Bunhia-cốp-ski:
Với 2 bộ số \((a,b,c)\)và \(\left( x,y,z \right)\)ta có: \({{\left( a\,x+b\,y+cz \right)}^{2}}\le \left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức Bunhia-cốp-ski:
Với 2 bộ số \((x,y,z)\)và \(\left( y,z,x \right)\)ta có: \({{\left( x.y+y.z+z.x \right)}^{2}}\le \left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}} \right)\left( {{y}^{2}}+{{z}^{2}}+{{x}^{2}} \right)\)
\(\Leftrightarrow {{\left( x.y+y.z+z.x \right)}^{2}}\le {{\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}} \right)}^{2}}\)
Theo giả thiết \(xy+yz+zx=4\) nên ta có \({{\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}} \right)}^{2}}\ge 16\) hay \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}\ge 4\)(*)
Với 2 bộ số \((1,1,1)\)và \(\left( {{x}^{2}},{{y}^{2}},{{z}^{2}} \right)\)ta có: \({{\left( 1.{{x}^{2}}+1.{{y}^{2}}+1.{{z}^{2}} \right)}^{2}}\le \left( {{1}^{2}}+{{1}^{2}}+{{1}^{2}} \right)\left( {{x}^{4}}+{{y}^{4}}+{{z}^{4}} \right)\)
Suy ra: \({{x}^{4}}+{{y}^{4}}+{{z}^{4}}\ge \frac{{{\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}} \right)}^{2}}}{3}\)
Từ (*), suy ra \({{x}^{4}}+{{y}^{4}}+{{z}^{4}}\ge \frac{16}{3}\)
Chọn B.
Câu hỏi 14 :
Cho 3 số dương \(a,b,c.\) Xét biểu thức\(P=\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\) . Nhận xét nào sau đây đúng?
- A \(P\le \frac{1}{2}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
- B \(P\le \frac{1}{8}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
- C \(P\le \frac{1}{4}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
- D \(P\le \frac{1}{16}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Với \(a,b\)là hai số dương ta có bất đẳng thức: \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge \frac{4}{a+b}\) hay \(\frac{1}{a+b}\le \frac{1}{4}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b} \right)\)(*)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức (*) ta có : \(\frac{1}{a+b}\le \frac{1}{4}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b} \right)\)
Tương tự ta có : \(\frac{1}{b+c}\le \frac{1}{4}\left( \frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right);\,\,\frac{1}{a+c}\le \frac{1}{4}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{c} \right)\)
Cộng vế với vế ta có : \(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{a+c}\le \frac{1}{2}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
Chọn A.
Câu hỏi 15 :
Nếu \(m > 0\) và \(n < 0\) thì bất đẳng thức nào sau đây luôn đúng.
- A \(m > - n\)
- B \(n - m < 0\)
- C \( - m > - n\)
- D \(m - n < 0\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Suy luận, kết hợp sử dụng định nghĩa và tính chất của bất đẳng thức.
Lời giải chi tiết:
Từ giả thiết \(m > 0\) và \(n < 0\) suy ra \(m > 0\) và \( - n > 0\). Cộng vế với vế của hai bất đẳng thức cùng dấu ta có: \(m - n > 0\) hay \(n - m < 0\).
Chọn B.
Câu hỏi 16 :
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng với mọi giá trị của \(x\)
- A \(10x > 3x\)
- B \(10{x^2} > 3{x^2}\)
- C \(10 - x > 3 - x\)
- D \(3 + x > 10 - x\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Suy luận, kết hợp sử dụng định nghĩa và tính chất của bất đẳng thức.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A: \(10x > 3x\) chỉ đúng khi \(x > 0\). Loại A
Đáp án B: \(10{x^2} > 3{x^2}\) chỉ đúng khi \(x \ne 0\). Loại B
Đáp án C: Xuất phát từ bất đẳng thức đúng \(10 > 3\), cộng hai vế với cùng một số \( - x\) ta được một bất đẳng thức đúng (tính chất cơ bản). Chọn C
Đáp án D: \(3 + x > 10 - x \Leftrightarrow 2x > 7 \Leftrightarrow x > {7 \over 2}\). Loại D
Chọn C.
Câu hỏi 17 :
Nếu \(a > b\) và \(c > d\) thì bất đẳng thức nào sau đây luôn đúng.
- A \(a - c > b - d\)
- B \({a \over c} > {b \over d}\)
- C \(ac > bd\)
- D \(a + c > b + d\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Suy luận, kết hợp sử dụng định nghĩa và tính chất của bất đẳng thức.
Lời giải chi tiết:
A. \(a - c > b - d\). Không có tính chất trừ vế với vế của hai bất đẳng thức cùng chiều ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều.
B. \({a \over c} > {b \over d}\) sai trong một số trường hợp. Ví dụ \(a = 4,b = 2,c = 3,d = 1\).
C. \(ac > bd\) chỉ đúng khi có \(a > b > 0\) và \(c > d > 0\)
D. \(a + c > b + d\) đúng. Vì cộng vế với vế của hai bất đẳng thức cùng chiều ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều. (tính chất cơ bản)
Chọn D.
Câu hỏi 18 :
Với hai số \(x,y\) dương thỏa mãn \(xy = 36\), bất đẳng thức nào sau đây đúng.
- A \(x + y \ge 12\)
- B \(x + y \ge 72\)
- C \(144 \le {x^2} + {y^2}\)
- D \(72 < {x^2} + {y^2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương \(x,y\) ta có : \(x + y \ge 2\sqrt {xy} = 2.\sqrt {36} = 12\)
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương \({x^2},{y^2}\) ta có : \({x^2} + {y^2} \ge 2\sqrt {{x^2}.{y^2}} = 2|xy| = 2xy = 72\)
Chọn A.
Câu hỏi 19 :
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f(x) = 2x + {1 \over x}\) với \(x > 0\) là:
- A \(2\sqrt 2 \)
- B \(\sqrt 2 \)
- C \({{\sqrt 2 } \over 2}\)
- D 2
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương \(2x;{1 \over x}\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương ta có: \(f(x) = 2x + {1 \over x} \ge 2\sqrt {2x.{1 \over x}} = 2\sqrt 2 \).
Chọn A.
Câu hỏi 20 :
Bất đẳng thức \({(m + n)^2} \ge 4mn\) tương đương với bất đẳng thức nào sau đây.
- A \(n{(m - 1)^2} - m{(n - 1)^2} \ge 0\)
- B \({m^2} + {n^2} \ge 2mn\)
- C \({(m + n)^2} + m - n \ge 0\)
- D \({(m - n)^2} \ge 2mn\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Biến đổi tương đương bất đẳng thức đã cho.
Lời giải chi tiết:
\(\eqalign{ & {\left( {m + n} \right)^2} \ge 4mn \Leftrightarrow {m^2} + 2mn + {n^2} \ge 4mn \Leftrightarrow {m^2} + 2mn + {n^2} - 4mn \ge 0 \cr & \Leftrightarrow {m^2} - 2mn + {n^2} \ge 0 \Leftrightarrow {m^2} + {n^2} \ge 2mn \cr} \)
Chọn B.
Câu hỏi 21 :
Cho \(\;a,b,x,y\) là các số không âm. Khi đó, ta có:
- A \({\rm{(ax}} + by)(bx + ay) \ge {(a + b)^2}xy\)
- B \({\rm{(ax}} + by)(bx + ay) > {(a + b)^2}xy\)
- C \({\rm{(ax}} + by)(bx + ay) \le {(a + b)^2}xy\)
- D \({\rm{(ax}} + by)(bx + ay) < {(a + b)^2}xy\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng biến đổi tương đương và sử dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số không âm.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\left( {{\rm{ax}} + by} \right)\left( {bx + ay} \right) = ab{x^2} + {a^2}xy + {b^2}xy + ab{y^2} = \left( {{x^2} + {y^2}} \right)ab + {a^2}xy + {b^2}xy\).
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số không âm \({x^2},{y^2}\) ta có: \({x^2} + {y^2} \ge 2xy\).
Mặt khác, \(a;b\) là các số không âm nên \(ab \ge 0\). Do đó, ta có
\(\left( {{x^2} + {y^2}} \right)ab + {a^2}xy + {b^2}xy \ge 2xy.ab + {a^2}xy + {b^2}xy = {\left( {a + b} \right)^2}xy\)
Suy ra ta có: \(\left( {{\rm{ax}} + by} \right)\left( {bx + ay} \right) \ge {\left( {a + b} \right)^2}xy\).
Chọn A.
Câu hỏi 22 :
Cho \(a,b,c\) là 3 số không âm có tổng bằng 1. Giá trị lớn nhất của biểu thức \(S = abc\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right)\) là:
- A \({8 \over {729}}\)
- B \({8 \over {27}}\)
- C \({1 \over 9}\)
- D \({8 \over {29}}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 3 số dương \(a,b,c\) và áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 3 số dương \(a + b,b + c,c + a\).
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 3 số dương \(a,b,c\) ta có : \(abc \le {\left( {{{a + b + c} \over 3}} \right)^3}\).
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 3 số dương \(a + b,b + c,c + a\) ta có : \(\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right) \le {\left( {{{2a + 2b + 2c} \over 3}} \right)^3}\).
Nhân vế với vế ta có
\(S = abc\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right) \le {\left( {{{a + b + c} \over 3}} \right)^3}.{\left( {{{2a + 2b + 2c} \over 3}} \right)^3} = {\left( {{1 \over 3}} \right)^3}.{\left( {{2 \over 3}} \right)^3} = {{{{1.2}^3}} \over {{3^3}{{.3}^3}}} = {8 \over {729}}\)
Chọn A.
Câu hỏi 23 :
Với hai số \(x,y\) dương thỏa mãn \(x + y = 12\), bất đẳng thức nào sau đây đúng.
- A \(\sqrt {xy} \le 6\)
- B \(6 \ge xy\)
- C \(xy < 36\).
- D \(\sqrt {xy} \ge 6\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương \(x,y\) ta có: \(x + y \ge 2\sqrt {xy} \Leftrightarrow 12 \ge 2.\sqrt {xy} \Leftrightarrow 6 \ge \sqrt {xy} \)
Suy ra \(\sqrt {xy} \le 6\), suy ra \(xy \le 36\)
Chọn A.
Câu hỏi 24 :
Nếu \(a,b\) và \(c\) là các số bất kì và \(a > b\) thì bất đẳng thức nào sau đây luôn đúng.
- A \(ac > bc\)
- B \({a^2} < {b^2}\)
- C \(a + c > b + c\)
- D \(c - a > c - b\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Suy luận, kết hợp sử dụng định nghĩa và tính chất của bất đẳng thức.
Lời giải chi tiết:
A. \(ac > bc\) chỉ đúng khi có \(c > 0\)
B. \({a^2} < {b^2}\) chỉ đúng khi \(0 > a > b\)
C. \(a + c > b + c\) đúng. Vì cộng hai vế của bất đẳng thức với cùng một số hạng ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều (tính chất cơ bản)
D. \(c - a > c - b\) sai. Vì \(a > b\) suy ra \( - a < - b\). Suy ra \(c - a < c - b\).
Chọn C.
Câu hỏi 25 :
Cho biểu thức \(A=\sqrt{x-2}+\sqrt{4-x}\). Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
- A \(0<A<2\)
- B \(0\le A\le 2\)
- C \(\sqrt{2}\le A\le 2\)
- D \(\sqrt{2}<A<2\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức Bunhia-cốp-ski:
Với 2 bộ số \((a,b)\)và \(\left( x,y \right)\)ta có: \({{\left( a\,x+b\,y \right)}^{2}}\le \left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức Bunhia-cốp-ski:
Với 2 bộ số \((1,1)\)và \(\left( \sqrt{x-2},\sqrt{4-x} \right)\)ta có: \({{\left( 1.\sqrt{x-2}+1.\sqrt{4-x} \right)}^{2}}\le \left( {{1}^{2}}+{{1}^{2}} \right)\left[ {{\left( \sqrt{x-2} \right)}^{2}}\text{+}{{\left( \sqrt{4-x} \right)}^{2}} \right]\)
Hay \({{A}^{2}}\le 2\left( x-2+4-x \right)=2.2=4\). Suy ra \(A\le 2\)
Dấu “=” xảy ra khi \(x=3\)
Mặt khác ta có \({{A}^{2}}=2+2\sqrt{\left( x-2 \right)\left( 4-x \right)}\ge 2\Rightarrow A\ge \sqrt{2}\)
Dấu “=” xảy ra khi \(x=4\) hoặc \(x=2\)
Chọn C.
Câu hỏi 26 :
Cho 3 số dương \(a,b,c\) có tổng bằng 1. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức
.\(T=\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}+\frac{1}{a+b}\) là:
- A \(\frac{11}{2}\)
- B \(\frac{5}{2}\)
- C \(\frac{7}{2}\)
- D \(\frac{9}{2}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng bất đẳng thức: \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge \frac{9}{a+b+c}\)với \(a,b\)\(,c\) là hai số dương.
Lời giải chi tiết:
Với 3 số dương \(a,b,c\) có tổng bằng 1.
Áp dụng bất đẳng thức: \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge \frac{9}{a+b+c}\)
Ta có: \(T=\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}+\frac{1}{a+b}\ge \frac{9}{\left( a+b \right)+\left( b+c \right)+\left( c+a \right)}=\frac{9}{2\left( a+b+c \right)}\)
Vì \(a+b+c=1\)nên \(\frac{9}{2(a+b+c)}=\frac{9}{2}\). Suy ra \(T\ge \frac{9}{2}\)
Chọn D.
Câu hỏi 27 :
Cho \(a,b,c\) là 3 số thực không âm thỏa mãn điều kiện \(a+b+c\le 1\). Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(S=\frac{1}{{{a}^{2}}+2bc}+\frac{1}{{{b}^{2}}+2ca}+\frac{1}{{{c}^{2}}+2ab}\) là:
- A 9
- B 8
- C 7
- D 10
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng bất đẳng thức: \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge \frac{9}{a+b+c}\)với \(a,b\)\(,c\) là hai số dương.
Lời giải chi tiết:
Với \(a,b,c\) là 3 số thực không âm thỏa mãn điều kiện \(a+b+c\le 1\)
Áp dụng bất đẳng thức: \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge \frac{9}{a+b+c}\)
Ta có: \(\frac{1}{{{a}^{2}}+2bc}+\frac{1}{{{b}^{2}}+2ca}+\frac{1}{{{c}^{2}}+2ab}\ge \frac{9}{{{a}^{2}}+2bc+{{b}^{2}}+2ca+{{c}^{2}}+2ab}=\frac{9}{{{\left( a+b+c \right)}^{2}}}\)
Vì \(a+b+c\le 1\)nên \(\frac{9}{{{\left( a+b+c \right)}^{2}}}\ge 9\Rightarrow S\ge 9\)
Chọn A.
Câu hỏi 28 :
Cho hai số thực dương \(a,\,\,b\) thỏa mãn \(a+b=1.\) Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(S=\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}\) là:
- A \(\frac{4}{3}\)
- B \(\frac{4}{5}\)
- C \(\frac{1}{3}\)
- D \(2\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng bất đẳng thức: \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge \frac{4}{a+b}\)với \(a,b\)là hai số dương.
Lời giải chi tiết:
Với hai số thực dương \(a,b\)thỏa mãn \(a+b=1.\)Ta có: \(\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}\ge \frac{4}{a+1+b+1}=\frac{4}{3}\)
Chọn A.
Câu hỏi 29 :
Nếu \(a + b < a\) và \(b - a > b\) thì bất đẳng thức nào sau đây đúng?
- A \(ab > 0\)
- B \(b < a\)
- C \(a < b < 0\)
- D \(a > 0\) và \(b < 0\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Xác định dấu của \(a\) và \(b\) từ đó chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}a + b < a\\b - a > b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b < 0\\ - a > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b < 0\\a < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow ab > 0\).
Chọn A.
Câu hỏi 30 :
Trong các bất đẳng thức sau, bất đẳng thức nào sai?
- A \(a > 0;\,\,b > 0\), ta có \(a + b \le \sqrt {2\left( {{a^2} + {b^2}} \right)} \) .
- B \(a > b > 0;\,\,\frac{1}{b} > \frac{1}{a}\).
- C \({a^2} + {b^2} + ab < 0\,\,\forall a;b \in R\)
- D \({a^2} + {b^2} + {c^2} \ge ab + bc + ca\,\,\forall a;b;c \in R\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng hằng đẳng thức.
Lời giải chi tiết:
\({a^2} + {b^2} + ab < 0\,\,\forall a;b \in R\) là sai vì \({a^2} + ab + {b^2} = {a^2} + 2a\frac{1}{2}b + \frac{{{b^2}}}{4} + \frac{{3{b^2}}}{4} = {\left( {a + \frac{b}{2}} \right)^2} + \frac{{3{b^2}}}{4} \ge 0\).
Chọn: C
Câu hỏi 31 :
Tìm giá trị nhỏ nhất \(m\) của hàm số \(f\left( x \right)=x+\frac{2}{x-1}\) với \(x>1.\)
- A
\(m=1-2\sqrt{2}.\)
- B
\(m=1+2\sqrt{2}.\)
- C
\(m=1-\sqrt{2}.\)
- D \(m=1+\sqrt{2}.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tách hạng tử, áp dụng bất đẳng thức Cosi cho hai số không âm.
Lời giải:
Lời giải chi tiết:
Ta có \(f\left( x \right)=x+\frac{2}{x-1}=x-1+\frac{2}{x-1}+1\ge 2\sqrt{\left( x-1 \right).\frac{2}{x-1}}+1=2\sqrt{2}+1.\)
Dấu \(''\,\,=''\) xảy ra \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} x>1 \\ x-1=\frac{2}{x-1} \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow x=1+\sqrt{2}.\) Vậy \(m=2\sqrt{2}+1.\)
Chọn B
Câu hỏi 32 :
Nếu \(a + 2c > b + 2c\) thì bất đẳng thức nào sau đây đúng?
- A \( - 3a > - 3b\)
- B \({a^2} > {b^2}\)
- C \(2a > 2b\)
- D \(\dfrac{1}{a} < \dfrac{1}{b}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
\(\left\{ \begin{array}{l}a > b\\c > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow ac > bc\).
Lời giải chi tiết:
Theo bài ra ta có \(a + 2c > b + 2c \Leftrightarrow a > b\).
\(a > b \Leftrightarrow 2a > 2b \Rightarrow \) Đáp án C đúng.
Chọn C.
Câu hỏi 33 :
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
- A \(a < b \Leftrightarrow ac < bc\)
- B \(a < b \Leftrightarrow ac > bc\)
- C \(c < a < b \Leftrightarrow ac < bc\)
- D \(\left\{ \begin{array}{l}a < b\\c > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow ac < bc\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
\(\left\{ \begin{array}{l}
a < b\\
c > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow ac < bc;\,\,\left\{ \begin{array}{l}
a < b\\
c < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow ac > bc\)
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là \(\left\{ \begin{array}{l}a < b\\c > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow ac < bc\) do \(c > 0\) nên không làm thay đổi chiều bất đẳng thức.
Chọn D.
Câu hỏi 34 :
Nếu \(a > b\) và \(c > d\) thì bất đẳng thức nào sau đây luôn đúng.
- A \(ac > bd\)
- B \(a - c > b - d\)
- C \(a - d > b - c\)
- D \( - ac > - bd\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Suy luận, kết hợp sử dụng định nghĩa và tính chất của bất đẳng thức.
Lời giải chi tiết:
A. \(ac > bd\) chỉ đúng khi \(a > b > 0\) và \(c > d > 0\).
B. \(a - c > b - d\). Không có tính chất trừ vế với vế hai bất đẳng thức cùng dấu thì được một bất đẳng thức cùng dấu.
C. \(a - d > b - c\) đúng. Vì sử dụng tính chất cơ bản \(a > b;\,c > d \Rightarrow a + c > b + d\) kết hợp với biến đổi tương đương ta có: \(a - d > b - c\).
D. \( - ac > - bd\) chỉ đúng khi \(0 > a > b\) và \(0 > c > d\)
Chọn C.
Câu hỏi 35 :
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f(x) = x + {4 \over {x - 1}}\) trên \((1, + \infty )\) là:
- A 7
- B 5
- C 3
- D 1
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thêm, bớt để xuất hiện các số dương.
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương \(x - 1\) và \({4 \over {x - 1}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(f(x) = x - 1 + {4 \over {x - 1}} + 1\)
Trên \((1, + \infty )\) ta có hai số dương \(x - 1\) và \({4 \over {x - 1}}\).
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương ta có: \(\left( {x - 1} \right) + {4 \over {x - 1}} \ge 2\sqrt {\left( {x - 1} \right).{4 \over {x - 1}}} = 4\).
Suy ra \(f\left( x \right) \ge 4 + 1 = 5\).
Chọn B.
Câu hỏi 36 :
Cho \(\Delta ABC\). Xét biểu thức \(S=\frac{1}{p-a}+\frac{1}{p-b}+\frac{1}{p-c}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
- A
\(S\ge \frac{1}{4}.\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
- B \(S\ge 4\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
- C \(S\ge \frac{1}{2}.\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
- D \(S\ge 2\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng BĐT \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge \frac{4}{a+b}\) và phương pháp ghép đối xứng.
Lời giải chi tiết:
Áp dụng BĐT \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge \frac{4}{a+b}\) ta có: \(\frac{1}{p-a}+\frac{1}{p-b}\ge \frac{4}{\left( p-a \right)+\left( p-b \right)}\Leftrightarrow \frac{1}{p-a}+\frac{1}{p-b}\ge \frac{4}{c}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\)
Tương tự:
\(\frac{1}{p-b}+\frac{1}{p-c}\ge \frac{4}{a}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\)
\(\frac{1}{p-c}+\frac{1}{p-a}\ge \frac{4}{b}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3)\)
\(\left( 1 \right)+\left( 2 \right)+\left( 3 \right)\Leftrightarrow 2\left( \frac{1}{p-a}+\frac{1}{p-b}+\frac{1}{p-c} \right)\ge 4\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\Leftrightarrow \frac{1}{p-a}+\frac{1}{p-b}+\frac{1}{p-c}\ge 2\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
Chọn D.
Câu hỏi 37 :
Với \(a,b,c\) là các số dương. Đặt \(T=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
- A \(T\ge 4\left( \frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a} \right)\)
- B \(T\ge 2\left( \frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a} \right)\)
- C \(T\ge \frac{1}{2}.\left( \frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a} \right)\)
- D \(T\ge \frac{1}{4}.\left( \frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a} \right)\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng BĐT \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge \frac{4}{a+b}\) và phương pháp ghép đối xứng.
Lời giải chi tiết:
Với \(a,b,c\)là các số dương. Ta có : \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge \frac{4}{a+b}\) ; \(\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge \frac{4}{b+c}\) ; \(\frac{1}{c}+\frac{1}{a}\ge \frac{4}{c+a}\)
Cộng vế với vế ta được : \(2\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\ge \frac{4}{a+b}+\frac{4}{b+c}+\frac{4}{c+a}\)
Điều này tương đương với \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge 2\left( \frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a} \right)\)
Chọn B.
Câu hỏi 38 :
Cho tam giác ABC. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A \({{h}_{a}}+{{h}_{b}}+{{h}_{c}}\ge 9r\)
- B \({{h}_{a}}+{{h}_{b}}+{{h}_{c}}\ge r\)
- C
\({{h}_{a}}+{{h}_{b}}+{{h}_{c}}\le 9r\)
- D \({{h}_{a}}+{{h}_{b}}+{{h}_{c}}\le r\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng các công thức tính diện tích: \(S=\frac{1}{2}a.{{h}_{a}}=\frac{1}{2}b.{{h}_{b}}=\frac{1}{2}c.{{h}_{c}}\) và \(S=p.r\)
Áp dụng bất đẳng thức \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge \frac{9}{a+b+c}\) với a, b, c là độ dài các cạnh
Lời giải chi tiết:
Áp dụng các công thức tính diện tích: \(S=\frac{1}{2}a.{{h}_{a}}=\frac{1}{2}b.{{h}_{b}}=\frac{1}{2}c.{{h}_{c}}\)ta có:
\({{h}_{a}}+{{h}_{b}}+{{h}_{c}}=\frac{2S}{a}+\frac{2S}{b}+\frac{2S}{c}=2S\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
Áp dụng bất đẳng thức \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge \frac{9}{a+b+c}\), suy ra : \({{h}_{a}}+{{h}_{b}}+{{h}_{c}}\ge 2S.\frac{9}{a+b+c}=2S.\frac{9}{2p}=\frac{9S}{p}\)
Áp dụng công thức \(S=p.r\), suy ra \({{h}_{a}}+{{h}_{b}}+{{h}_{c}}\ge 9r\)
Chọn A.
Câu hỏi 39 :
Cho \(a,\,b,\,c > 0;\,a + b + c = 3\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(S = \sqrt {3a + b} + \sqrt {3b + c} + \sqrt {3c + a} \) là:
- A \(3\sqrt 7 \)
- B 5
- C 6
- D 8
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Để sử dụng được giả thiết a + b + c = 3, ta cần đánh giá làm mất từng dấu căn thức trong biểu thức S. Ta sử dụng bất đẳng thức \(\sqrt {ab} \le {{a + b} \over 2}\) như sau: \(\sqrt {3a + b} = {1 \over {\sqrt \alpha }}\sqrt {\left( {3a + b} \right).\alpha } = {1 \over {\sqrt \alpha }}.{{3a + b + \alpha } \over 2}\).
Dấu \('' = ''\) xảy ra khi \(3a + b = \alpha \)
Tương tự với \(\sqrt {3b + c} \) và \(\sqrt {3c + a} \)
Vấn đề đặt ra là làm thế nào ta tìm được hệ số \(\alpha \) ?
Dựa vào giả thiết \(a + b + c = 3\) và nhận xét biểu thức S có tính chất đối xứng đối với các biến \(a,b,c\) nên ta dự đoán dấu = xảy ra khi \(a = b = c = 1\).
Suy ra \(3a + b = 4\). Do đó \(\alpha = 4\).
Lời giải chi tiết:
\(\sqrt {3a + b} = {1 \over 2}.\sqrt {\left( {3a + b} \right).4} \le {1 \over 2}.{{\left( {3a + b} \right) + 4} \over 2} = {1 \over 4}.(3a + b + 4)\)
Tương tự: \(\sqrt {3b + c} \le {1 \over 4}.(3b + c + 4)\) và \(\sqrt {3c + a} \le {1 \over 4}.(3c + a + 4)\)
\( \Rightarrow S = \sqrt {3a + b} + \sqrt {3b + c} + \sqrt {3c + a} \le {1 \over 4}\left[ {4\left( {a + b + c} \right) + 12} \right]\)
Vì a + b + c = 3 nên ta có \(S \le 6\)
\(\,Max\,S = 6 \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ 3a + b = 4 \cr 3b + c = 4 \hfill \cr 3c + a = 4 \cr a + b + c = 3 \cr} \right. \Leftrightarrow a = b = c = 1\)
Chọn C.
Câu hỏi 40 :
Tìm giá trị nhỏ nhất \(m\) của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{{2{x^3} + 4}}{x}\) với \(x > 0\).
- A \(m = 2\)
- B \(m = 4\)
- C \(m = 6\)
- D \(m = 10\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng phương pháp tách \(\dfrac{{a + b}}{c} = \dfrac{a}{c} + \dfrac{b}{c}\) sau đó sử dụng BĐT Cô-si cho ba số \(x,y,z \ge 0:\,\,x + y + z \ge 3\sqrt[3]{{xyz}}\). Dấu "=" xảy ra \( \Leftrightarrow x = y = z\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(f\left( x \right) = \dfrac{{2{x^3} + 4}}{x} = 2{x^2} + \dfrac{4}{x} = 2{x^2} + \dfrac{2}{x} + \dfrac{2}{x}\).
Do \(x > 0 \Rightarrow \) Áp dụng BĐT Cô-si cho 3 số dương \(2{x^2},\,\,\dfrac{2}{x},\,\,\dfrac{2}{x}\) ta có:
\(f\left( x \right) \ge 3\sqrt[3]{{2{x^2}.\dfrac{2}{x}.\dfrac{2}{x}}} = 3.2 = 6\).
Dấu "=" xảy ra \(2{x^2} = \dfrac{2}{x} \Leftrightarrow {x^3} = 1 \Leftrightarrow x = 1\) (tm).
\( \Rightarrow \min f\left( x \right) = 6 \Leftrightarrow x = 1\).
Vậy \(m = 6\).
Chọn C.
Câu hỏi 41 :
Tìm giá trị lớn nhất \(M\) của hàm số \(f\left( x \right) = \left( {6x + 3} \right)\left( {5 - 2x} \right)\) với \(x \in \left[ { - \dfrac{1}{2};\dfrac{3}{2}} \right]\).
- A \(M = 0\)
- B \(M = 24\)
- C \(M = 27\)
- D \(M = 30\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức hệ quả của BĐT Cô-si : \(ab \le \dfrac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(f\left( x \right) = \left( {6x + 3} \right)\left( {5 - 2x} \right) = 3\left( {2x + 1} \right)\left( {5 - 2x} \right) \le 3.\dfrac{{{{\left( {2x + 1 + 5 - 2x} \right)}^2}}}{4} = 27\).
Dấu "=" xảy ra \( \Leftrightarrow 2x + 1 = 5 - 2x \Leftrightarrow 4x = 4 \Leftrightarrow x = 1\,\,\left( {tm} \right)\).
\( \Rightarrow f\left( x \right) \le 27 \Rightarrow \max f\left( x \right) = 27 \Leftrightarrow x = 1\).
Vậy \(M = 27\).
Chọn C.
Câu hỏi 42 :
Cho \(a + b = 1\). Giá trị lớn nhất của \(B = a{b^2}\) bằng
- A
\(\frac{4}{{27}}\) khi \(a = \frac{2}{3};\,\,b = \frac{1}{3}\).
- B \(\frac{2}{{27}}\) khi \(a = \frac{1}{3};\,\,b = \frac{2}{3}\)
- C \(\frac{4}{{27}}\) khi \(a = \frac{1}{3};\,\,b = \frac{2}{3}\)
- D \(\frac{4}{{27}}\) khi \(a = \frac{1}{2};\,\,b = \frac{1}{2}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức Cô- si cho 3 số không âm \(a,b,c:\,\,\,\,a + b + c \ge 3\sqrt[3]{{abc}}\), dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(a = b = c\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(B = a{b^2} = \frac{1}{2}.\left( {2a.b.b} \right)\mathop \le \limits^{Co\,si} \frac{1}{2}.{\left( {\frac{{2a + b + b}}{3}} \right)^3} = \frac{1}{2}.{\left( {\frac{{2.1}}{3}} \right)^3} = \frac{4}{{27}}\) (với \(a + b = 1\))
\( \Rightarrow \) Giá trị lớn nhất của B là \(\frac{4}{{27}}\)khi \(2a = b,\,\,a + b = 1 \Leftrightarrow a = \frac{1}{3},\,b = \frac{2}{3}\).
Chọn: C
Câu hỏi 43 :
Cho 3 số dương \(a,b,c.\) Cho biểu thức \(T=\frac{3}{a+b}+\frac{2}{b+c}+\frac{1}{c+a}\) Khẳng định nào sau đây đúng?
- A \(T\le \frac{4}{a}+\frac{5}{b}+\frac{3}{c}.\)
- B \(T\ge \frac{4}{a}+\frac{5}{b}+\frac{3}{c}.\)
- C \(T\le \frac{1}{a}+\frac{5}{4b}+\frac{3}{4c}.\)
- D \(T\ge \frac{1}{a}+\frac{5}{4b}+\frac{3}{4c}.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng bất đẳng thức với \(a,b\)là hai số dương ta có \(\frac{4}{a+b}\le \frac{1}{a}+\frac{1}{b}\) (*)
Lời giải chi tiết:
Ta có
\(4T=4\left( \frac{3}{a+b}+\frac{2}{b+c}+\frac{1}{c+a} \right)\text{ }=3\frac{4}{a+b}+2\frac{4}{b+c}+\frac{4}{c+a}\le \text{ }3\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b} \right)+2\left( \frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)+\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{c} \right)=\frac{4}{a}+\frac{5}{b}+\frac{3}{c}\)
Suy ra \(T\le \frac{1}{a}+\frac{5}{4b}+\frac{3}{4c}.\)
Chọn C.
Câu hỏi 44 :
Cho \(a,b,c>0\) thỏa mãn:\(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=4\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=\frac{1}{2a+b+c}+\frac{1}{2b+a+c}+\frac{1}{2c+a+b}\) là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Với \(a,b\)là hai số dương ta có bất đẳng thức: \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge \frac{4}{a+b}\) hay \(\frac{1}{a+b}\le \frac{1}{4}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b} \right)\)(*)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng bất đẳng thức (*) ta có: \(\frac{1}{2a+b+c}=\frac{1}{2a+\left( b+c \right)}\le \text{ }\frac{1}{4}\left( \frac{1}{2a}+\frac{1}{b+c} \right)=\frac{1}{8a}+\frac{1}{4}.\frac{1}{b+c}\)
Tiếp tục áp dụng bất đẳng thức (*) ta có: \(\frac{1}{b+c}\le \frac{1}{4}\left( \frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
Từ đó, suy ra \(\frac{1}{2a+b+c}\le \frac{1}{8a}+\frac{1}{16}\left( \frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
Tương tự ta có: \(\frac{1}{a+2b+c}\le \frac{1}{8b}+\frac{1}{16}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{c} \right);\,\,\frac{1}{a+b+2c}\le \frac{1}{8c}+\frac{1}{16}\left( \frac{1}{b}+\frac{1}{a} \right)\)
Cộng vế với vế ta có \(P=\frac{1}{2a+b+c}+\frac{1}{a+2b+c}+\frac{1}{a+b+2c}\le \frac{1}{4}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right)\)
Theo giả thiết \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=4\) nên ta có \(P\le 1\).
Chọn A.
Câu hỏi 45 :
Cho \(0 < x < 1\). Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(f\left( x \right) = \frac{4}{x} + \frac{x}{{1 - x}} - 1\) bằng:
- A \(9\)
- B \(7\)
- C \(5\)
- D \(3\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Biến đổi biểu thức để khi áp dụng BĐT Cô-si triệt tiêu hết \(x\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(f\left( x \right) = \frac{4}{x} + \frac{x}{{1 - x}} - 1 = \frac{{4 - x}}{x} + \frac{x}{{1 - x}} = \frac{{4 - 4x + 3x}}{x} + \frac{x}{{1 - x}} = \frac{{4\left( {1 - x} \right)}}{x} + \frac{x}{{1 - x}} + 3\)
Vì \(0 < x < 1 \Rightarrow \frac{{1 - x}}{x} > 0;\,\,\,\,\frac{x}{{1 - x}} > 0\)
Áp dụng BĐT Cô-si ta được: \(f\left( x \right) \ge 2\sqrt 4 + 3 = 7\)
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \frac{{x - 1}}{x} = \frac{x}{{x - 1}} \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = {x^2} \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\,\,\,\left( {tm} \right).\)
Vậy \(\mathop {Min}\limits_{\left( {0;\,\,1} \right)} \,\,f\left( x \right) = 7\,\,\,\,khi\,\,\,\,x = \frac{1}{2}.\)
Chọn B.
Câu hỏi 46 :
Cho một tấm nhôm hình vuông cạnh \(6cm.\) Người ta muốn cắt một hình thang như hình vẽ. Trong đó \(AE = 2\left( {cm} \right),AH = x\left( {cm} \right),CF = 3\left( {cm} \right),CG = y\left( {cm} \right).\) Tìm tổng \(x + y\) để diện tích hình thang \(EFGH\) đạt giá trị nhỏ nhất.
- A \(x + y = 7.\)
- B \(x + y = 5.\)
- C \(x + y = \dfrac{{7\sqrt 2 }}{2}.\)
- D \(x + y = 4\sqrt 2 \)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Sử dụng phương pháp phần bù: \({S_{EFGH}}\) nhỏ nhất \( \Leftrightarrow S = {S_{\Delta AEH}} + {S_{\Delta CGF}} + {S_{\Delta DGH}}\) lớn nhất.
- Lập biểu thức tính \(S\) theo \(x,y\) rồi đánh giá GTLN của \(S\).
Lời giải chi tiết:
Ta có \({S_{EFGH}} = {S_{ABCD}} - {S_{AEH}} - {S_{BEF}} - {S_{CFG}} - {S_{DGH}}\)
Mà \({S_{ABCD}} = 6.6 = 36;{S_{BEF}} = \dfrac{1}{2}BE.BF = \dfrac{1}{2}.4.3 = 6\) nên \({S_{EFGH}} = 30 - \left( {{S_{\Delta AEH}} + {S_{\Delta CGF}} + {S_{\Delta DGH}}} \right)\)
Do đó \({S_{EFGH}}\) nhỏ nhất \( \Leftrightarrow S = {S_{\Delta AEH}} + {S_{\Delta CGF}} + {S_{\Delta DGH}}\) lớn nhất.
Ta có: \(S = \dfrac{1}{2}AE.AH + \dfrac{1}{2}CF.CG + \dfrac{1}{2}DG.DH\) \( = x + \dfrac{{3y}}{2} + \dfrac{{\left( {6 - x} \right)\left( {6 - y} \right)}}{2}\)
\( \Rightarrow 2S = 2x + 3y + \left( {6 - x} \right)\left( {6 - y} \right)\) \( = xy - 4x - 3y + 36\) \(\left( 1 \right)\)
Ta có \(EFGH\) là hình thang \( \to \) \(\widehat {AEH} = \widehat {CGF}\)
\( \Rightarrow \Delta AEH~\Delta CGF\)\( \Rightarrow \dfrac{{AE}}{{CG}} = \dfrac{{AH}}{{CF}}\) \( \Rightarrow \dfrac{2}{y} = \dfrac{x}{3} \Rightarrow xy = 6\) \(\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), suy ra \(2S = 42 - \left( {4x + \dfrac{{18}}{x}} \right)\).
Để \(2S\) lớn nhất khi và chỉ khi \(4x + \dfrac{{18}}{x}\) nhỏ nhất.
Mà \(4x + \dfrac{{18}}{x} \ge 2\sqrt {4x.\dfrac{{18}}{x}} = 12\sqrt 2 .\)
Dấu \('' = ''\) xảy ra \( \Leftrightarrow 4x = \dfrac{{18}}{x} \Leftrightarrow x = \dfrac{{3\sqrt 2 }}{2} \to y = 2\sqrt 2 \).
Chọn C.
Câu hỏi 47 :
Cho \(x,y>0\) và \(x+y\le 1\)Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A=x+y+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\) là:
- A 4
- B 5
- C 6
- D 7
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\ge \frac{4}{x+y}\)
Do đó \(A\ge (x+y)+\frac{4}{x+y}\) (1)
Ta có \(\left( x+y \right)+\frac{4}{x+y}=\left( x+y \right)+\frac{1}{x+y}+\frac{3}{x+y}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương ta có \(\left( x+y \right)+\frac{1}{x+y}\ge 2\)
Mặt khác, do \(x+y\le 1\)nên ta có \(\frac{3}{x+y}\ge 3\)
Suy ra \(\left( x+y \right)+\frac{4}{x+y}\ge 5\) (2)
Từ (1) và (2) có \(A\ge 5\)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi x + y = 1.
Chọn B.
Câu hỏi 48 :
Cho \(a,b,c\) là các số đôi một khác nhau và \(a + b + c < 0\). Xét giá trị biểu thức\(P = {a^3} + {b^3} + {c^3} - 3abc\). Khi đó
- A \(P > 0\)
- B \(P < 0\)
- C \(P \le 0\)
- D \(P \ge 0\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Biến đổi tương đương.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\eqalign{ & P = {a^3} + {b^3} + {c^3} - 3abc = {\left( {a + b + c} \right)^3} - 3\left( {a + b + c} \right)\left( {ab + bc + ca} \right) \cr & = \left( {a + b + c} \right)\left[ {{{\left( {a + b + c} \right)}^2} - 3\left( {ab + bc + ca} \right)} \right] \cr & = \left( {a + b + c} \right)\left[ {{a^2} + {b^2} + {c^2} - ab - bc - ca} \right] \cr} \)
Ta có:
\(\eqalign{ & {a^2} + {b^2} + {c^2} - ab - bc - ca = {1 \over 2}\left[ {\left( {{a^2} - 2ab + {b^2}} \right) + \left( {{b^2} - 2bc + {c^2}} \right) + \left( {{c^2} - 2ca + {a^2}} \right)} \right] \cr & = {1 \over 2}\left[ {{{\left( {a - b} \right)}^2} + {{\left( {b - c} \right)}^2} + {{\left( {c - a} \right)}^2}} \right] > 0 \cr} \)
(vì \(a,b,c\) đôi một khác nhau)
Mặt khác theo giả thiết \(a + b + c < 0\). Do đó \(P < 0\)
Chọn B.
Câu hỏi 49 :
Cho \(a,b,c,d\) là các số thực thay đổi thỏa mãn \({a^2} + {b^2} = 2,\,{c^2} + {d^2} + 25 = 6c + 8d.\) Tìm giá trị lớn nhất của \(P = 3c + 4d - (ac + bd)\).
- A \(25 + 4\sqrt 2 .\)
- B \(25 + 5\sqrt 2 .\)
- C \(25 - 5\sqrt 2 .\)
- D \(25 + \sqrt {10} .\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(\cos \left( {\alpha \pm \beta } \right) = \cos \alpha \cos \beta \mp \sin \alpha \sin \beta \) để tìm giá trị nhỏ nhất của \(3a + 4b\) từ đó tìm giá trị lớn nhất của \(P\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({a^2} + {b^2} = 2 \Rightarrow {\left( {\frac{a}{{\sqrt 2 }}} \right)^2} + {\left( {\frac{b}{{\sqrt 2 }}} \right)^2} = 1 \Rightarrow \) Gọi \(\alpha \) là góc có \(\sin \alpha = \frac{a}{{\sqrt 2 }};\cos \alpha = \frac{b}{{\sqrt 2 }}\)
Lại có: \({\left( {\frac{3}{5}} \right)^2} + {\left( {\frac{4}{5}} \right)^2} = 1 \Rightarrow \) Gọi \(\beta \) là góc có \(\sin \beta = \frac{3}{5};\cos \beta = \frac{4}{5}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{a}{{\sqrt 2 }}.\frac{3}{5} + \frac{b}{{\sqrt 2 }}.\frac{4}{5} = \sin \alpha \sin \beta + \cos \alpha \cos \beta = \cos \left( {\alpha - \beta } \right) \ge - 1\\ \Rightarrow 3a + 4b \ge - 5\sqrt 2 .\end{array}\)
Ta có: \({c^2} + {d^2} + 25 = 6c + 8d \Leftrightarrow \left( {{c^2} - 6c + 9} \right) + \left( {{d^2} - 8d + 16} \right) = 0 \Leftrightarrow {\left( {c - 3} \right)^2} + {\left( {d - 4} \right)^2} = 0\,\,\left( * \right)\)
Mà \(\left\{ \begin{array}{l}{\left( {c - 3} \right)^2} \ge 0\,\,\,\,\,\forall c\\{\left( {d - 4} \right)^2} \ge 0\,\,\,\,\,\forall d\end{array} \right. \Rightarrow \left( * \right) \Leftrightarrow c - 3 = d - 4 = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}c = 3\\d = 4\end{array} \right.\)
Khi đó \(P = 9 + 16 - \left( {3a + 4b} \right) = 25 - \left( {3a + 4b} \right) \le 25 - \left( { - 5\sqrt 2 } \right) = 25 + 5\sqrt 2 \)
Chọn B.
Câu hỏi 50 :
Tìm giá trị nhỏ nhất \(m\) và lớn nhất \(M\) của hàm số \(f\left( x \right) = 2\sqrt {x - 4} + \sqrt {8 - x} \).
- A \(m = 0,\,\,M = 4\sqrt 5 \)
- B \(m = 2,\,\,M = 4\)
- C \(m = 2,\,\,M = 2\sqrt 5 \)
- D \(m = 0,\,\,M = 2 + 2\sqrt 2 \)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+) Tìm ĐKXĐ của hàm số.
+) Sử dụng phương pháp bình phương 2 vế.
+) Đánh giá, sử dụng BĐT Cô-si, chứng minh \(m \le f\left( x \right) \le M\).
Lời giải chi tiết:
ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 4 \ge 0\\8 - x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 4 \le x \le 8\).
+) Ta có \({f^2}\left( x \right) = 4\left( {x - 4} \right) + 8 - x + 4\sqrt {\left( {x - 4} \right)\left( {8 - x} \right)} = 3x - 8 + 4\sqrt {\left( {x - 4} \right)\left( {8 - x} \right)} \).
\( \Leftrightarrow {f^2}\left( x \right) = 3\left( {x - 4} \right) + 4\sqrt {\left( {x - 4} \right)\left( {8 - x} \right)} + 4\).
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}x - 4 \ge 0\\\sqrt {\left( {x - 4} \right)\left( {8 - x} \right)} \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow {f^2}\left( x \right) \ge 4 \Leftrightarrow f\left( x \right) \ge 2\)
Dấu "=" xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 4 = 0\\\left( {x - 4} \right)\left( {8 - x} \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 4\). Vậy \(m = 2\).
+) Với \(x \in \left[ {4;8} \right]\), áp dụng BĐT Cô-si ta có:
\(\begin{array}{l}x - \dfrac{4}{5} = x - 4 + \dfrac{{16}}{5} \ge 2\sqrt {\left( {x - 4} \right).\dfrac{{16}}{5}} = \dfrac{{8\sqrt {x - 4} }}{{\sqrt 5 }}\,\,\,\,\left( 1 \right)\\\dfrac{{44}}{5} - x = 8 - x + \dfrac{4}{5} \ge 2\sqrt {\left( {8 - x} \right)\dfrac{4}{x}} = \dfrac{{4\sqrt {8 - x} }}{{\sqrt 5 }}\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array}\)
Cộng vế (1) với (2) ta có: \(\dfrac{{8\sqrt {x - 4} + 4\sqrt {8 - x} }}{{\sqrt 5 }} \le x - \dfrac{4}{5} + \dfrac{{44}}{5} - x = 8\).
\( \Rightarrow \pi 8\sqrt {x - 4} + 4\sqrt {8 - x\sqrt 5 } \le 8 \Leftrightarrow \dfrac{{4f\left( x \right)}}{{\sqrt 5 }} \le 8 \Leftrightarrow f\left( x \right) \le 2\sqrt 5 \).
Dấu "=" xảy ra \( \Leftrightarrow x = \dfrac{{36}}{5}\). Vậy \(M = 2\sqrt 5 \).
Chọn C.
Các bài khác cùng chuyên mục